Yếu tố tổ chức tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 91 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông

4.2.2. Yếu tố tổ chức tín dụng chính thức

4.2.2.1. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Sản xuất nơng nghiệp lợi nhuận thấp, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên vì vậy đầu tư vào sản xuất với một lượng vốn đi vay lớn, lãi suất cao người nơng dân sẽ khơng tự tin vì sợ rủi ro, sợ hiệu quả sản xuất không cao sẽ không trả được nợ ngân hàng, vì vậy họ rất băn khoăn trước khi quyết định vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Đối với những hộ vay vốn để kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn bởi đặc điểm kinh doanh dịch vụ ở nông thôn là bán chịu cho nông dân đợi đến vụ thu hoạch mới thu được nợ nên thời gian thu hồi vốn tương đối dài; nếu không chủ động được nguồn vốn mà phải đi vay ngân hàng với lãi suất cáo thì rủi ro sẽ rất lớn. Vì vậy họ cũng rất băn khoăn khi vay vốn để phát triển kinh doanh.

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức đến sự tiếp cận của người nông dân

Chỉ tiêu

NH

NN&PTNT NH CSXH Quỹ TDND Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ biết về thông tin lãi suất cho vay

45 100 34 100 44 100 123 100

2. Số hộ nhận xét về lãi suất cho vay

Cao 32 71,11 4 11,76 30 68,18 66 53,66 Trung bình 10 22,22 10 29,41 9 20,45 29 23,58 Thấp 3 6,67 20 58,82 5 11,36 28 22,76 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)

Qua thực tế điều tra, chúng tôi thấy hầu hết các hộ nông dân đều cho rằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức cịn khá cao. Điều này được thể hiện qua bảng 4.22.

Đa số các hộ nông dân được hỏi đều cho rằng lãi suất của các tổ chức tín dụng chính thức vẫn cịn cao với tỷ lệ 53,66%, trong đó ngân hàng NN&PTNT là 71,11%, quỹ TDND là 68,18%. Đối với ngân hàng CSXH thì đa số hộ cho biết lãi suất của ngân hàng thấp với tỷ lệ 58,82%. Nguyên nhân là do ngân hàng NN&PTNT và quỹ TDND là tổ chức tín dụng cho vay vì mục đích lợi nhuận vì vậy lãi suất cho vay của họ thường cao. Đối với NH CSXH là tổ chức tín dụng phục vụ cho hộ nghèo, hộ khó khăn, với mục đích giúp hộ thốt nghèo vì vậy lãi suất của họ thường thấp hơn so với những tổ chức tìn dụng khác; tuy nhiên đối tượng cho vay là hộ nghèo, hộ khó khăn vì vậy khơng phải ai cũng tiếp cận được nguồn vốn của tổ chức tín dụng này.

Hộp 4.5. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

“Gia đình tơi đầu tư mở rộng quy mơ đàn gà, vì thiều vốn gia đình tơi có ý định vay vốn của NHNN&PTNT. Tuy nhiên qua tìm hiển gia đình tơi thấy lãi suất cho vay của ngân hàng cao nên chúng tôi lại khơng vay nữa ”

(Ơng Nguyễn Văn Trung, xã Hịa Lâm, ngày 12/11/2018) Vì vầy để người dân có thể tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng chính thức địi hỏi Nhà nước, các tổ chức tín dụng cần có biện pháp hỗ trợ nơng dân bằng cách giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ người nông dân về kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

4.2.2.2. Thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Thực tế cho thấy thủ tục cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp cận của hộ nông dân đối với nguồn vốn này. Tổ chức tín dụng nào có thủ tục đơn giản, nhanh gọn sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn. Theo đánh giá của các hộ nơng dân thì thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Ứng Hòa còn khá rườm rà, phức tạp. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức đến sự tiếp cận của người nông dân

Chỉ tiêu

NH

NN&PTNT NH CSXH Quỹ TDND Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ làm thủ tục vay vốn 37 100 29 100 35 100 101 100 2. Số hộ nhận xét về thủ tục cho vay Rườm rà 25 67,57 24 82,76 22 62,86 71 70,30 Bình thường 10 27,03 4 13,79 8 22,86 22 21,78 Thuận lợi 2 5,41 1 3,45 5 14,29 8 7,92 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Bảng 4.23 cho thấy có đến 70,3% các hộ dân được hỏi đều cho rằng thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức rườm rà, phức tạp; cụ thể ở NH NN&PTNT tỷ lệ này là 67,57%, NH CSXH là 82,76% và Quỹ TDND là 62,86%. Tỷ lệ các hộ dân cho rằng thủ tục vay của các tổ chức tín dụng đơn giản, thuận lợi rất thấp có 7,92%. Nhiều hộ nông dân cho biết khi làm thủ tục, hồ sơ vay vốn gặp nhiều khó khăn, quy trình xét duyệt lâu, không đáp ứng được nhu cầu cần vốn của hộ.

Theo điều tra cho thấy QTDND có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản nhất và nhanh nhất nên người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Thời gian từ khi làm đơn vay vốn xét duyệt đến khi nhận được vốn vay chỉ từ 3-5 ngày. Tuy nhiên nguồn vốn của quỹ TDND vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân. Đối với NHNo&PTNT thủ tục và phương pháp cho vay còn khá phức tạp nên nhiều hộ nơng dân khó tiếp cận được đặc biệt là các hộ có trình độ văn hố thấp. Với những hộ vay vốn thường xuyên thủ tục vay có đơn giản hơn những hộ mới vay lần đầu nhưng vẫn phải thẩm định bấy nhiêu lần theo quy trình thẩm định. Điều này gây bất lợi cho các hộ với mục đích phát triển sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ.

Đối với NHCSXH thủ tục và phương pháp cho vay còn phức tạp hơn nhiều vì các hộ được vay phải có đủ các điều kiện và giấy tờ xác nhận là hộ

nghèo hoặc hộ gặp khó khăn, thời gian chờ đợi xét để cho vay tương đối dài vì vậy nhiều lúc khơng phù hợp với một số hộ thuộc diện chính sách. Các nhóm khách hàng của NHCSXH dù là hộ nghèo, học sinh có hồn cảnh khó khăn hay những người đi xuất khẩu lao động muốn tiếp cận nguồn vốn phải qua các tổ tiết kiệm vay vốn bình xét các tiêu chí, năng lực lao động, sức khỏe và hiệu quả sản xuất kinh doanh, được UBND xã xác nhận là hộ nghèo trước khi tới ngân hàng. Do vậy để một hộ nghèo được vay vốn hộ này phải trải qua một cuộc bình xét tại thơn, một cuộc xét duyệt tại xã và bước cuối cùng là ngân hàng xét duyệt. Thời gian xét duyệt dài khiến các hộ mất nhiều thời gian công sức đi lại và chờ đợi.

Hộp 4.6. Thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

“Gia đình tơi quyết định vay vốn của ngân hàng chính sách để mua một đơi bị chăn nuôi, phát triển kinh tế hô. Tuy nhiên thủ tục vay của ngân hàng rất là phức tạp, khó khăn, có nhiều giấy tờ phải làm và phải đi lại nhiều lần. Vì vậy gia đình tơi khơng muốn vay vốn để chăn nuôi nữa.

(Ơng Lê Văn Cường, xã Hịa Lâm, ngày 14/11/2018)

Qua tìm hiểu được biết, để vay được vốn của các tổ chức tín dụng chính thức, hộ phải chịu một khoản chi phí ngầm.

Hộp 4.7. Chi phí ngầm trong vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức

“Gia đình tơi quyết định mua một cái máy gặt lúa để gặt lúa cho bà con nông dân vào thời vụ, vì thiều vốn gia đình tơi phải vay của NHNN&PTNT 50 triệu đồng. Để vay được số tiền trên gia đình phải làm nhiều giấy tờ và phải đi lại 4-5 lần đồng thời phải chi thêm 500.000 bao gồm chi phí đi lại, các khoản chi phí làm hồ sơ giấy tờ, lệ phí xin đóng dấu xác nhận và một khoản chè thuốc cho cán bộ tín dụng”.

(Ơng Hồng Văn Hùng, xã Đại Cường, ngày 17/11/2018 Nhu cầu chính của các hộ nông dân là dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn, với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền). Vì vậy để giúp hộ nơng dân có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức để phát triển kinh tế gia đình thì Nhà nước và các tổ chức tín dụng chính thức nên cải thiện thủ tục cho vay sao cho đơn giản, phù hợp và linh động trong từng trường hợp.

4.2.2.3. Trình độ chun mơn và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng

Đa số các hộ nơng dân có trình độ dân trí thấp, ít được tiếp xúc với các giấy tờ phức tạp nên khi có nhu cầu vay vốn sẽ gặp khơng ít khó khăn trong việc làm thủ tục xin vay vốn. Vì vậy người dân cần các cán bộ tín dụng có trình độ chun mơn tốt, thái độ làm việc cởi mở, hướng dẫn nhiệt tình trong việc giúp họ hồn thiện hồ sơ. Khi nhận được thái độ lạnh nhạt, sự giúp đỡ kém nhiệt tình từ phía các cán bộ tín dụng, người nơng dân sẽ có tư tưởng tự ti và khơng muốn vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, thay vào đó là tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức.

Từ bảng 4.24 ta thấy có 35,64% hộ nông dân từng làm thủ tục vay vốn tại ác tổ chức tín dụng chính thức cho rằng cán bộ tín dụng có thái độ làm việc nhiệt tình. Tuy nhiên người dân cho rằng cán bộ tín dụng có thái độ làm việc bình thường và kém nhiệt tình chiếm tỷ lệ khá cao (40,59% và 23,76%). Đặc biệt những hộ có trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn đa phần cho rằng cán bộ tín dụng làm việc với thái độ kém nhiệt tình, các hộ này thường gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức.

Bảng 4.24. Ảnh hưởng của thái độ làm việc của cán bộ tín dụng đến sự tiếp cận của người nông dân

Chỉ tiêu

NH

NN&PTNT NH CSXH Quỹ TDND Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ làm thủ tục vay vốn 37 100 29 100 35 100 101 100 2. Số hộ nhận xét về thái độ làm việc của cán bộ tín dụng Nhiệt tình 12 32,43 12 41,38 12 34,29 36 35,64 Bình thường 16 43,24 10 34,48 15 42,86 41 40,59 Kém nhiệt tình 9 24,32 7 24,14 8 22,86 24 23,76 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Qua thực tế điều tra cho thấy một số cán bộ tín dụng của NH NN&PTNT và NHCSXH mặc dù có trình độ chun mơn nhưng chưa tận tâm với bà con nông

dân, chưa hiểu hết về nơng nghiệp, nơng thơn và cịn có thái độ thờ ơ với bà con nơng dân; vì vậy gây nhiều phiền hà, tắc trách trong làm thủ tục, thẩm định và giải ngân. Trong khi đó đội ngũ cán bộ tín dụng của QTDND mặc dù thái độ làm việc nhiệt tình nhưng ttrình độ chuyên nghiệp chưa cao, chưa được đào tạo chính quy, hoạt động nghiệp vụ cịn nhiều bất cập, khó khăn, ảnh hưởng đến q trình vay vốn của hộ nơng dân.

Hộp 4.8. Thái độ làm việc của cán bộ tín dụng

“Gia đình tơi có làm đơn vay vốn tại ngân hàng NHNN&PTNT để cho con trai tôi mở cửa hàng sữa chữa xe máy. Tuy nhiên khi gia đình đến ngân hàng xin làm đơn vay vốn thì cán bộ tín dụng của ngân hàng không nhiệt tình, địi hỏi chúng tơi rất nhiều điều kiện. Nên gia đình tơi đã khơng vay vốn của ngân hàng này nữa.

(Ông Trịnh Viết Cao, xã Đại Cường, ngày 17/11/2018)

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, để người nơng dân có thể tiếp cận tốt hơn đối với nguồn vốn vay chính thức này, cán bộ tín dụng ngồi bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ thì cần thiết phải có thái độ cởi mở, thân thiện, gần gũi, am hiểu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

4.2.2.4. Lượng vốn vay và thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức Thời gian vay và mức vốn cho vay của các tổ chức tín dụng có tác động rất lớn

tới các hộ có nhu cầu vay vốn. Tâm lý của các hộ là muốn vay được nhiều tiền trong thời gian dài để sản xuất kinh doanh, giúp vốn có thể sinh lời một cách hiệu quả nhất. Qua bảng 4.24 ta thấy các tổ chức tín dụng vẫn cịn hạn chế về thời gian và lượng vốn cho vay.

Về lượng vốn vay, có 67,65% hộ đánh giá lượng vốn vay của ngân hàng NN&PTNT là cao. Tại quỹ TDND có 45,45% hộ đánh giá lượng vốn vay là trung bình.

Tại ngân hàng CSXH có đến 60% hộ đánh giá lượng vốn vay của ngân hàng thấp, nguyên nhân là do lượng vốn của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn TW cấp xuống cịn mức vốn huy động được rất ít. Mức vay cao hay thấp còn phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp và tổng mức đầu tư dự án của hộ. Nếu giá trị tài sản thế chấp nhỏ thì mức vốn vay nhỏ. Mức cho vay giới hạn này đã gây khó khăn cho hộ khi quyết định phương án sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.25. Ảnh hưởng của lượng vốn và thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng đến việc tiếp cận của hộ nông dân

Chỉ tiêu

NH NN&PTNT NH CSXH Quỹ TDND Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ vay vốn 34 100 25 100 33 100 92 100 2. Nhận xét về mức vốn vay/lượt hộ Cao 23 67,65 3 12,00 14 42,42 40 43,48 Trung bình 8 23,53 7 28,00 15 45,45 30 32,61 Thấp 3 8,82 15 60,00 4 12,12 22 23,91 3. Nhận xét về

thời gian vay Dài 4 11,76 2 8 4 12,12 10 10,87 Trung bình 18 52,94 13 52 16 48,48 47 51,09 Ngắn 12 35,29 10 40 13 39,39 35 38,04 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Bên cạnh đó, thời gian vay cũng là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân. Tại các tổ chức tín dụng chính thức đa số các hộ cho rằng thời gian vay vẫn còn trung hạ và ngắn hạn, gây khó khăn cho hộ khi quay vịng vốn vì vậy hộ phải vay từ nguồn khác. Thời gian cho vay ngắn cũng là nguyên nhân của việc một số hộ không trả vốn đúng kỳ hạn nhất là các hộ đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, ngành sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất dài, sản xuất lại gặp nhiều rủi ro. Đây là yếu tố khách quan khó kiểm sốt được. Các hộ hồn trả vốn chậm sẽ bị một mức tiền phạt nhất định đó là phần lãi suất bị tăng lên. Do vậy, thời gian vay vốn ngắn đã hạn chế khả năng phát triển sản xuất của các hộ. Đặc biệt đối với các hộ nghèo kém nhanh nhậy cả về nhận thức xã hội, kiến thức sản xuất kinh doanh nên nguyện vọng của các hộ là được vay vốn với thời gian dài, có như vậy các hộ mới có đủ điều kiện trả lại khoản vốn vay gồm cả gốc và lãi.

Vì vậy các tổ chức tín dụng chính thức cần tăng thời gian vay và lượng vốn vay sao cho phù hợp với mục đích sản xuất của các hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)