Chủ trương,chính sách, quy định của đảng và nhà nước đối với vai trò củahợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởngđến vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế-

4.2.1. Chủ trương,chính sách, quy định của đảng và nhà nước đối với vai trò củahợp

Trong cơ chế thị trường, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách để quản lý và điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế, giữa phát triển kinh tế và xã hội... nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển cân đối, hài hòa, ổn định, bền vững và bảo đảm công bằng xã hội theo định hướng XHCN.

Từ khi nền kinh tế của nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do hệ thống chính sách quản lý ngành dịch vụ phục vụ trong sản xuất các loại vật tư hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ.

Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đối với kinh tế tập thể. Song nhiều chủ trương, chính sách còn chung chung, chưa cụ thể, việc thực hiện chính sách còn hạn chế, chậm triển khai tới cơ sở. UBND huyện và UBND xã chưa có chính sách cụ thể khuyến khích hay hỗ trợ phát triển trực tiếp tới HTX dịch vụ.

Các thể chế về HTX chưa sát thực tế, Luật về HTX cũng như các quy định về tài chính, kiểm tra thuế, về vốn, đất đai không sát thực với tình hình nông dân quy mô nhỏ sản xuất nông nghiệp như các HTX trên địa bàn huyện Tiên Du. Các quy định này hầu như chỉ phù hợp cho tầng lớp nông dân khá giả ở nông thôn, trong khi tầng lớp này lại không có nhu cầu thành lập HTX như tầng lớp trung bình và nghèo.

Bảng 4.12. Các chủ chương, chính sách của nhà nước đối với hợp tác xã

Thời gian Tên chủ chương Nội dung Thực hiện

Năm 2015 Đổi mới cơ chế

quản lý kinh tế nông nghiệp

Đảng ta chủ trương tổ chức lại các HTX thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, điều chỉnh một bước quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý giữa HTX với các hộ xã viên, đổi mới quan hệ phân phối, xóa bỏ chế độ phân phối theo công điểm, xác định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, được khuyến khích làm giàu, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, được quản lý theo nguyên tắc dân chủ đều là HTX.

-Đã điều chỉnh theo đúng chủ trương, tổ chức lại toàn bộ các HTX, các hộ xã viên có thể tự chủ về kinh tế, quản lý

Năm 2016 - Tiếp tục đổi mới và phát triển xã hội nông thôn

- Tiếp tục đổi mới các HTX theo hướng phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng lâu dài của kinh tế hộ xã viên, đồng thời làm tốt công tác quy hoạch, hướng dẫn sản xuất, phát triển kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà từng xã viên không làm được hoặc làm không hiệu quả, cùng với chính quyền địa phương chăm lo sự nghiệp phúc lợi xã hội. Thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi trong tổ chức quản lý và phát triển kinh tế HTX, nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm về các lại hình kinh tế hợp tác mới xuất hiện để hướng dẫn, giúp đỡ hoạt động có hiệu quả, thực sự vì lợi ích của nông dân, phát triển đúng hướng

- Đã điều chỉnh theo đúng chủ trương, thực hiện đúng nguyên tăc, dân chủ, cùng có lợi cho tổ chức quản lý

- Các xã viên được hướng dẫn sản xuất một cách cụ thể

Năm 2017 - Tiếp tục đổi

mới và phát triển xã hội nông thôn

Tổ chức và phát triển KTHT không phải chỉ giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn mà về lâu dài, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng, cùng với kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nước để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Tổ chưc phát triển kinh tế hợp tác để cạnh tranh với các doanh nghiệp

Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2017)

70

Nghị quyết số 14-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã chỉ rõ: “ Mục tiêu từ nay đến năm 2020 là: đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế.Tuy nhiên, sự chồng chéo giữa các chính sách, các bên liên quan đến HTX đã khiến cho công tác quản lý HTX ở các địa bàn gặp phải một số khó khăn.

Bảng 4.13. Công tác triển khai các văn bản về phát triển hợp tác xã

Nội dung Cán bộ đồng ý

(n= 90)

Tỷ lệ

(%) 1. Tính phù hợp của văn bản triển khai so với thực tế

Rất phù hợp 18 20

Phù hợp 72 80

Không phù hợp 0 -

2. Sự chồng chéo của các văn bản triển khai xuống cơ sở

Thường xuyên chồng chéo 0 -

Thỉnh thoảng chồng chéo 17 18,18

Không chồng chéo 73 81,11

3. Thời gian để thực hiện các văn bản triển khai xuống cơ sở

Thường xuyên gấp 15 16,66

Phù hợp 72 73,33

Thỉnh thoảng gấp 3 10

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra(2018)

Theo điều tra ở cho ta thấy, về cơ bản các văn bản được triển khai xuống cơ sở là phù hợp với thực tế tại các địa phương (80%). Các văn bản cũng không có sự chồng chéo với 81,11% ý kiến được hỏi đồng ý, chỉ có 18,18% cho rằng thỉnh thoảng chồng chéo, trao đổi với các cán bộ về vấn đề này được biết nguyên nhân là do một số văn bản của các cấp, ngành triển khai yêu cầu cung cấp số liệu tương tự nhau nên gây sự chồng chéo, khiến cán bộ huyện phải tổng hợp nhiều lần. Đối với thời gian các văn bản triển khai xuống cơ sở chỉ có 10% số cán bộ được hỏi cho rằng văn bản triển khai thỉnh thoảng gấp, điều này cũng dễ hiểu khi mà một số văn bản của tỉnh do yêu cầu tổng hợp gấp để báo cáo cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)