1.1 .Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Luận văn đã tổng kết được các nghiên cứu có liên quan như sau:
Vũ Thị Thúy (2003). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt xã Xuân Quan- Văn Giang - Hưng Yên. Nghiên cứu đã tính bình quân trên 1 tấn lợn hơi xuất chuồng, khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 1,25 đồng giá trị sản xuất, 0,25 đồng giá trị gia tăng và 0,24 đồng thu nhập hỗn hợp.
Đinh Xuân Tùng và cộng sự (2007). Nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn thịt. Nghiên cứu này có thể làm hộ cho các chủ đề nghiên cứu tương tự với các đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Vũ Thị Phố (2008). Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân huyên Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu này đã nói lên quy mô chăn nuôi lớn có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ. Phương thức chăn nuôi công nghiệp đạt hiệu quả sử dụng vốn cao hơn các phương thức chăn nuôi khác. Nghiên cứu cũng đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đó là thức ăn tinh, thức ăn xanh, trọng lượng lợn giống và thuốc thú y.
Đỗ Văn Đức (2012) nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Ninh” đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Khối lượng (giá trị) thịt lợn hợi xuất chuồng/hộ/năm; Tổng chi phí đầu tư sản xuất của hộ/năm (1000đ/hộ/năm); Giống lợn nuôi; Tiếp cận thú y; Tiếp cận khuyến nông; Tiếp cận tín dụng; Hình thức chăn nuôi;Loại cơ sở chăn nuôi. Bên cạnh đó tác giả đã đề xuất: Để cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng đồng thời 5 giải pháp sau: giải pháp về quy mô chăn nuôi hợp lý, hình thành nhiều tổ chức liên kết chăn nuôi, nâng cao năng lực người chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi, hoàn thiện về cơ chế chính sách[5]
Lê Thị Diệu Hiền và cộng sự (2013) nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt ở thành phố Cần Thơ” đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính. Kết quả phân
tích cho thấy, phần lớn hộ chăn nuôi heo gặp phải các nhóm rủi ro sản xuất, nhóm rủi ro thị trường và rủi ro tài chính. Các nhóm rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường đều tương quan nghịch với hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt cho nông hộ.[8]
Thái Thị Hà (2014). Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu chăn nuôi trong điều kiện rủi ro thấp thì người chăn nuôi quy mô lớn hơn sẽ có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, nếu rủi ro xuất hiện thì tổng thiệt hại của các hộ này cũng cao hơn hẳn so với các quy mô còn lại. Mặc dù vậy, nếu xét tỉ lệ tổn thất trên tổng doanh thu thì các hộ quy mô vừa và lớn có mức thiệt hại thấp hơn, khoảng 7,57% đối với nhóm hộ quy mô vừa và 4,53% đối với hộ quy mô lớn, trong khi đó các hộ quy mô nhỏ có tỉ lệ thiệt hại so với doanh thu khoảng 18,45%. Như vậy, qua đây ta có thể thấy được ưu thế của chăn nuôi lớn đối với nền sản xuất hàng hóa hiện nay[6].