Trình độ hiểu biết của xã viên hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởngđến vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế-

4.2.5. Trình độ hiểu biết của xã viên hợp tác xã

Để thực hiện tốt vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội thì cũng cần sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của các xã viên thì mới hoàn thành một cách xuất sắc được.

Xã viên trong HTX phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Số lượng và chất lượng phải cân đối nhau. Khả năng nhận thức của xã viên tốt sẽ đảm bảo được hoạt động của HTX cũng như quá trình hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả cao.

Đối với các chủ hộ thì trình độ văn hóa của họ hầu hết chỉ là hết cấp 1 và cấp 2, chỉ có khoảng 9% là cấp 3 là những hộ xã viên còn trẻ gần đây. Trình độ văn hóa của các xã viên còn thấp là một trong các nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết của họ về vai trò của HTX trong phát triển kinh tế, cũng như việc học hỏi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất..Qua khảo sát cho thấy mới chỉ có khoảng 6% chủ hộ có nhận thức tốt về vai trò của HTX trong

phát triển kinh tế - xã hội. Việc nhận thức hiểu biết về nội dung tập huấn còn hạn chế (nhận thức về sự cần thiết, phù hợp của nội dung, chương trình tập huấn đến vai trò của HTX mà cụ thể là đối với phát triển kinh tế - xã hội của chính bản thân các hộ xã viên ở địa bàn).

Bảng 4.17. Trình độ nhận thức của xã viên ĐVT: Gía trị ĐVT: Gía trị Chỉ tiêu Tỷ lệ 1. Giới tính Nam 87,12 Nữ 12,88 2. Tuổi 47 3. Trình độ Cấp 1 34,20 Cấp 2 56,54 Cấp 3 9,26

3. Hiểu biết của xã viên về hợp tác xã

Mức khá 5,60

Mức trung bình 78,32

Mức kém 6,18

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)

Theo số liệu điều tra thấy được kết quả tập huấn của nhóm 1 với 40 người tham gia đánh giá việc tập huấn cho các xã viên là cần thiết với số phiếu là 28 phiếu chiếm 70% còn lại đánh giá là bình thường. Còn về nội dung tập huấn thì đánh giá của xã viên là phù hợp với mình vì nó sát thực tế, không quá khó hiểu nên có 25 phiếu bầu là phù hợp. Còn 15 phiếu là bình thường nội dung không hấp dẫn.

Việc tập huấn, đào tạo về vai trò của HTX ở địa bàn cũng được các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm thường xuyên. Các hộ cũng tham gia khá tốt (khoảng trên 80%), các hộ đánh giá khá tốt về chương trình đào tạo và tập huấn của huyện. Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết của hộ xã viên còn hạn chế, cũng như thói quen khó thay đổi nên việc phát huy được hết bản chất của HTX cần có thời gian tuyên truyền và đào tạo thêm.

Bảng 4.18. Kết quả và hiệu quả công tác tập huấn đào tạo cho các hộ xã viên

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Số hộ CC(%)

1.Số hộ tham gia tập huấn 40 80,00 30 66,66 35 87,50 2. Số hộ không tham gia 10 20,00 15 33,33 5 12,50 3.Đánh giá của xã viên

Chương trình tập huấn 40 100,00 45 100,00 40 100,00

- Cần thiết 28 70,00 32 71,11 22 55,00

- Bình thường 12 30,00 13 28,89 18 45,00

4.Đánh giá của xã viên về

nội dung tập huấn 40 100,00 45 100,00 40 100,00

- Phù hợp 25 62,5 29 42,22 20 50,00

- Bình thường 15 37,5 26 57,78 30 50,00

Tổng 40 100,00 45 100,00 40 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)