tỉnh có số lượng đầu lợn nhiều phần lớn tập trung ở các tỉnh phía Bắc bởi vì các tỉnh này phát triển mạnh lợn sữa và lợn choai xuất chuồng. Năm 2016, số lượng lợn cao nhất là đồng bằng sông Hồng 7.414,4 nghìn con và thấp nhất là Đông Nam Bộ 3.358,5 nghìn con. Trong 3 năm qua, tổng đàn lợn có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân khác nhau giữa các vùng. Cao nhất ở Đông Nam Bộ với tốc độ bình quân tăng tới 7,8%. Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ có đàn lợn thịt chỉ chiếm khoảng 11,55% tổng đàn của cả nước, Tùng và cộng sự (2003) cho rằng các hộ chăn nuôi lợn ở Đông Nam Bộ có quy mô tương đối lớn, chăn nuôi theo kiểu công nghiệp và tính thương mại hoá cao nên tốc độ tăng trưởng đàn cao hơn so với các vùng khác.
Sản lượng thịt lợn của Việt Nam trong những năm qua tăng lên rất mạnh so với các nước khác trên thế giới. Từ một nước có sản lượng thịt lợn đứng thứ 14 trên thế giới vào năm 1995, nước ta đã vươn lên nước có sản lượng thịt đứng thứ 4 vào năm 2010. Các yếu tố góp phần tăng trưởng này bao gồm số đầu con tăng cao, tăng năng suất, tỷ lệ lợn siêu nạc tăng lên, tác động của nhu cầu thị trường và các dự án phát triển đàn lợn giống siêu nạc của Chính phủ. Tổng số lượng lợn tăng qua 10 năm gần đây và đạt khoảng 29 triệu con lợn thịt. Tuy nhiên, năng suất của chăn nuôi lợn trong nông hộ nói chung vẫn còn thấp.
Bảng 1.2: Sản lượng lợn thịt phân theo vùngVùng Vùng Sản lượng (nghìn tấn) So sánh (%) 2014 2015 2016 (1) (2) (3) (2)/(1) (3)/(2) BQ (%) Cả nước 3.330,6 3.491,6 3.664,6 104,8% 105,0% 104,9% ĐB Sông Hồng 1.052,0 1.094,3 1.139,8 104,0% 104,2% 104,1% Miền núi và Trung du BB 512,4 544,9 569,3 106,3% 104,5% 105,4% Bắc Trung Bộ & DHMT 621,5 648,0 669,4 104,3% 103,3% 103,8%
Tây Nguyên 161,4 179,0 202,3 110,9% 113,0% 112,0%
Đông Nam Bộ 445,4 469,2 503,7 105,3% 107,4% 106,3%
ĐB sông Cửu Long 537,8 556,2 579,9 103,4% 104,3% 103,8%
Qua Bảng 1.2cho ta thấy từ năm 2007 đến năm 2016, sản lượng thịt lợn tăng dần và đạt trên 3,6 triệu tấn năm 2016. Vùng sản xuất thịt lợn nhiều nhất vẫn là Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH). Năm 2016, sản lượng thịt lợn hơi của ĐBSH là gần 1,14 triệu tấn chiếm trên 31,1% tổng sản lượng cả nước cho thấy tiềm năng chăn nuôi lợn ở vùng này là rất lớn.
1.6.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Quảng Trị
Chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng của người dân ở tỉnh Quảng Trị. Nó đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. Chăn nuôi lợn ngày nay đang từng bước chuyển đổi theo hướng tái cơ cấu ngành để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi hộ lớn và liên kết trong sản xuấtnhư: liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt giữa các hộ chăn nuôi từ khâu sử dụng chung một loại thức ăn, được hướng dẫn cùng một quy trình kỹ thuật và cùng tiêu thụ chung một phần sản phẩm (HTX Tiến Đạt, huyện Hướng Hóa; HTX Đoàn Kết, HTX Thống Nhất, huyện Cam Lộ,...) với quy mô nuôi từ 10- 20 lợn nái và 100-200 lợn thịt/năm. Liên kết dọc giữa người chăn nuôi lợn với doanh nghiệp. Toàn tỉnh có 16 mô hình với quy mô nuôi lợn thịt từ 600-1.000 con/mô hình; có 01 mô hình nuôi với quy mô 3.000-4.000 con (Dạng liên kết khép kín chuỗi giá trị từ sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi - Trang trại chăn nuôi – Tiêu thụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; nâng cao giá trị gia tăng, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...)[20].
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Trị, 2016)
Hình 1.3: Tổng đàn gia súc phân theo loài (Nghìn con)
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2010 2013 2014 2015 2016 C o n lợn Trâu Bò
Năm 2017, tỉnh Quảng Trị vẫn tiếp tục chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung gắn với an toàn sinh học và vệ sinh môi trường. Cuối năm 2016 đến nay, sản xuất chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, giá thịt lợn hơi giảm sâu (có thời điểm xuống mức 25.000đ/kg) đã làm cho không ít người chăn nuôi rơi vào cảnh nợ nần. Tuy nhiên, ước giá trị sản xuất chăn nuôi ổn định và tăng nhẹ so với năm 2016.
Tổng đàn lợn (không tính lợn sữa): 264.376 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2017 ước đạt: 41.500 tấn, tăng 3,5% so năm 2016, đạt 100% kế hoạch 2017.
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Trị, 2017)
Hình 1.4: Sản lượng gia súc phân theo loài (Nghìn tấn)
Thời gian vừa qua, do thời tiết thay đổi bất thường, làm cho dịch bệnh trên đàn gia súc khá phức tạp, giá cả đầu vào như thức ăn, thuốc và dịch vụ thú y đang ở mức cao trong khi giá đầu ra thì giảm đã làm cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Đặc biệt thời điểm từ cuối năm 2016, 6 tháng đầu năm 2017, giá lợn hơi giảm gần một nữa so với giá lợn hơi những năm trước đó gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi. Tác động về giá lợn hơi xuất chuồng đã làm giảm khả năng sinh lời, giảm thu nhập và thậm chí đẫy người chăn nuôi vào cảnh khốn cùng, gây ra sự trì trệ trong sản xuất, ảnh hưởng tới đời sống của người chăn nuôi. Một trong những lý do đó là do các
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2010 2013 2014 2015 2016 T ấ n Axis Title Lợn Trâu Bò
nông hộ đang chăn nuôi theo phương thức tự phát, không có sự liên kết nào trong chuỗi giá trị đã làm cho giá thành sản phẩm tăng, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát, giá cả lợn thịt bán ra thấp và phụ thuộc vào thương lái và giá chung của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường…
Trong năm 2017, tổng đàn lợn giảm, chăn nuôi lợn mang tính duy trì, tình hình tái đàn giảm; cơ cấu sản xuất vẫn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ; chăn nuôi trang trại, mô hình liên kết trong sản xuấttrong chăn nuôi lợn (như hợp tác xã, trang trại gia công) vẫn duy trì, tuy nhiên quy mô đàn giảm mạnh do tình hình giá cả thịt lợn hơi giảm sâu. Một số hộ chăn nuôi vẫn duy trì đàn nhưng phương thức chăn nuôi lợn chuyển dần sang chăn nuôi tận dụng.
Để tháo gở khó khăn cho người chăn nuôi lợn, chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND về việc Ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn bản số 881/SNN-KHTC, 887/SNN-KHTC ngày 16/8/2016, về việc đăng ký kế hoạch hỗ trợ chăn nuôi nông hộ năm 2017 và hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ và văn bản số 627/SNN-KHTC ngày 29/5/2017 về việc triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ.
Những tồn tại yếu kém, nguyên nhân:
- Ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp. Quy mô mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch để khai thác các tiềm năng lợi thế của các địa phương từ đómang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người chăn nuôi; liên doanh liên kết trong sản xuất chăn nuôi còn thiếu và yếu.
- Các tiến bộ kỹ thuật đã được triển khai áp dụng cho hiệu quả nhưng việc nhân rộng mô hình còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, một số chính sách hỗ trợ về phát triển chăn nuôi lợn chậm được cụ thể hoá và còn nhiều bất cập.
- Sản phẩm chăn nuôi lợn sản xuất được chủ yếu vẫn tự cung tự cấp, chưa tạo được thương hiệu có uy tín nên thiếu tính cạnh tranh; thị trường đầu ra của sản
phẩm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, do giá lợn hơi giảm mạnh trong khi giá cả đầu vào cao dẫn đến tình trạng phát triển cầm chừng, chưa khuyến khích tái đàn, tăng quy mô nuôi.
- Dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi luôn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra. Dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra trong năm 2017 gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế của nông dân và ảnh hướng đến tình hình sản xuất chăn nuôi.
- Công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi vẫn chưa thực hiện triệt để, hiệu quả. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang ngày càng bức xúc.Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi nói chung và CNLT nói riêng trong hội nhập kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNHIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Gio Linh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Gio Linh
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 1609ê đến 170 vĩ Bắc và 106052ê40” đến 107010ê độ kinh Đông, được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh
Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà. Phía Đông giáp Biển Đông.
Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa. Diện tích đất tự nhiên: 47.289,56ha.
Dân số 74.768 người (số liệu thống kê năm 2016)
Huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn là Gio Linh và Cửa Việt; 19 xã gồm: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thải, Gio An, Gio Bình, Gio Châu, Gio Sơn, Gio Hòa, Linh Hải, Gio Phong, Gio Quang, Trung Sơn, Trung Hải, Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt.
Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường Xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Mạng lưới tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh. Mặt khác, Gio Linh còn tiếp giáp với Thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đi lên của tỉnh, trên địa
bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu Công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được nâng đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
(Nguồn: http://quangtri.giolinh.gov.vn)
Hình 0.1: Bản đồ hành chính huyện Gio Linh
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
2.1.1.2. Địa hình
đồi núi có diện tích 31.773,8 ha (67,2%), ở giữa là đồng bằng có diện tích 12.631ha(26,7%) và phía Đông là bãi cát và cồn cát ven biển với diện tích 2.893,8ha (6,1%).
2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Khí hậu:Gio linh nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình. Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa Đông gió Đông Bắc ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 – 25,50C. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 – 2.700mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 9-11 chiếm 70-75% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm 85-90%.
Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 2 năm sau tập trung 80- 90% lượng mưa cả năm, hướng gió chính là hướng Tây Nam, tốc độ 4-5m/s
Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 9. Vào mùa khô có ít mưa, hướng gió chính là Đông Bắc, tốc độ gió 2,5-3,5m/s.
Bảng 0.1: Bảng tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng
Yếu tố khí hậu ĐVT Tháng thấp
nhất Tháng cao nhất BQ trong năm
Nhiệt độ °c 12 41 28
Lượng mưa Mm 1600 2200 1900
Độ ẩm % 60 93 71
Tốc độ gió m/s 2,5 5 3,8
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Trị)
Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở huyện chỉ tương đối phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê, tiêu, chè...Tuy nhiên, khí hậu đôi khi quá khắc nghiệt gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng. Vì thế, việc nghiên cứu lịch thời vụ, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, chống nắng nóng cho vật nuôi vào mùa khô và lũ lụt, rét vào mùa lạnh cũng như công tác chế biến, bảo quản thức ăn để nhằm hạn chế tối đa sự tác động bất lợi của khí hậu, thời tiết là rất quan trọng.
2.1.1.4. Thổ nhưỡng
Đất đai ở đây được hình thành từ quá trình phong hóa feralit trên nền đất bazan, kết hợp với sự hội tụ từ những vùng cao do quá trình rửa trôi.Tầng lớp đất nâu đỏ có diện tích khá lớn chiếm 72,8% phát triển trên đá bazan nên cũng rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Đất đai của huyện đa dạng, phù hợp cho nhiều loài động, thực vật phát triển là cơ sở cho phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện trong đó có chăn nuôi lợn.Đặc biệt, là ở những vùng đất gò đồi và vùng đất cát ven biển như xã Linh Hải, Gio An, Trung Giang, Gio Hải…có diện tích khá rộng lớn, có mật độ dân cư thấp nên rất thích hợp để xây dựng các trang trại, gia trại chăn nuôi. Tuy nhiên, đất đai không tập trung thành vùng lớnnên gặp nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lớn, tập trung.
2.1.1.5. Tài nguyên rừng
Năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 21.695,29 ha chiếm 46,09% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó:
Rừng sản xuất: có diện tích là 8.703,73 ha chiếm 40,12% diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện. Rừng phòng hộ có diện tích 12.991,56 ha, chiếm 59,88 % diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện.
Tài nguyên rừng không phải là thế mạnh của huyện, độ che phủ rừng chỉ đạt khoảng 33,7%. Phần lớn là rừng phục hồi và rừng nghèo, không có rừng giàu nên trữ lượng gỗ, tre, nứa thấp hơn nhiều so với nhiều huyện khác trong địa bàn tỉnh.
2.1.1.6. Thủy văn
Gio Linh nằm trong lưu vực sông Hiếu và sông Hiền Lương, là 02 nhánh sông lớn của tỉnh Quảng Trị, bắt nguồn từ biên giới Việt – Lào và kết thúc tại 02 cửa sông là Cửa Việt và Cửa Tùng.
Với chiều dài bờ biển kéo dài hơn 16km, Gio Linh có thế mạnh rất lớn để phát triển nghành đánh bắt cá xa bờ, nuôi trồng thủy sản