Tình hình chăn nuôi lợn ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 47)

1.1 .Lý luận về hiệu quả kinh tế

1.6. Thực tiễn chăn nuôi lợn thịt ở Việt nam và tỉnh Quảng Trị

1.6.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Quảng Trị

Chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng của người dân ở tỉnh Quảng Trị. Nó đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. Chăn nuôi lợn ngày nay đang từng bước chuyển đổi theo hướng tái cơ cấu ngành để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi hộ lớn và liên kết trong sản xuấtnhư: liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt giữa các hộ chăn nuôi từ khâu sử dụng chung một loại thức ăn, được hướng dẫn cùng một quy trình kỹ thuật và cùng tiêu thụ chung một phần sản phẩm (HTX Tiến Đạt, huyện Hướng Hóa; HTX Đoàn Kết, HTX Thống Nhất, huyện Cam Lộ,...) với quy mô nuôi từ 10- 20 lợn nái và 100-200 lợn thịt/năm. Liên kết dọc giữa người chăn nuôi lợn với doanh nghiệp. Toàn tỉnh có 16 mô hình với quy mô nuôi lợn thịt từ 600-1.000 con/mô hình; có 01 mô hình nuôi với quy mô 3.000-4.000 con (Dạng liên kết khép kín chuỗi giá trị từ sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi - Trang trại chăn nuôi – Tiêu thụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; nâng cao giá trị gia tăng, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...)[20].

(Nguồn: Cục thống kê Quảng Trị, 2016)

Hình 1.3: Tổng đàn gia súc phân theo loài (Nghìn con)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2010 2013 2014 2015 2016 C o n lợn Trâu Bò

Năm 2017, tỉnh Quảng Trị vẫn tiếp tục chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung gắn với an toàn sinh học và vệ sinh môi trường. Cuối năm 2016 đến nay, sản xuất chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, giá thịt lợn hơi giảm sâu (có thời điểm xuống mức 25.000đ/kg) đã làm cho không ít người chăn nuôi rơi vào cảnh nợ nần. Tuy nhiên, ước giá trị sản xuất chăn nuôi ổn định và tăng nhẹ so với năm 2016.

Tổng đàn lợn (không tính lợn sữa): 264.376 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2017 ước đạt: 41.500 tấn, tăng 3,5% so năm 2016, đạt 100% kế hoạch 2017.

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Trị, 2017)

Hình 1.4: Sản lượng gia súc phân theo loài (Nghìn tấn)

Thời gian vừa qua, do thời tiết thay đổi bất thường, làm cho dịch bệnh trên đàn gia súc khá phức tạp, giá cả đầu vào như thức ăn, thuốc và dịch vụ thú y đang ở mức cao trong khi giá đầu ra thì giảm đã làm cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Đặc biệt thời điểm từ cuối năm 2016, 6 tháng đầu năm 2017, giá lợn hơi giảm gần một nữa so với giá lợn hơi những năm trước đó gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi. Tác động về giá lợn hơi xuất chuồng đã làm giảm khả năng sinh lời, giảm thu nhập và thậm chí đẫy người chăn nuôi vào cảnh khốn cùng, gây ra sự trì trệ trong sản xuất, ảnh hưởng tới đời sống của người chăn nuôi. Một trong những lý do đó là do các

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2010 2013 2014 2015 2016 T ấ n Axis Title Lợn Trâu Bò

nông hộ đang chăn nuôi theo phương thức tự phát, không có sự liên kết nào trong chuỗi giá trị đã làm cho giá thành sản phẩm tăng, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát, giá cả lợn thịt bán ra thấp và phụ thuộc vào thương lái và giá chung của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường…

Trong năm 2017, tổng đàn lợn giảm, chăn nuôi lợn mang tính duy trì, tình hình tái đàn giảm; cơ cấu sản xuất vẫn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ; chăn nuôi trang trại, mô hình liên kết trong sản xuấttrong chăn nuôi lợn (như hợp tác xã, trang trại gia công) vẫn duy trì, tuy nhiên quy mô đàn giảm mạnh do tình hình giá cả thịt lợn hơi giảm sâu. Một số hộ chăn nuôi vẫn duy trì đàn nhưng phương thức chăn nuôi lợn chuyển dần sang chăn nuôi tận dụng.

Để tháo gở khó khăn cho người chăn nuôi lợn, chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND về việc Ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn bản số 881/SNN-KHTC, 887/SNN-KHTC ngày 16/8/2016, về việc đăng ký kế hoạch hỗ trợ chăn nuôi nông hộ năm 2017 và hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ và văn bản số 627/SNN-KHTC ngày 29/5/2017 về việc triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ.

Những tồn tại yếu kém, nguyên nhân:

- Ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp. Quy mô mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch để khai thác các tiềm năng lợi thế của các địa phương từ đómang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người chăn nuôi; liên doanh liên kết trong sản xuất chăn nuôi còn thiếu và yếu.

- Các tiến bộ kỹ thuật đã được triển khai áp dụng cho hiệu quả nhưng việc nhân rộng mô hình còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, một số chính sách hỗ trợ về phát triển chăn nuôi lợn chậm được cụ thể hoá và còn nhiều bất cập.

- Sản phẩm chăn nuôi lợn sản xuất được chủ yếu vẫn tự cung tự cấp, chưa tạo được thương hiệu có uy tín nên thiếu tính cạnh tranh; thị trường đầu ra của sản

phẩm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, do giá lợn hơi giảm mạnh trong khi giá cả đầu vào cao dẫn đến tình trạng phát triển cầm chừng, chưa khuyến khích tái đàn, tăng quy mô nuôi.

- Dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi luôn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra. Dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra trong năm 2017 gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế của nông dân và ảnh hướng đến tình hình sản xuất chăn nuôi.

- Công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi vẫn chưa thực hiện triệt để, hiệu quả. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang ngày càng bức xúc.Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi nói chung và CNLT nói riêng trong hội nhập kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNHIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT

TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Gio Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)