Nội dung và vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)

2.1.5.1. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế

Hợp tác xãcó vai trò, vị trí quan trong trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo cho đông đảo người lao động, tạo sự ổn đinh về chính trị - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Thế giới đã trải qua việc xây dựng HTX gần 200 năm qua. Mô hình HTX đã đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho thành viên, xã viên nhất là những người lao động yếu thế như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động SXKD... Hợp tác xã với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể, đáp ứng nhu cầu phong phú của đời sống cộng đồng theo các nguyên tắc nhất định đã khẳng định sức sống của HTX.Vai trò của HTX trong phát triển kinh tế nó thể hiện rất rõ ràng qua cung ứng đầu vào không chỉ là nguyên vật liệu, giống, phân bón cho xã viên mà còn thông qua việc huy động vốn của HTX, phát triển sản xuất phổ biến chuyển giao khoa học kỹ thuật, chế biến sản phẩm, phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm tăng thêm thu nhập cho các xã viên(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007).

Từ lý thuyết của A.V.Traianôp cho thấy: HTX có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân phát triển.

a. Vai trò trong cung ứng nguyên liệu

Theo ông Nguyên Ngọc Bảo (2016) Hợp tác xã là tổ chức đứng rabảo đảm ổn định được các nguồn cung nguyên liệu như cung ứng về giống, vật tư, phân bón, nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp, các tổ chức HTX, để chế biến thành phẩm cho thị trường phát triển, tiêu thụ.HTX là cầu nối cho các ngành nghề, các lĩnh vực kết nối với nhau theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

b. Vai trò trong huy động nguồn vốn

Theo ông Nguyên Ngọc Bảo (2016) hiện nay, các hợp tác xã (HTX) phổ biến chỉ có khả năng tự lực vốn ở mức dưới 20%, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng rất hạn chế do không có tài sản đảm bảo. Những khó khăn nội tại đeo đẳng trong suốt nhiều năm qua khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho sản xuất đã khó càng thêm khó.

Nguyên nhân là do các HTX không có tài sản để thế chấp, cầm cố vay vốn. Một số HTX có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, nhưng cũng không được ngân hàng cho vay vốn vì không đảm bảo tính pháp lý.

Thiếu tài sản đảm bảo, nhiều HTX cũng không đủ khả năng xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư khả thi và hiệu quả mà phần lớn vẫn dựa vào tư vấn, hỗ trợ của hệ thống Liên minh HTX hoặc thuê dịch vụ.

Bởi vậy, sự xuất hiện của Quỹ Hỗ phát triển HTX được kỳ vọng như một “luồng gió mới” mang lại hy vọng cho các HTX.

Nguồn vốn hoạt động của các Quỹ đa phần từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, chưa huy động được các nguồn lực từ thị trường; cơ chế hoạt động nghiệp vụ và mô hình tổ chức bộ máy của các Quỹ thiếu thống nhất; tuy cùng trực thuộc hệ thống Liên minh HTX Việt Nam nhưng giữa các Quỹ chưa có sự hợp tác, liên kết thống nhất theo hệ thống dọc.

c.Vai trò trong sản xuất

Theo ông Khổng Văn Thắng (2009) chức năng là người đại diện cho nhà sản xuất, là nơi tiếp cận thị trường để thu thập và phân tích các thông tin thị trường, Từ đó đưa ra các dự báo thời gian, số lượng, giá cả và xu hướng vận động của thị trường, đưa ra các định hướng sản xuất sát với nhu cầu thị trường nhằm cung ứng hàng hóa với hiệu quả cao nhất.

Là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, HTX có đủ tư cách pháp nhân. Sự am hiểu pháp luật, tiềm lực tài chính nhằm xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam

d.Vai trò trong chế biến, chế tạo

Hiện tại việc cung ứng các thành phẩm ra thị trường được thì vấn đề chế biến, chế tạo nó cũng là một bước tiến quan trọng và cần thiết để tạo ra một sản phẩm đầy đủ chất lượng và thẩm mỹ thì khâu chế biến, chế tạo phải thật sự tỷ mỉ

và chuyên nghiệp.

e. Vai trò trong phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm

Khổng Văn Thắng (2009) Địa bàn sản xuất hàng nông sản thường xa thị trường trường tiêu thụ, lúc này HTX với vai trò là đầu mối đảm nhận khâu thu mua và đưa hàng hóa đến các thị trường sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông, do đó lợi nhuận mang lại cho người sản xuất sẽ cao hơn.

Là tổ chức trung gian có thể tập trung được một khối lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo quy luật giá trị ai là người cung ứng đại bộ phận hàng hóa trên thị trường thì người đó có quyền định giá thị trường. mặt khác, khi có một khối lượng hàng nông sản trong tay, các HTX có tiềm lực vật chất đủ mạnh để giành chiến thắng trong cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, vai trò, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm được các HTX trên địa bàn quan tâm thực hiện. Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, toàn tỉnh hiện có 350 HTX, trong đó có trên 250 HTX hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp. Đồng hành cùng các HTX trong việc giải bài toán “đầu ra cho nông sản”, Liên minh HTX tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, là cầu nối thúc đẩy việc liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng...

Qua đó, nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX thành viên, tạo cơ hội liên kết hợp tác, kinh doanh. Đồng thời tăng cường vai trò trong tiêu thụ nông sản, thông qua ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ “đầu vào”, chuyển giao và giám sát quy trình kỹ thuật, liên kết sản xuất và tiêu thụ “đầu ra” cho nông sản, góp phần nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm.

f.Vai trò trong đóng góp thu nhập cho xã viên

Hợp tác xã đóng vai trò không nhỏ trong vấn đề tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cá nhân cho các hộ xã viên.

Phát triển kinh tế HTX góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia ở các giai đoạn khác nhau cũng đã cho thấy: Kinh tế HTX không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm đảm bảo đời sống đông đảo cho người lao động, tạo ra sự ổn định xã hội và làm thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

2.1.5.2. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển xã hội

a. Vai trò trong giải quyết công ăn việc làm

Theo ông Hoàng Trung Hải (2015).Đánh giá về tình hình hoạt động cho thấy hiện có khoảng 40% số HTX hoạt động hiệu quả, 40% đạt mức thu nhập trung bình còn 20% yếu kém. Khối HTX nông nghiệp chiếm đa số với 6,7 triệu hộ gia đình, cá nhân đang phải đẩy mạnh đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với doanh nghiệp. Số HTX thương mại, vận tải, công nghiệp...

Những năm gần đây, các HTX đã biết linh hoạt phát triển theo hướng đa ngành nghề, nhanh nhạy nắm bắt, đáp ứng nhu cầu thị trường để định hướng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy có nhiều HTX tổ chức các ngành nghề mới. Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả đã tăng lên và góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động. Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh thì hiện nay các HTX và THT trên địa bàn tỉnh đã thu hút gần 22.000 thành viên và người lao động, thu nhập bình quân đạt từ 3,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng/người/tháng. So với những năm trước, mức thu nhập của người lao động đã tăng lên đáng kể và điều này đã góp phần giúp người lao động gắn bó với HTX, THT.

b. Vai trò trong xóa đói giảm nghèo

Theo ông Khổng Văn Thắng (2012) Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã cởi trói cho kinh tế hộ gia đình phát triển, tạo nên những kỳ tích trong sản xuất nông nghiệp ở những năm 90 của thế kỷ, trước. Tuy vậy, kinh tế hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đã không còn động lực Với sản xuất nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh hội nhập Nông nghiệp nước ta ngày càng tỏ ra bị tụt hậu trong cạnh tranh, đang bị thua thiệt khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sáp hiệu lực thì hành. Để tạo một xung lực mới, đòi hỏi phải có những chính sách, giải pháp tạo đột phá; trong đó hợp tác, liên kết sản xuất là một đòi hỏi tất yếu trong gói các giải pháp để khắc phục những bất cập của sản xuất nông hộ quy mô nhỏ. Đổi mới HTX nông nghiệp, trọng tâm là phát triển đa dạng các hình thức hợp tác của nông dân nhằm thực hiện liên kết sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững góp phần thực hiện tái cơ câu ngành HTX đóng vai trò chủ lực hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, đặc biệt là những hộ nghèo. Vì quá trình hình thành phát triển của HTX hoàn toàn tự nguyện, họp tảo tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Do đó, HTX là tổ chức có khả năng tiếp cận trực tiếp với nông

dân, nắm bắt được nhu câu của nông dân và kịp thời cung cấp những dịch vụ phù hợp với chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất.

Ngoài ra, tuy là một trong những thành phần kinh tế quan trọng của Nhà nước nhưng HTX thủ tục thành lập khá đơn giản với nội dung hoạt động đa dạng, tổ chức dịch vụ tổng hợp nhằm giảm thiểu tác động thông qua khâu trung gian, đảm bảo yếu tố đầu vào, đầu ra ôn định cũng như hiệu quả trong sản xuấtkinh doanh, nhờ vậy đã góp phần đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)