CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cở sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Sựquan tâm của các nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất trong khu vực Châu Á và trên thếgiới. Với dân số hơn 90 triệu người với hơn 70% dân số ở độ tuổi từ 16 đến 64 chính là nhân tố hứa hẹn tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, tỷ lệ đơ thị hóa cao,
điều kiện sống ngày càng được nâng lên, mơi trường kinh tếduy trì sự ổn định và thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm là những yếu tố khiến ngành bán lẻcủa Việt Nam hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.
Các con sốthống kê của Tổng cục thống kê cho biết, kết thúc năm 2018 doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 3.306,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12.4% so với năm 2017.
Đáng chú ý, theo cơ quan thống kê, doanh số bán lẻ mặt hàng lương thực, thực phẩm
tăng 12,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,3%; may mặc tăng 12,1%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 10,5%;… so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu vậy, rõ ràng thị trường bán lẻ trong nước đang tiếp tục tăng trưởng và có doanh sốlớn
hơn khá nhiều so với dụbáo mà nhiều nhà bán lẻ và các công ty tư vấn quốc tế đưa ra
trước đó.
Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay được phân chia thành 2 thành phần chính là thị trường bán lẻhiện đại bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Big
C, VinMart, Co.op Mart,…. và thị trường bán lẻtruyền thống bao gồm các đại lý, tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Theo thống kê của Bộ Cơng Thương, tính đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, trong đó gần 75% là chợ nông thôn. Đa phần các chợhoạt động hiệu quả (97%) và thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ. Bên cạnh đó, cả nước có 957 siêu thị
và 189 trung tâm thương mại. Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phối lớn và khu vực nội thành. Chính vì thế, có thểnói thị phần bán lẻtruyền thống được chiếm bởi các đại lý, tiệm tạp hóa chứa đầy tiềm năng và rất đáng
được quan tâm. Nếu muốn khai thác những cơ hội của phần thị trường này, các doanh
nghiệp thương mại và nhà cung cấp cần biết khách hàng bán lẻ quan tâm đến chính sách phân phối của công ty như thếnào.
Trước đây, khi thị trường bán lẻ chưa phát triển, số lượng nhà cung cấp và các
doanh nghiệp thương mại cịn ít, cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối chưa gay gắt, các doanh nghiệp thương mại tập trung nhiều hơn đến việc làm hài lòng nhà bán lẻ khiến quyền lực của họ gia tăng. Giờ đây, sự quan tâm của khách hàng không chỉ là giá cả,
chương trình khuyến mãi mà cịn rất nhiều yếu tố khác của chính sách phân phối, và mức độ quan tâm đến những yếu tố đó cũng vơ cùng lớn.
1.2.2. Tình hình bán lẻtại thị trường Quảng Trị
Theo cục thống kê tỉnh Quảng Trị, hoạt động thương mại, dịch vụ 6 tháng đầu
năm 2019 trên địa bàn tỉnh khá sôi động; kinh tế của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khả nên sức mua tiêu dùng của người dân tăng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng có mức tăng trưởng khá. Hàng hóa trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã; hàng hóa sản xuất trong nước chất lượng cao
ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng; giá cả ổn định… Các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường; tổchức các đoàn kiểm tra về vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống hàng lậu, gian lận thương mại… nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 13.167,19 tỷ đồng, tăng 10,44% so với cùng kỳ năm 2018. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻlớn và tăng khá: hàng may mặc
tăng 12,25%; gỗvà vật liệu xây dựng tăng 11,63%; đồ dùng, dụng cụtrang thiết bị gia
đình tăng 10,59%; lương thực, thực phẩm tăng 10,13%; xăn dầu các loại tăng 9,87%... Đặc điểm các nhà bán lẻ tại Quảng Trị hiện nay là số lượng các nhà bán lẻ truyền thống như: chợ, quầy tạp hóa… với quy mơ nhỏ nhưng số lượng rất lớn, còn nhà bán lẻhiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại,… với quy mơ nhỏvà số lượng
ít. Đặc điểm tiêu dùng của người Quảng Trị thường có xu hướng tiết kiệm, chi tiêu dè
dặt và kỹ lưỡng, đây là một nét văn hóa đặc trưng của vùng miền đã ăn sâu vào tư tưởng,ảnh hưởng đến sựphát triển của thị trường bản lẻtại tỉnh Quảng Trị..
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰHÀI LÒNG CỦA NHÀ BÁN LẺ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CÁC NHÃN HÀNG THAI CORP CỦA CÔNG TY TNHH
AN BẢO DUYÊN