1.1 .Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.4. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện GioLinh
Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cũng như trong đời sống của người nông dân ở nơi đây. Phát triển chăn nuôi đang là một trong những định hướng phát triển kinh tế quan trọng của huyện.
Mặc dù, phát triển chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm qua chăn nuôi lợn của huyện đã và đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại. Phương thức nuôi công nghiệp đang có chiều hướng phát triển; các tiến bộ về giống được ứng dụng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.4.1 Các loại hình chăn nuôi lợn chủ yếu trên địa bàn huyện Gio Linh
Nông hộ chăn nuôi lợn: Theo báo cáo tổng kết tình hình chăn nuôi của huyện năm 2016, số hộ tham gia chăn nuôi lợn là 3.805 hộ, chiếm 19,3% tổng số hộ trên toàn huyện. Trong đó, chăn nuôi lợn theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán ở cấp nông hộ rất phổ biến. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 1 – 3 con lợn nái, hay 5 – 10 con lợn thịt. Có hộ chỉ nuôi 1 – 2 con lợn thịt. các hộ chăn nuôi này chủ yếu sử các chất dư thừa của nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi và lấy phân bón ruộng. Mặc dù loại hình này quy mô nhỏ nhưng lại là loại hình sản xuất rất quan trọng trong hệ thống chăn nuôi lợn của huyện.
Thực tế cho thấy, chăn nuôi quy mô nhỏ đã khẳng định được hiệu quả khá tốt trong việc phát triển kinh tế nông hộ, cải thiện thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên gặp nhiều rủi ro, nhất là khi chi phí đầu vào đang tăng mạnh và các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp.
Gia trại chăn nuôi lợn: Là hộ chăn nuôi lợn chưa đạt tiêu chí trang trại song có nuôi thường xuyên từ 30 con lợn trở lên; số lần xuất chuồng trong năm từ 2 lần trở lên. Năm 2016, toàn huyện có 142 gia trại, trong đó 131 gia trại chăn nuôi lợn. Hoạt động của các gia trại đã tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình trên địa bàn.
Trang trại chăn nuôi lợn: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá quy mô lớn trong nông nghiệp, chủ yếu dựa vào hộ gia đình.Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định: Cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại là cơ sở đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1tỉ đồng/năm trở lên.
Năm 2016, toàn huyện có khoảng 9 trang trại chăn nuôi lợn, chiếm 12,2% tổng số trang trại chăn nuôi trên toàn tỉnh.
Bảng 0.5: Quy mô trang trại của huyện Gio Linh năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT Trang trại
chăn nuôi Trang trại thủy sản Trang trại tổng hợp Số trang trại TT 9,00 1,00 1,00 Tỷ lệ % 81,80 9,10 9,10
Diện tích BQ/trang trại Ha 3,02 2,00 2,30
Giá trị sản xuất BQ/
trang trại Tr. đồng 2.528,40 5.550,00 3.462,00
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Gio Linh, năm 2016)
Trong tổng số 11 trang trại trên toàn huyện thì trang trại chăn nuôi chiếm chủ yếu (81,8%). Các trang trại chủ yếu nuôi lợn, ngoài ra một số trang trại kết hợp thêm chăn nuôi gà, bò, trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả…nhưng không đáng kể. Diện tích bình quân một trang trại khoảng 2-3 ha. Giá trị sản xuất bình quân trên một trang trại chăn nuôi lợn là 2.528,4 triệu đồng, tuy thấp hơn trang trại thủy sản và trang trại tổng hợp nhưng vì là loại hình trang trại phổ biến nên góp phần không nhỏ cho giá trị sản xuất chăn nuôi của toàn huyện.
Ngày nay, chăn nuôi lợn ở huyện Gio Linh đang có sự chuyển dịch từ nhỏ lẻ, hộ gia đình sang chăn nuôi quy mô lớn, theo hình thức gia trại, trang trại nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại và chiếm ưu thế vì vốn đầu tư ít, tận dụng được lao động nhàn rỗi và nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong nông thôn.
Muốn chăn nuôi lợn phát triển bền vững, phải hướng đến việc tổ chức liên kết các hộ nhỏ thành trang trại, tổ nhóm sản xuất hay hợp tác xãkiểu mới để nối kết với các nhà máy thức ăn, nguồn cung ứng giống và thị trường tiêu thụ. Một khi thực hiện được liên kết sẽ giúp các hộ chăn nuôi nhỏ tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi và vận chuyển. Do vậy, trước mắt ngành nông nghiệp cần có định hướng khuyến khích nông dân thực hiện các mô hình liên kết và mời gọi các doanh nghiệp đến địa phương tham gia liên kết với nông dân. Việc phát triển tốt các mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ tại các nông hộ sẽ là nền tảng quan trọng để hình thành các mô hình chăn nuôi quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học.
2.1.4.2. Đặc điểm của sản xuất chăn nuôi lợn của huyện Gio Linh
Đặc điểm nổi bật nhất của chăn nuôi lợn ở địa bàn là quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật.Chăn nuôi công nghiệp mặc dù đang có xu thế phát triển mạnh, nhưng còn chiếm tỷ trọng rất thấp. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, chủ yếu là trồng trọt.
Chăn nuôi lợn ở huyện Gio Linh sử dụng lao động gia đình là chủ yếu: Do quy mô sản xuất chưa lớn, chăn nuôi công nghiệp còn ở mức độ thấp nên hầu hết các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi sử dụng lao động gia đình là chủ yếu.
Lợn được nuôi nhiều trên địa bàn huyện, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và giatrại. Có nhiều hộ gia đình mở rộng nuôi lợn với số lượng lớn để tận dụng phân hữu cơ xây dựng hầm khí Biogas làm chất đốt.Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 100 hộ gia đình nuôi lợn theo mô hình này. Tuy nhiên, một số mô hình vẫn không đảm bảo vệ sinh môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân do xây dựng không đúng quy chuẩn hoặc quá tải.
Trong tổ chức sản xuất:
+ Chọn giống là yếu tố tiền đề, trực tiếp quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra và hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi lợn. Các loại giống lợn được nuôi ở huyện nhà khá phong phú và đa dạng. Trước đây, khi đại bộ phận người dân nuôi lợn đều nhằm mục đích tận dụng thức ăn thừa và lao động nhàn rỗi trong gia đình thì lợn được nuôi chủ yếu là giống lợn nội (Lợn Móng Cái), ít có giống lợn ngoại. Khi nhu cầu thị trường ngày càng cao, cùng với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, người dân đã dần coi nuôi lợn cũng là một nghề kinh doanh để thu lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế gia đình. Các trang trại và các hộ nông dân đều chọn giống lợn mau lớn, tỷ lệ nạc cao, sức sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao đểnhư lợn lai và lợn ngoại. Giống được cung cấp từ các công ty sản xuất giống hoặc các hộ gia đình tự sản xuất.
+ Thức ăn công nghiệp hiện được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn do đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển và sinh trưởng của lợn. Tuy nhiên, giá cả thức ăn công nghiệp tương đối cao so với giá cả lợn hơi bán
ra. Để tiết kiệm, một số hộ chăn nuôi đã sử dụng các công thức tự phối trộn thức ăn vừa đảm bảo chất dinh dưỡng vừa tiết kiệm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.
+ Các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh tuy đã được người dân quan tâm chú ý và áp dụng trong quá trình chăn nuôi, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn. Ngoài các biện pháp phòng chống dịch bệnh bằng các qui trình, pháp lệnh thú y, các hộ nuôi đã chú ý tăng cường nâng cao sức đề kháng để phòng, chống lại bệnh dịch cho đàn lợn bằng biện pháp, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.
2.1.4.3 Số lượng và sản lượng thịt đàn lợn ở huyện Gio Linh giai đoạn 2012 - 2016
Chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện bao gồm trâu, bò, lợn. Trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Chăn nuôi lợn được xác định là một ngành có hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.
Tỷ trọng sản lượng thịt lợn trong tổng sản lượng thịt hơi thể hiện qua Bảng 0.6.
Bảng 0.6: Sản lượng thịt hơi năm 2012 - 2016
ĐVT: Tấn Năm Sản lượng 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng BQ/năm (%) Sản lượng thịt lợn 4.738,6 4.748,9 4.975,0 5.423,0 5.200,0 2,4 Sản lượng thịt trâu 236,0 200,8 155,3 200,6 228,0 -0,9 Sản lượng thịt bò 357,4 324,4 314,6 463,9 354,5 -0,2 Sản lượng thịt gia cầm 924,8 940,4 932,8 1.010,0 1.120,0 4,9 Tổng 6.256,8 6.272,2 6.377,7 7.097,5 6.902,5 2,5 Tỷ trọng sản lượng thịt lợn/tổng sản lượng 75,7% 76,3% 78,0% 76,4% 75,3%
Sản lượng thịt hơi đạt được cũng tương ứng với số lượng đầu con qua các năm. Số liệu trên bảng 2.6. cho thấy tỷ trọng sản lượng thịt lợn đa số chiếm trên 75% trong tổng số sản lượng thịt hơi. Điều đó cho thấy, lợn là vật nuôi chủ yếu và mang lại thu nhập chính cho các hộ gia đình từ hoạt động chăn nuôi.
Trong những năm qua tổng số đàn lợn trên địa bàn huyện có nhiều biến động. Năm 2016, sản lượng thịt lợn hơi đạt 5,2 nghìn tấn và sản lượng thịt gia cầm là 1,12 nghìn tấn, tốc độ tăng bình quân hàng năm về sản lượng thịt lợn hơi trong giai đoạn 2012 – 2016 đạt 2,4%/năm và sản lượng thịt gia cầm giết mổ tăng bình quân là 4,9%/năm. Sự tăng trưởng sản lượng thịt gia cầm khá nhanh trong giai đoạn này được giải thích bởi nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng về thịt gia cầm ngày càng tăng, đồng thời giá bán liên tục tăng và ổn định hơn giá thịt lợn hơi nên các hộ chăn nuôi đã mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại, sản lượng thịt trâu, bò đang trên đà suy giảm, bình quân trong giai đoạn 2012 – 2016 sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng giảm 0,9%/năm và thịt bò hơi giảm 0,2%/năm.
Biến động về số lượng và sản lượng thịt của đàn lợn trên địa bàn huyện Gio Linh được thể hiện của biểu đồ sau:
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị 2016)
Biểu đồ 0.1: Số lượng và sản lượng thịt đàn lợn của huyện Gio Linh giai đoạn 2012– 2016 4200 4400 4600 4800 5000 5200 5400 5600 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng Sản lượng thịt C N
Giai đoạn 2012 – 2013, số lượng đàn lợn ít biến động. Đến năm 2014 là 45.686 con tăng 10.346 con so với năm 2012. Số lượng tăng đột biến là do năm 2014, giá cả thịt lợn hơi có xu hướng tăng. Đồng thời sự phát triển về quy mô chăn nuôi ở các hộ gia đình, gia trại và các trang trại làm số lượng đàn lợn tăng lên một cách nhanh chóng.Đến năm 2015, đàn lợn có xu hướng tăng không đáng kể do tác động của dịch bệnh trên gia súc ảnh hưởng đến số lượng lợn đưa vào nuôi. Tuy nhiên, sản lượng thịt hơi vẫn tăng so với năm 2014, chứng tỏ người chăn nuôi đã đầu tư thâm canh tăng năng suất và đạt hiệu quả. Năm 2016, do tác động của giá lợn hơi giảm nên ảnh hưởng đến khả năng tái đàn trong chăn nuôi lợn thịt.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đàn lợn thịt của huyện trong thời gian qua chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm ưu thế trong ngành chăn nuôi lợn thịt. Hơn thế nữa, giá cả thị trường trong hai năm gần đây không ổn định, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên người chăn nuôi đã thu hẹp quy mô sản xuất. Một bộ phận người lao động ở trên địa bàn đã chuyển đổi sang một số ngành nghề khác có thu nhập tương đối ổn định hơn làm giảm về số lượng và sản lượng thịt lợn của huyện năm 2016.
2.1.4.4. Quy mô đàn lợn của huyện Gio Linh phân theo địa bàn xã
Quy mô đàn lợn ở các vùng trên địa bàn huyện cũng có sự khác biệt rỏ rệt. Tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, chăn nuôi phát triển mạnh ở các vùng diện tích đất chưa sử dụng lớn thuận lợi để mở rộng các trang trại và gia trại.
Năm 2016, đàn lợn tập trung nhiều nhất ở các xã vùng đồng bằng như Gio phong, Gio Mỹ, Gio Quang. Trên địa bàn các xã trên, sự phát triển mạnh các trang trại có quy mô lớn và các gia trại.
Biểu đồ 0.2: Quy m
Sau ba tháng xảy chuyển đổi sinh kế cho 1 nơi đây. Các mô hình sin hàng chăn nuôi và trồng t cồn cát và bãi cát ven biển