Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt củacác cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 81 - 91)

1.1 .Lý luận về hiệu quả kinh tế

2.2. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các hộ chăn nuôi lợn thịt

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt củacác cơ sở

sởchăn nuôi trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

2.2.5.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng

Kết quả và HQKT CNLT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và HQKT CNLT là rất cần thiết, đặc biệt trong tình hình khó khăn của các cơ sở chăn nuôi hiện nay. Từ đó có cơ sở khoa học để đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao HQKT CNLT trong thời gian tới.

Từ các thông tin thu thập được từ các cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở huyện Gio Linh. Chúng tôi thấy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn

nuôi lợn thịt bao gồm ba nhóm yếu tố chính là: nhóm yếu tố về kỹ thuật, nhóm yếu tố thuộc về năng lực của cơ sở chăn nuôi và nhóm yếu tố thị trường. Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, và người chăn nuôi lợn có kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi đã liệt kê 9 yếu tố có ảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt để lấy ý kiến của người chăn nuôi trên địa bàn và kết quả khảo sát thể hiện qua Bảng 0.15:

Bảng 0.15: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo ý kiến của người chăn nuôi

Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ (%) Hoàn toàn không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Có ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

1. Quy mô nuôi 0,00 0,00 14,00 84,00 2,00

2, Giống lợn nuôi 0,00 3,00 9,00 85,00 3,00

3, Phương thức nuôi 0,00 3,00 65,00 32,00 0,00

4.Dịch vụ thú y 0,00 8,00 75,00 17,00 0,00

5. Kỹ thuật nuôi 0,00 0,00 31,00 69,00 0,00

6. Giá các yếu tố đầu vào 0,00 2,00 12,00 77,00 9,00

7. Giá cả đầu ra 0,00 0,00 0,00 15,00 85,00

8. Dịch bệnh 0,00 3,00 79,00 18,00 0,00

9. Kinh nghiệm nuôi lợn 0,00 78,00 17,00 5,00 0,00

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu điều tra của tác giả năm 2017)

Qua bảng 2.15 cho ta thấy, theo ý kiến chủ quan của các cơ sở điều tra 84% cho rằng quy mô nuôi khá ảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt. Giống lợn nuôi cũng ảnh hưởng đến HQKT với 85% ý kiến mức khá ảnh hưởng. Dịch vụ thú y, dịch bệnh đa số cho rằng có ảnh hưởng ở mức trung bình do thời gian qua, thời tiết khá thuận lợi, ít dịch bệnh xảy ra. Kỹ thuật nuôi khá ảnh hưởng đến HQKT với 69% ý kiến. Điều này chứng tỏ, các cơ sở chăn nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ thuật nuôi và tham gia khá tốt các lớp tập huấn tại địa phương. Trong thời gian qua, giá lợn hơi giảm mạnh đã

tác động quá lớn HQKT của các cơ sở chăn nuôi kết quả là 100% ý kiến cho rằng ảnh hưởng từ mức khá đến mức rất ảnh hưởng. Giá cả đầu vào như giống, thức ăn cũng có ảnh hưởng, tuy nhiên thời gian qua đã có xu hướng giảm nên chỉ tác động ở mức khá ảnh hưởng là chủ yếu. Lợn là vật nuôi quen thuộc và dể nuôi nên đa số các cơ sở cho rằng kinh nghiệm nuôi ít ảnh hưởng đến HQKT.

Tuy nhiên, để có cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT, chúng tôi đã tính toán mối quan hệ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịtđược thể hiện và trình bày qua Bảng 0.16

Về quy mô chăn nuôi:Chăn nuôiquy mô trang trại đem lại hiệu quả cao nhất tiếp đến là quy mô gia trại và quy mô hộ được thể hiện qua hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (IC) khi ta bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì hộ quy mô trang trại thu được 0,05 đồng lợi nhuận ròng (NB) cao hơn so với quy mô gia trại là 0,04 đồng và quy mô nông hộthiệt hại thêm 0,06 đồng. Nếu tính theo thu nhập hỗn hợp thu được thì người chăn nuôi quy mô hộ và quy mô gia trại có giá trị tương đương (0,13) và cao hơn quy mô trang trại (0,09). Tuy nhiên, xét HQKT cuối cùng thì lợi nhuận ròng tạo ra trên một đồng tổng chi phí ở quy mô trang trại là cao nhất 0,05 đồng, và con số này ở quy mô gia trại là 0,04 đồng, còn quy mô nông hộ thì bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thiệt hại thêm 0,04 đồng.

Qua điều tra thấy được các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại thường nuôi lợn giống ngoại và đầu tư chăm sóc kỹ thuật cao, nguồn thức ăn chất lượng và mua số lượng lớn nên giá tốt hơn, đầu tư hệ thống cho lợn ăn và uống tự động, cho nên đàn lợn tăng trọng nhanh. Tuy nhiên, trong điều kiện giá cả đầu ra giảm thì việc tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi mang lại hiệu quả cho các cơ sở chăn nuôi quy mô gia trại, họ tận dụng nguồn thức ăn tự có để thay thế một phần cám công nghiệp, thời gian nuôi kéo dài nhưng vì sử dụng lao động gia đình là chủ yếu nên thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chí phí của nhóm này cao hơn. Nhóm chăn nuôi quy mô nông hộ, nếu xét HQKT cuối cùng thì họ bị lỗ. Tuy nhiên, trong điều kiện có sẳn nguồn thức ăn tự có, hộ chăn nuôi có thể tận dụng để duy trì đàn lợn, lấy công làm lãi.

Bảng 0.16: Mối quan hệ tác động của một số yếu tố với hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở huyện Gio Linh

Các yếu tố Hộ

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí

MI/IC NB/IC MI/TC NB/TC

I. Quy mô nuôi 100 0,12 0,02 0,11 0,02

1. Quy mô nông hộ 71 0,13 -0,06 0,11 -0,04

2. Quy mô gia trại 23 0,13 0,04 0,12 0,04

3. Quy mô trang trại 6 0,09 0,05 0,09 0,05

II.Giống lợn nuôi 100 0,12 0,02 0,11 0,02 1. Ngoại 27 0,08 0,03 0,07 0,03 2. Lai 73 0,14 0,01 0,12 0,02 III.Hình thức nuôi 100 0,12 0,02 0,11 0,02 1. Chuyên thịt 41 0,15 0,02 0,13 0,03 2. Nái + lợn thịt 59 0,10 0,01 0,09 0,01 IV. Dịch vụ thú y 100 0,12 0,02 0,11 0,02 1. Không tiêm phòng 21 0,09 -0,04 0,08 -0,03

2. Tiêm phòng không đầy đủ 51 0,10 0,01 0,09 0,01

3. Tiêm phòng đầy đủ 28 0,18 0,08 0,16 0,08

V. Kỹ thuật nuôi 100 0,12 0,02 0,11 0,02

1. Có tập huấn 72 0,14 0,04 0,13 0,04

2. Không tập huấn 28 0,07 -0,03 0,06 -0,02

VI. Kinh nghiệm nuôi 100 0,12 0,02 0,11 0,02

1. Dưới 5 năm 4 0,12 0,07 0,11 0,07 2. Từ 5 - 10 năm 19 0,10 0,04 0,09 0,04 3. Trên 10 năm 77 0,13 0,01 0,11 0,01 VII. Trình độ học vấn 100 0,12 0,02 0,11 0,02 1. Tiểu học 4 0,10 -0,08 0,08 -0,07 2. THCS 13 0,10 0,01 0,09 0,01 3. PTTH 68 0,13 0,02 0,11 0,02 4. Trên THPT 15 0,12 0,02 0,10 0,03

Về giống lợn nuôi:Đểđáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và đòi khỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước thì cần phải phát triển chăn nuôi tăng tỷ lệ giống ngoại tỷ lệ nạc cao. Thông qua bảng 2.16cho thấy giống lợn ngoại có hiệu quả kinh tế cao hơn giống lợn lai nên có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn. Nguyên nhân giống lợn ngoại có hiệu quả kinh tế cao hơn một phần do giống lợn ngoại có khả năng tiêu thụ thức ăn và chuyển hóa thức ăn nhanh hơn nên tăng trọng nhanh hơn giống lợn lai làm cho thời gian nuôi ngắn hơn đem lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để áp dụng được giống lợn ngoại vào chăn nuôi thì cần đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn và yêu cầu kỹ thuật cao hơn và chất lượng thức ăn, quy trình chăm sóc kỹ lưỡng hơn so với các giống lợn lai. Đặc biệt người chăn nuôi phải nắm rõ được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của lợn ngoại để tránh rủi ro.Khi chăn nuôi giống ngoại ngoài ra cần phải tìm mua giống lợn ngoại ở những cơ sở uy tín và lý lịch rõ ràng.

Về hình thức nuôi:Nhóm chuyên nuôi lợn thịt có HQKT cao hơn nhóm nuôi kết hợp giữa lợn nái và lợn thịtthể hiện qua hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (IC) của nhóm chăn nuôi chuyên thịt thu được thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận ròng khi một đồng chi phí trung gian bỏ ra là 0,15 đồng và 0,02 đồng cao hơn so với nhómnuôi kết hợp là 0,1 đồng MI và 0,01 đồng NB. Nguyên nhân là do chi phí giống của nhóm nuôi kết hợp khi tính khấu hao của đàn nái vào giá thành lợn giống rất cao trong khi giá lợn giống mua ngoài thị trường thấp hơn nhiều nên các cơ sở nuôi chuyên thịt trong thời điểm này lại có HQKT cao hơn. Trước đây, các cơ sở chăn nuôi có xu hướng chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt để chủ động được nguồn con giống và chất lượng giống tốt, đặc biệt việc phòng trừ dịch bệnh an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm này, giá lợn giống quá thấp dẫn đến thua lỗ buộc các cơ sở giảm đàn nái.

Về công tác thú y và tiêm phòng dịch bệnh:Cơ sở có tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ thì có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cơ sở tiêm phòng không đầy đủ và không tiêm phòng. Như về hiệu quả sử dụng tổng chi phí (TC) khi ta bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 0,16 đồng thu nhập hỗn hợp và 0,08 đồng lợi nhuận ròng. Trong khi đó, những con số này ở nhóm không tiêm phòng là 0,08 và – 0,03.

Các cơ sởchăn nuôi lợn thịt không tiêm phòng thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng, tiêu chảy, lở mồm lông móng, tai xanh và một số bệnh khác làm cho lợn chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn, hiệu quả kinh tế giảm. Vì vậy, cần tiêm phòng định kỳ đầy đủ cho lợn theo khuyến cáo của cán bộ thú y và cần phát hiện sớm bệnh để cách li điều trị tránh lây lan gây nên thiệt hại lớn về kinh tế.

Mặt khác,cơ sở chăn nuôi có tham gia tập huấn thì hiệu quả cao hơn so với không tập huấn và HQKT càng tăng khi trình độ học vấn của người chăn nuôi tăng. Tuy nhiên, kinh nghiệm chăn nuôi lợn chưa phản ảnh tác động đến HQKT do các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn có HQKT cao lại là những chủ cơ sở có tuổi đời còn trẻ, mặc dù kinh nghiệm ít hơn nhưng do trình độ học vấn cao hơn, khả năng tiếp cận các tiến bộ về khoa học kỹ thuật tốt hơn nên họ mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại mang lại HQKT cao.

2.2.5.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Gio Linh

Kết quả trên bảng 2.16 mới cho chúng ta thấy xu hướng tác động của các yếu tố đến HQKT CNLT nhưng chưa cho biết mức độ tác động như thế nào, để giải quyết vấn đề này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Mô hình hồi quy tổng thể có dạng như sau:

Yi = β0+ β1X1i + β2X2i + β3X3i + β4X4i + β5X5i+ β6D1+ β7D2+ ui

Trong đó, các biến phụ thuộc Yi là MI, NB của cơ sở chăn nuôi lợn thịt thứ i (NB và MI - triệu đồng/1000 kg thịt lợn hơi xuất chuồng). Các biến X1i, X2i, X3i, X4i, X5i, D1, D2 là các biến độc lập.

Các biến X1i, X2i, X3i, X4i, X5i: là các biến định lượng. Các biến D1, D2: là các biến giả.

Bảng 0.17: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình

Biến số Diễn giải Kỳ

vọng

X1i: Chi phí giống Chi phí giống (triệu đồng/1tấn thịt lợn hơi) -/+ X2i: Chi phí thức ăn Chi phí thức ăn (triệu đồng/1tấn thịt lợn hơi) -/+ X3i: Chi phí thú y Chi phí thú y (triệu đồng/1tấn thịt lợn hơi) -/+

X4i: Quy mô nuôi Số lượng con (con/lứa) +

X5i: Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người chăn nuôi (Cấp học) + D1: Tập huấn kỹ thuật Nhận giá trị 1 nếu có và 0 nếu không tham gia +/- D2: Hình thức nuôi Nhận giá trị 1 nếu nuôi chuyên thịt và 0 nếu nuôi kết hợp

với lợn nái +/-

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017)

Sử dụng dữ liệu điều tra 100 cơ sở chăn nuôi lợn thịt và phần mềm spss 18 chạy mô hình hồi quy cho ta kết quả thể hiện ở bảng 2.18.

Số liệu ở Bảng 2.18 và kết quả ở phụ lục 2 cho thấy: Sig.F của các mô hình = 0,000 nên các mô hình hồi quy có ý nghĩa ở mức 99%. Điều này cho phép bác bỏ giả thiết Ho, tức bác bỏ giả thiết tất cả các hệ số hồi quy riêng bằng 0 và chấp nhận giả thiết H1, giả thiết không phải tất cả hệ số hồi quy riêng bằng 0. Như vậy, chúng ta kết luận là kết hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc Y, điều này cũng có nghĩa là các mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu với mức ý nghĩa 99%. Hệ số R2 điều chỉnh của các mô hình tương ứng là 91%, 66%, và 67% có nghĩa 91% sự biến thiên của MI, 66% sự biến thiên của NB và 67% NB/TC là do các yếu tố trong các mô hình. Các hệ số Durbin-Watson là 1,87; 1,46; 1,52 chứng tỏ các mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Bên cạnh đó, các hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong các mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 (phụ lục 2) nên có thểkết luận các biến đưa vàocác mô hình không cóhiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 0.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt

Các yếu tố Hệ số hồi quy của các biến phụ thuộc

MI (1) NB(2) NB/TC(3)

Hằng số 26.47*** 18.16*** 0.70***

X1i: Chi phí giống -0.39*** -0.27** -0.01*** X2i: Chi phí thức ăn -1.14*** -1.17*** -0.04*** X3i: Chi phí thuốc thú y 0.36ns 9.53ns 0.30ns

X4i: Quy mô nuôi 0.01*** 0.02*** 0.001***

X5i: Trình độ học vấn 0.17** 0.29ns 0.01ns D1: Tập huấn kỹ thuật 0.61*** 1.31*** 0.04*** D2: Hình thức nuôi 0.003ns 0.53ns 0.02ns Hệ số F 135.94*** 28.74*** 29.36*** Hệ số R2 0.91 0.69 0.69 Hệ số R2điều chỉnh 0.91 0.66 0.67 Kiểm định Durbin-Watson 1.87 1.46 1.52 Số quan sát 100 100 100

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017) Ghi chú: ***, **, *, ns, có ý nghĩa thống kê tương ứng 99%, 95%, 90% và không có ý nghĩa thống kê.

Đối với mô hình (1), hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hỗn hợp với các yếu tố khác có dạng như sau:

Y1 = 26,47 – 0,39 chi phí giống – 1,14 chi phí thức ăn + 0,36 chi phí thuốc thú y + 0,01 quy mô nuôi + 0,17 trình độ học vấn + 0,61tập huấn kỹ thuật+0,003 hình thức nuôi + ui

Trong 7 biến đưa vào mô hình thì có 5 biến có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa trên 90%) và 2 biến không có ý nghĩa thống kê là chi phí thuốc thú y và hình thức nuôi, có thể do mức biến thiên của các yếu tố này thấp.

Đối với mô hình (2), hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng với các yếu tố khác có dạng như sau:

Y1 = 18,16 – 0,27 chi phí giống – 1,17 chi phí thức ăn + 9,53 chi phí thuốc thú y + 0,02 quy mô nuôi + 0,29 trình độ học vấn + 1,31 tập huấn kỹ thuật +0,53 hình thức nuôi + ui

Trong 7 biến đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa trên 90%) và 3 biến không có ý nghĩa thống kê là chi phí thuốc thú y, trình độ học vấn và hình thức nuôi.

Kết quả phân tích hai mô hình (1), (2) cho thấy, các biến như chi phí giống, thức ăn có tương quan nghịch với thu nhập hỗn hợp cụ thể: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi khi tăng 1 triệu đồng chi phí giống sẽ làm MI giảm 0,39 triệu đồng/tấn (với mức ý nghĩa 99%) và NB giảm 0,27 triệu đồng/tấn (với mức ý nghĩa 95%), tương tự với mức ý nghĩa 99%, tăng 1 triệu đồng chi phí thức ăn sẽ làm MI giảm 1,14 triệu đồng/tấn, NB giảm 1,17 triệu đồng/tấn. Hệ số hồi quy riêng của biến giống và thức ăn trong 2 mô hình khá lớn, người chăn nuôi cần tích cực học hỏi các biện pháp khoa học kỹ thuật để có chế độ cho ăn, phối hợp các loại thức ăn hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao HQKT chăn nuôi lợn thịt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)