Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 58)

1.1 .Lý luận về hiệu quả kinh tế

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Về kinh tế

Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong giai đoạn 2014 – 2016 tăng trưởng liên tục qua 3 năm. Nếu như năm 2014, tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế là 3,095 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016 đạt tới 3,470 nghìn tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,9%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản. Năm 2014, tỷ trọng ngành nông - lâm – thủy sản là 52,8%, công nghiệp xây dựng chiếm 15,5%, dịch vụ chiếm 31,6%; đến năm 2016, tỷ trọng của các ngành kinh tế tương ứng là 47,6%, 17,5%, 34,9%. Là một huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm 83,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện) nên cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh qua các năm, hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Trong năm 2016, tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 1.211.079 triệu đồng, tăng 8,8% so với năm 2015 và tăng 11,2% so với năm 2014.

Bảng 0.2: Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gio Linh giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

So sánh

2015/2014 2016/2015

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) +/- % +/- %

Nông, lâm, ngư nghiệp 1.635.488 52,80 1.552.557 48,40 1.651.788 47,60 -82.931 -5,07 99.231 6,39 Công nghiệp, xây dựng 481.135 15,56 544.278 17,01 607.275 17,50 63.143 13,12 62.997 11,57 Thương mại, dịch vụ 979.082 31,64 1.112.783 34,70 1.211.079 34,90 133.701 13,66 98.296 8,83

TỔNG 3.095.704 100,00 3.209.619 100,00 3.470.142 100,00 113.915 3,68 260.523 8,12

Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình sản xuất kinh doanh của huyện còn tồn tại những điểm hạn chế, đó là cơ cấu kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm, tỷ trọng thương mại, dịch vụ đạt thấp so với kế hoạch, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có bước đột phá. Do đó, huyện cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế của huyện trong thời gian đến.

Nhìn chung, nền kinh tế của huyện đã có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao. Kết quả đạt được trong thời gian qua phù hợp với định hướng phát triển của huyện nhà.

2.1.2.2. Tình hình đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gio Linh là 47.067,68 ha, với diện tích đất khá rộng nhưng chủ yếu vẫn là địa hình đồi núi nên việc phát triển nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn.

Qua bảng 2.3, đất nông nghiệp có diện tích là 39.415.41 ha chiếm 83,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó: so với đất toàn huyện, diện tích đất trồng cây hàng năm là 8.701,31 ha chiếm 18,49%, đất trồng cây lâu năm là 8.448,89 ha chiếm 17,95% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; đất lâm nghiệp là loại đất chiếm nhiều diện tích nhất với: 21.695,329 ha chiếm 46,09%.

Đất phi nông nghiệp chiếm 5.428,75 ha tương đương với 11,53% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó đất ở là 414,34 ha chiếm 0,88% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 2,664,91 ha chiếm 5,66%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1468,7 ha chiếm 3,12% diện tích đất toàn huyện.

Trên địa bàn huyện Gio Linh có 2.223,52 ha đất chưa sử dụng chiếm 4,72% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng, đây là một sự lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần sớm có phương án sử dụng hợp lý loại đất này như quy hoạch quỹ đất phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại.

Bảng 0.3: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Gio Linh năm 2016

TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng số 47.067,68 100

I Đấ t nông nghiệ p 39.415,41 83,74

1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.7150,2 36,44

1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.701,31 18,49 Đất trồng lúa 5.551,19 11,79 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 Đất trồng cây hàng năm khác 3.150,12 6,69 1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.448,89 17,95

2 Đất lâm nghiệp có rừng 21.695,29 46,09 Rừng sản xuất 8.703,73 18,49 Rừng phòng hộ 12.991,56 27,6 Rừng đặc dụng 0 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 568,28 1,21 4 Đất nông nghiệp khác 1,64 0

II Đấ t phi nông nghiệ p 5.428,75 11,53

1 Đất ở 414,34 0,88

Đất ở đô thị 346,31 0,74

Đất ở nông thôn 68,03 0,14

2 Đất chuyên dùng 2.664,91 5,66

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 18,53 0,04 Đất quốc phòng, an ninh 57,46 0,12 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 151,13 0,32 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp 176,66 0,38

Đất có mục đích công cộng 2.261,13 4,8

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 54,55 0,12

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 825,94 1,75

5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung 1.468,7 3,12

6 Đất phi nông nghiệp khác 0,31 0

III Đấ t chư a sử dụ ng 2.223,52 4,72

Đất bằng chưa sử dụng 2.052,99 4,36 Đất đồi núi chưa sử dụng 170,53 0,36

Núi đá không có rừng cây 0

2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của huyện Gio Linh,số hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện năm 2016 là 17.933 hộ, tăng so với năm 2015 là 58 hộ, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2014 – 2016 là 0,26%/năm. Bên cạnh đó, dân số trung bình của thị xã cũng gia tăng qua các năm, cụ thể là năm 2014 dân số của huyện là73.564 người và đến năm 2014 là 74.768 người, tăng 0,8%. Dân số của huyện chủ yếu sống tập trung ở vùng nông thôn.Trên địa bàn huyện Gio Linh có 3 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Giai đoạn từ 2014 – 2016 dân số trung bình toàn huyện nhìn chung có xu hướng tăng. Mật độ dân số năm 2016 đạt đến 159,03 người/km2.

Huyện Gio Linh có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá tốt thể hiện ở tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Là một huyện nông nghiệp nên số lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động phi nông nghiệp. Qua bảng 2.4, cho thấy lao động của huyện đang chuyển dần từ làm nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2014 – 2016, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 51,3% xuống còn 50,6%; lao động phi nông nghiệp tăng từ 48,7% lên 49,1%. Sự tăng, giảm về tỷ lệ cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện Gio Linh tuy chưa rõ rệt nhưng bước đầu đã cho thấy đây là một sự chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng. Trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện nhà.

Bảng 0.4: Tình hình dân số và lao động của huyện Gio Linh qua 3 năm 2014 – 2016 CHỈ TIÊU ĐVT 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % I. Tổng số hộ Hộ 19.631 100,0 19.689 100,0 19.733 100,0 58 0,3 44 0,2

II. Tổng số nhân khẩu Người 73.564 100,0 74.058 100,0 74.768 100,0 494 0,7 710 1,0

1. Thành thị Người 12.540 17,0 12.552 16,9 12.617 16,9 12 0,1 65 0,5

2. Nông thôn Người 61.024 83,0 61.506 83,1 62.151 83,1 482 0,8 645 1,0

III. Tổng số lao động 44.316 100,0 44438 100,0 44.554 100,0 122 0,3 116 0,3

1. Lao động nông nghiệp LĐ 22.721 51,3 22.648 51,0 22.540 50,6 -73 -0,3 (108) -0,5

2. Lao động phi NN LĐ 21.595 48,7 21.790 49,0 22.014 49,4 195 0,9 224 1,0

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. BQ khẩu/hộ Khẩu 3,7 3,8 3,8 0,0 0,4 0,0 0,7

2. BQ lao động/hộ LĐ 2,3 2,3 2,3 0,0 0,0 0,0 0,0

Trong lĩnh vực chăn nuôi nhìn chung, lực lượng lao động trực tiếp là tương đối dồi dào, tuy nhiên lao động chưa qua đào tạo chính quy còn phổ biến. Bên cạnh đó, hiện tượng thanh thiếu niên nông thôn đến tuổi trưởng thành đang có xu hướng rời khỏi địa phương tìm kiếm việc làm có thu nhập cao trong các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng phổ biến nên đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng lao động trực tiếp trong ngành chăn nuôi. Mặt khác, khoa học kỹ thuật về chăn nuôi phát triển không ngừng, đòi hỏi của người chăn nuôi ngày càng phải được đào tạo một cách bài bản.

2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ. đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông – Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh. cả nước. cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn. cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh.

Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tương đối đồng bộ, trước mắt đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tuyến giao thông nói trên đều cần được nâng cấp lên ở cấp độ mới, nhất là các tuyến đường vào thị trấn huyện.

b. Thủy lợi, nước sinh hoạt

Trên địa bàn huyện hiện có 34 trạm bơm điện gồm: 30 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 02 trạm bơm tiêu, 01 trạm bơm tạo nguồn; 158 máy bơm bằng động cơ chạy dầu; có 6 hồ chứa, 6 đập dâng; tổng số kênh mương: 133,4 km đã bê tông hoá 58,3 km đạt 43,7%.

Nhìn chung do phần lớn công trình thủy lợi trong huyện là công trình nhỏ đã xuống cấp hệ thống kênh mương mới được xây dựng kiên cố khoảng 167 km (chiếm 37,9%). Tổng diện tích tưới thực tế khoảng 2.249 ha, mới đạt khoảng 37,3% diện tích so với thiết kế (riêng các công trình hồ chứa hiệu suất tưới chỉ đạt 34,2% so với thiết kế). Diện tích tưới chủ yếu là lúa, các cây trồng khác có diện tích được tưới không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)