1.1 .Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.2. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các hộ chăn nuôi lợn thịt
2.2.3. Đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt
2.2.3.1. Chi phí chăn nuôi lợn thịt theo quy mô nuôi
Mức CPTG bình quân cho 1 tấn thịt hơi của cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn huyện Gio Linh là 26,7 triệu đồng. Trong đó, chi phí thức ăn chiếm nhiều nhất với 69,8% tổng CPTG và tiếp theo là chi phí giống 27,3%. So sánh chi phí trung gian giữa các cơ sở chăn nuôi quy mô khác nhau thì cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại có chi phí trung gian là cao nhất (28,4 triệu đồng), cơ sở chăn nuôi gia trại (26,5 triệu đồng), hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (25,8 triệu đồng). Về chi phí thức ăn ở cả 3 quy mô cho thấy
nông hộ mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí của hộ chiếm 72,7%, gia trại chiếm 71% và quy mô trang trại là 63,8%. Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ trọng chi phí thức ăn là do các cơ sởtrang trại sử dụng thức ăn cám công nghiệp và giống ngoại nhiều hơn, khả năng tăng trọng nhanh hơn dẫn đến thời gian nuôi giảm đi và trọng lượng bán lớn hơn, tận dụng lượng thức ăn tối đa cho lợn nên chi phí thức ăn chiếm thấp trong cơ cấu tổng chi phí cơ sở. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, tuy đã ý thức được con giống nhưng do vốn không đủ nên không thể thay thế được con giống, dẫn đến chi phí thức ăn tốn hơn vì con giống tăng trưởng chậm và thời gian kéo dài hơn nên dẫn đến tiêu tốn thức ăn nhiều làm cho hiệu quả thấp hơn.
Sau thức ăn, chi phí về giống là khoản chí phí chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí chăn nuôi lợn. Cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại thường nuôi giống ngoại, trọng lượng đưa vào nuôi cao khoảng 15 kg nên chi phí về giống cao là 8,5 triệu đồng chiếm 29,9% tổng CPTG; hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 6,6 triệu đồng chiếm 25,6% và quy mô gia trại là 7,13 triệu đồng chiếm 26,9% trong tổng CPTG.
Chi phí khấu hao TSCĐ bình quân 0,14 triệu đồng chiếm 0,5% tổng chi phí và tăng dần theo quy mô do cơ sở chăn nuôi trang trại chí phí đầu tư ban đầu khá cao. Tương tự ở chi phí thuê lao động bình quân chung chiếm tỷ lệ 40,8% chi phí khác trong đó gia trại chiếm 36,5% và cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại là 54,5% còn chăn nuôi quy mô nông hộ không thuê lao động. Chi phí thuê lao động bình quân/ 1 tấn thịt lợn hơi không cao chỉ hơn 0,05tr là do năm 2017, nhiều trang trại, gia trại giảm lao động thuê do giá lợn ở mức thấp.
Trong tổng chi phí trung gian, chi phí thú y chiếm tỷ trọng không cao nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăn nuôi lợn thịt với trung bình khoảng 0,24 triệu đồng chủ yếu là chi phí tiêm phòng. Quy mô chăn nuôi càng lớn thì công tác thú y càng được chú trọng và thực hiện rất tốt. Tỷ lệ cơ sở được tham gia tập huấn khá cao nên cơ sở chăn nuôi đã có kỹ thuật tiêm phòng và chữa trị thú y rất tốt. Mặt khác, năm 2017, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh ít xảy ra trên đàn gia súc nên chi phí chữa bệnh không nhiều.
Bảng 0.11: Chi phí và cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt theo quy mô
(ĐVT:Bình quân 1 tấn thịt lợn hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu
Bình quân chung Nông hộ Gia trại Trang trại
ANOVA Sig Giá trị(Tr. Đồng) Cơ cấu (%) Giá trị(Tr. Đồng) Cơ cấu (%) Giá trị(Tr. Đồng) Cơ cấu (%) Giá trị(Tr. Đồng) Cơ cấu (%)
I. Chi Phí trung gian 26,73 90,12 25,82 84,05 26,50 91,12 28,44 94,49 0,000
1. Giống 7,29 27,26 6,60 25,57 7,13 26,92 8,51 29,92 0,000
2. Thức ăn 18,66 69,82 18,74 72,57 18,81 70,99 18,15 63,83 0,211
3. DV thú y 0,24 0,88 0,20 0,78 0,25 0,94 0,24 0,84 0,000
4. Chi phí TG khác (điện, nước…) 0,54 2,04 0,28 1,08 0,30 1,14 1,54 5,42 0,000
II. Chi phí KH TSCĐ và dụng cụ chăn nuôi 0,14 0,48 0,10 0,31 0,13 0,45 0,23 0,76 0,000 III. Chi phí khác 0,11 0,38 0,03 0,11 0,11 0,38 0,21 0,71 0,014 1. Thuê lao động 0,05 40,78 0,00 0,00 0,04 36,51 0,12 54,46 0,010 2. Lãi vay 0,07 59,22 0,03 100,0 0,07 63,49 0,10 45,54 0,197 IV. Chi phí tự có 2,67 9,01 4,77 15,5 2,34 8,04 1,22 4,04 0,000 1. Lao động gia đình 2,62 98,11 4,62 96,94 2,31 98,72 1,22 100,0 0,000 2. Thức ăn tự có 0,05 1,89 0,15 3,06 0,03 1,28 0,00 0,00 0,000 Tổng cộng chi phí 29,66 100,00 30,72 100,00 29,08 100,00 30,10 100,00
Chi phí trung gian khác thì chủ yếu là việc chi phí về điện, nước, sửa chữa chuồng trại bình quân chung chiếm đến 2,0% trong tổng chi phí trung gian, lớn nhất là cơ sở quy mô trang trại chiếm tỷ lệ cao nhất là 5,4%, cao hơn so với quy mô nông hộ (1,08%) và gia trại là 1,14%.
Chi phí tự có tính bình quân cho 1 tấn thịt lợn hơi là 2,67 triệu đồng chiếm 9% trong tổng chi phí và chủ yếu là chi phí lao động ước tính và chi phí thức ăn tự có. Trong đó chi phí lao động gia đình, chi phí thức ăn tự có đều có xu hướng giảm dần khi quy mô tăng do các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn họ đầu tư các các thiết bị chăn nuôi hiện đại hơn như máng ăn, máng uống tự động nên giảm được thời gian chăm sóc, các cơ sở quy mô lớn sử dụng giống lợn ngoại không có khả năng đáp ứng hoặc không muốn đưa thêm loại thức ăn này vào chăn nuôi mà dùng cám công nghiệp hoàn toàn. Do chi phí tự có cao làm cho tổng chi phí chăn nuôi tính trên 1 tấn thịt lợn hơi của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cao hơn trang trại và gia trại. Tóm lại, sự chênh lệch chi phí giữa các quy mô khác nhau có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.
Về mặt trực quan chúng ta nhận thấy có sự khác biệt về giá trị trung bình các khoản mục chi phí giữa các quy mô. Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa 0,05 cũng cho thấy chỉ có thức ăn và lãi vay là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các quy mô nuôi. Còn tất cả các khoản mục chi phí còn lại, căn cứ vào giá trị Sig. chúng ta có thể bác bỏ giả thiết Ho (chí phí trung bìnhởcác quy mô nuôi lànhư nhau), và có thểkết luận có sựkhác biệt có ý nghĩa thống kê vềcác khoản mụcchi phí này giữa các quy mô nuôi khác nhau.
2.2.3.2. Chi phí chăn nuôi lợn thịt theo giống nuôi
Qua bảng 2.12. cho ta thấy, theo giống nuôi thì tổng chi phí ở nhóm lợn ngoại cao hơn nhiều so với lợn lai, cụ thể tổng chi phí chăn nuôi cho lợn ngoại là 31,84 triệu đồng còn cho lợn lai là 29,09 triệu đồng. Trong đó chi phí chi phí trung gian, chi phí khấu hao, chi phí khác của nhóm lợn ngoại là cao hơn. Chi phí trung gian của nhóm lợn ngoại cao là do giống lợn ngoại thường được mua ở các cơ sở sản xuất giống chất lượng tốt, trọng lượng bình quân đưa vào nuôi lớn nên có chi phí cao hơn giống lợn lai. Mặt khác, lợn lai chủ yếu được nuôi ở cơ sở quy mô lớn nên chi phí dịch vụ điện nước bình quân cũng cao
hơn. Ngược lại, chi phí tự có của nhóm lợn ngoại là 1,49 triệu đồng thấp hơn nhóm lợn lai là 3,1 triệu đồng.
Bảng 0.12: Chi phí và cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt theo giống lợn nuôi
ĐVT:Bình quân 1 tấn thịt lợn hơi xuất chuồng
Chỉ tiêu
Bình quân chung Giống nuôi
t-test Sig Lợn Ngoại Lợn Lai Giá trị(Tr. Đồng) Cơ cấu (%) Giá trị(Tr. Đồng) Cơ cấu (%) Giá trị(Tr. Đồng) Cơ cấu (%)
I. Chi Phí trung gian 26,73 90,12 29,16 93,50 25,83 88,79 0,000
1. Giống 7,29 27,26 9,52 32,64 6,46 25,02 0,000
2. Thức ăn 18,66 69,82 18,31 62,80 18,79 72,75 0,141
3. DV thú y 0,24 0,88 0,23 0,78 0,24 0,92 0,223
4. Chi phí TG khác
(điện, nước…) 0,54 2,04 1,10 3,79 0,34 1,31 0,000
II. Chi phí khấu hao TSCĐ và dụng cụ chăn nuôi 0,14 0,48 0,22 0,70 0,11 0,39 0,000 III. Chi phí khác 0,11 0,38 0,32 1,02 0,04 0,13 0,000 1. Thuê lao động 0,05 40,78 0,17 53,78 0,00 0,00 0,000 2. Lãi vay 0,07 59,22 0,15 46,22 0,04 100,0 0,000 IV. Chi phí tự có 2,67 9,01 1,49 4,79 3,11 10,69 0,000 1. Lao động gia đình 2,62 98,11 1,49 99,90 3,04 97,79 0,000 2. Thức ăn tự có 0,05 1,89 0,00 0,10 0,07 2,21 0,000 Tổng cộng chi phí 29,66 100,00 31,184 100,00 29,09 100,00
(Nguồn: Tính toán dựa số liệu điều tra của tác giả năm 2017)
Về mặt trực quan chúng ta nhận thấy có sự khác biệt về giá trị trung bình các khoản mục chi phí giữa hai giống lợn nuôi. Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa 0,05 cũng cho thấy chỉ có thức ăn và thuốc thú y là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giống lợn nuôi. Còn tất cả các khoản mục chi phí còn lại, căn cứ vào giá trị Sig. chúng ta có thể bác bỏ giả thiết Ho (chí phí trung bìnhởhai giống lợn nuôi lànhư nhau), và có thểkết luận có sựkhác biệt có ý nghĩa thống kê vềcác khoản mụcchi phí này giữa giống lợn nuôi.
Kết luận, Từ bảng 2.11, và bảng 2.12 ta có thể thấy được giá thành bình quân của 1 kg lợn hơi xuất chuồng là 29.659 đồng/kg. Giá thành lợn hơi của cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ là lớn nhất 30.715 đồng/kg và lợn ngoại cao nhất là 31.184 đồng/kg. Vậy, với mức giá lợn trên thị trường ở thời điểm hiện tại giao động từ 30.000 đồng đến 32.000 đồng thì các cơ sở chăn nuôi tùy vào quy mô, giống lợn nuôi và mức chi phí đầu tư của mình để xác định giá bán nào là hòa vốn, giá bán nào là có lãi.