1.1 .Lý luận về hiệu quả kinh tế
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
3.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật
- Về Giống:Giống là tiền đề quan trọng chăn nuôi. Sử dụng giống năng suất, chất lượng cao sẽ cho tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, được thị trường ưa chuộng do tỷ lệ nạc cao nên bán được giá hơn giống khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy các cơ sở chăn nuôi nên tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng lợn ngoại, hoặc sử dụng đàn lợn thịt lai có tỷ lệ máu ngoại cao. Mua giống ở những nơi có uy tín và chất lượng đảm bảo nguồn gốc và lý lịch rõ ràng.
Thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020 về phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn và hỗ trợ mua lợn giống. Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư các cơ sở nhân giống của các tổ chức tư nhân hợp chuẩn, hợp quy nhằm chủ động con giống tại chỗ, đảm bảo chất lượng và an toàn dịch bệnh.
- Về thức ăn: Thức ăn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt, chiếm khoảng 70% trong cơ cấu chi phí trung gian và quyết định một phần đến chất lượng sản phẩm của người chăn nuôi. Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn.
Khuyến khích áp dụng kỹ thuật tự phối chế thức ăn theo công thức nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn (lúa, gạo, ngô, sắn…), giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Hoặc đưa ra được một vài công thức quy trình để các cơ sở chăn nuôi tự sản xuất thức ăn theo hướng công nghiệp để giảm chi phí. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Về Thú y và phòng trừ dịch bệnh:Giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây nên trong quá trình chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế là điều kiện tiên quyết trong chăn nuôi vì nếu có dịch bệnh thì sẽ làm thiệt hại về chi phí, giảm doanh thu bán lợn dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, cần tổ chức phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi hiệu quả, tăng cường hệ thống giám sát và báo cáo dịch bệnh, thực hiện"Phát hiện sớm, báo cáo nhanh, xử lý kịp thời"hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tiêm phòng thông qua việc nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của thú y cơ sở; quản lý đàn vật nuôi, công tác thanh, kiểm tra; phối hợp với các ngành, các cấp vừa làm tốt công tác tuyên truyền vận động kết hợp với việc xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các chính sách hỗ trợ.
Triển khai đúng tiến độ các kế hoạch phòng chống dịch bệnh được phê. Do vậy cần phải nâng cao đẩy mạnh công tác tiêm phòng, nhất là các bệnh Lở Mồm Long Móng, Tai Xanh và tiêm phòng một số loại bệnh thường gặp theo độ tuổi như dịch tả và kép lợn (THT+ PTH) – 3 đợt/năm và tiêm bổ sung thông qua cán bộ thu ý cấp xã. Cần phải tăng cường giám sát việc tiêm phòng và quy trình phòng bệnh đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi gia công. Tổ chức cung ứng, hướng dẫn, tư vấn, dịch vụ đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh khác. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ và quản lý nhà nước về thuốc thú y.
Quản lý và nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của đội ngũ thú y cở sở, tổ chức đào tạo mạng lưới thú y cơ sở; phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành đối với thú y cơ sở theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh. Phối hợp với các địa phương rà soát chất lượng chuyên môn, kết quả hoạt động, xây dựng và ban hành quy định về quy chế hoạt động, đánh giá và bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của độ ngũ thú y cơ sở.
Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi đặc biệt là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, thả rông về ý thức phòng trừ dịch bệnh. Hạn chế tối đa chăn nuôi nhỏ lẻ ở các khu vực đông dân cư, khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, tập trung ở các vùng xa khu dân cư để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh và thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp phòng trừ dịch bệnh.
- Công tác khuyến nông trong chăn nuôi: Xây dựng mô hình khuyến nông chăn nuôi trong cộng đồng theo hướng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAHP, ... nhân rộng trên toàn huyện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tập huấn khoa học kỹ thuật có tác động tích cực đến cả HQKT. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường và mở rộng các chương trình tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh… cho người chăn nuôi.
Xây dựng chương trình và triển khai mô hình khuyến nông về quản lý kinh doanh cho các hộ chăn nuôi, chủ trang trại tiếp cận về kỹ thuật, kỹ năng quản lý kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tiếp thị các sản phẩm chăn nuôi.
Xây dựng các mô hình câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích tại các địa phương để liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau phát triển CNLT .
Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thú y theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.