2.2.1. Tín dụng chính thức trong nông nghiệp nông thôn và sự tiếp cận của hộ nông dân ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Thị trường tín dụng trên thế giới
Tại các nước đang phát triển, một hoạt động quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động XĐGN, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó, tín dụng là
công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nghèo kiểm soát tài nguyên, đề cao vị thế trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội để giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo. Hệ thống tín dụng hiện nay ở các nước đang phát triển đang tồn tại dưới dạng song hành, tức là cùng tồn tại khu vực TDCT và khu vực tín dụng không chính thức. TDCT là các ngân hàng thương mại, các ngân hàng phát triển nông thôn hoạt động mạnh sẽ giúp tín dụng nông thôn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, khu vực chính thức thường không cung cấp dịch vụ tín dụng cho nông thôn hiệu quả, nhất là cho người nghèo. Khu vực TDCT thường cho rằng cho người nghèo vay có rủi ro cao (tỉ lệ vỡ nợ cao), tốn kém (chi phí giao dịch cao). Để khắc phục nhược điểm này, họ áp dụng những thủ tục rắc rối cộng với những quy định nghiêm ngặt như yêu cầu thế chấp của các định chế chính thức khiến cho rất nhiều đối tượng cần vay vốn ở nông thôn không tiếp cận được với TDCT. Do đó, các định chế TDCT thường thích giao dịch với khách hàng lớn có nhu cầu tín dụng lớn, không chú trọng đến các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ, các hộ gia đình thu nhập thấp, các nông dân không có đất. Ngoài ra, các định chế chính thức thường tập trung vào thành thị, hạn chế nhu cầu tín dụng của người dân ở nông thôn (IFAD, 2004).
Theo Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD, 2004), việc hơn một tỉ người trên thế giới vẫn không tiếp cận được đến các dịch vụ tín dụng cơ bản đã tước mất của họ phương tiện để cải thiện thu nhập, để có điều kiện sống an toàn, và để đối phó với những rủi ro bất trắc.
Thiếu vốn buộc người dân ở nông thôn tìm đến bà con, bạn bè, láng giềng, người cho vay nặng lãi, các hội tiết kiệm-tín dụng tự phát, những hội tương trợ đây là khu vực tín dụng không chính thức. Tại các vùng nông thôn của những nước đang phát triển, khu vực không chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể và thiết thực của người dân, như vay vốn để sản xuất nhỏ, vay ăn giáp hạt, trang trải những chi tiêu đột xuất trong gia đình. Ở một số vùng, đây là nguồn tín dụng duy nhất dành cho người nghèo. Nhìn chung, tín dụng không chính thức góp phần giúp nông dân đối phó kịp thời những tình huống cấp bách như mất mùa, mất việc, bệnh tật hay ma chay trong gia đình.
Việc phát triển một hệ thống tín dụng nông thôn hiệu quả đã và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt các thập kỷ qua. Từ các chính sách “hướng
mới, tự do hơn và theo tín hiệu của thị trường. Tự do hóa khu vực tín dụng bao gồm cả việc loại bỏ lãi suất điều chỉnh, các chương trình tín dụng trực tiếp, và sự cải tổ hoặc cổ phần hóa hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp quốc doanh.
Những thay đổi này đã góp phần xóa bỏ những lệch lạc, méo mó của thị trường tín dụng và làm tăng triển vọng phát triển trong dài hạn của một hệ thống tín dụng nông thôn bền vững. Các sáng kiến mới như sự cải tổ lại hệ thống ngân hàng nông nghiệp theo định hướng thị trường trong việc cung cấp các dịch vụ tín dụng cho hộ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng tại các khu vực nông thôn. Đồng thời một số các tổ chức tín dụng vi mô thời gian qua cũng đang nỗ lực để áp dụng phương thức cho món vay nhỏ đến khách hàng nông thôn (IFAD, 2004).
Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy tín dụng được trợ cấp không phải là chìa khóa cho thành công của tín dụng ở cơ sở. Nhu cầu chính của người nghèo là dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn và chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền) chứ không phải tín dụng giá rẻ. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức lãi suất thị trường sẽ đảm bảo cả tính công bằng lẫn tính hiệu quả trong cung cấp tín dụng cho nông dân.
Ở các quốc gia Châu Á, chi phí cao và những rủi ro trong cung cấp các dịch vụ tín dụng ở vùng nông thôn giải thích cho những khó khăn mà các tổ chức tín dụng nông thôn đang gặp phải nhưng đồng thời nó cũng phản ánh yếu kém trong quản lý và hoạch định chính sách của chính phủ.
2.2.1.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
a. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hàn Quốc là một nước chậm phát triển 70% dân số sống ở nông thôn, tài nguyên nghèo nàn, đất đai chủ yếu là núi đồi. Giai đoạn 1962-1972 do phải đối phó với tình hình lạm phát cao, Nhà nước đã tiến hành cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái thúc đẩy tích lũy nội bộ thông qua cải cách chế độ lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong dân cư từ 12-30%/năm và cho vay với lãi suất 15-26%/năm. Người nông dân lúc đó khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức vì lãi suất cho vay của các tổ chức này tương đối cao. Từ năm 1973-1985 Nhà nước áp dụng chính sách thả nổi lãi suất huy động và lãi suất cho vay, tuyên bố xóa bỏ cổ phần cố định của chính phủ tại các ngân hàng thương mại, tăng cường hoạt động dịch vụ tài chính cho phép ngân hàng
bán lại các loại séc hoặc công trái của Nhà nước theo giá thỏa thuận. Khi đó người nông dân Hàn Quốc đã dần tiếp cận ngày càng đầy đủ với các nguồn tín dụng mà đặc biệt là nguồn tín dụng chính thức để phục vụ phát triển sản xuất (Phạm Thị Thùy, 2013).
Từ 1986 đến nay, Hàn Quốc ngày càng chiếm lĩnh được các thị trường lớn trên thế giới về sản phẩm hàng hóa có công nghệ cao. Nhà nước khuyến khích các công ty tăng mức chi phí cho nghiên cứu và phát triển khoa học. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung nỗ lực về vốn để đầu tư cho việc phân bổ lại ruộng đất, phổ biến kỹ thuật mới về các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đặt ra mục tiêu tự túc lương thực và đã đạt được kết quả lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân Hàn Quốc đã thực sự yên tâm sản xuất và ngày càng có nhiều hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn vì họ không phải lo thiếu vốn.
b. Kinh nghiệm của Philippin
Hệ thống tín dụng chính thức cung cấp vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Philippin bao gồm các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đặc biệt của chính phủ. Hệ thống các ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng thương mại bao gồm của Nhà nước và của tư nhân có các chi nhánh xuống tận các làng, xã, huyện, tỉnh ở khắp cả nước. Trong đó, ngân hàng nông thôn là tổ chức tín dụng chính thức lớn nhất trong tổng số dư tiền cho vay của ngân hàng nông thôn thì có tới 97%-100% là cho vay nông nghiệp. Chính phủ Philipine đã có những chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như bắt buộc tất cả các ngận hàng thương mại phải dành tối thiểu 25% quỹ tiền vay có thể của họ cho nông nghiệp, chính phủ có một ngân hàng đặc biệt cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn lớn nhất đó là ngân hàng đất đai của Philipine. Ngân hàng đã dành tới 60% số vốn huy động để cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt ở Philipin cũng có những ngân hàng, những công ty đựợc coi là thành công trong việc cho hộ nông dân nghèo vay vốn. Đó là công ty TulayPag-unlad (TSPI), ngân hàng Philippin (BPI- Bank of the Philipines Islands). Công ty này đã đi thẳng đến người nghèo với những khoản tín dụng nhỏ khoảng 20-80 đôla, cho những phụ nữ nghèo và các chủ doanh nghiệp nhỏ vay những vốn nhỏ để mở rộng sản xuất. Đối với những phụ nữ nghèo, nông dân nghèo, Công ty TulayPag-unlad cũng tổ chức thành mạng lưới mang những khoản tiền vay đến tận tay họ. Với lãi suất tối thiểu bằng
trên thị trường 40%/năm. Ngoài ra, ngân hàng BPI-Bank of the Philipines Islands cũng đã cung cấp một khoản tín dụng lớn cho người nghèo vay. Như vậy ở Philipin, không chỉ các hộ nông dân được tiếp cận đầy đủ với nguồn vốn tín dụng chính thức mà ngay cả các hộ nông dân nghèo cũng rất được quan tâm cho vay vốn để yên tâm phát triển sản xuất (Phạm Thị Thùy, 2013).
c. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản được coi là một trong những nước thành công trong hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích mạnh phát triển nông nghiệp bằng việc thành lập ngân hàng cầm đồ, thế nợ bất động sản và những ngân hàng nông-công nghiệp địa phương. Sau đó các tổ chức này được thay thế bằng các tổ chức tài chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (AFFFC), cung cấp tiền cho nông nghiệp với số lượng lớn, lãi suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn cố định trong hộ nông dân và các trang trại nông nghiệp chủ yếu thông qua các HTX nông nghiệp.
Từ đầu những năm 1960 Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay vốn nông nghiệp (GPALs) để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn của chương trình này là từ Chính phủ và tư nhân thông qua HTX nông nghiệp. Năm 1984 có 19 loại quỹ Chính phủ cho GPALs và 21 loại quỹ tư nhân với lượng tiền 693 tỷ yên. Chương trình cho vay nông nghiệp của Chính phủ Nhật Bản hiện nay được cho là khá hoàn hảo với lãi suất và thời gian vay là dài hạn. Sự xuất hiện của chương trình này, sự thống trị của những người cho vay không có tổ chức với lãi suất cao đã bị hạn chế (Phạm Thị Thùy, 2013).
HTX nông nghiệp ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của đất nước và tài chính của các trang trại nông nghiệp. Đây là một tổ chức trực tiếp quan hệ tín dụng với nông dân và các trang trại. Hàng năm HTX nông nghiệp cung cấp tới 70% số tiền cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.Như vậy ở Nhật Bản toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng bởi HTX nông nghiệp và AFFFC và GPALs.
d. Thái Lan
Tổ chức tín dụng lớn nhất trực tiếp và chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông dân Thái lan là Ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp (BBAC). Tổ chức này được Nhà nước thành lập từ năm 1966 thuộc Bộ tài chính.
Ngân hàng này có nguồn vốn chủ yếu là từ Chính phủ và một phần từ các tổ chức nước ngoài. Ngân hàng thực hiện lãi suất ưu đãi cho hộ nông dân thông qua HTX tín dụng nông nghiệp và trực tiếp cho những hộ nông dân, cá thể không phải là thành viên của HTX tín dụng nông nghiệp. Đối tượng vay của BAAC là các HTX, các Hiệp hội nông dân, trực tiếp từng hộ nông dân và các nhóm hộ (Trần Hồng Thái, 2015).
Tổ chức tín dụng chính thức thứ hai cung cấp một phần tín dụng cho nông nghiệp là hệ thống các ngân hàng thương mại bao gồm: ngân hàng Băngkok, Ngân hàng Ayudhya, Ngân hàng nông dân Thái, Tập đoàn các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước Thái Lan.
Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức trên bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo hiện trạng và thực lực kinh tế cũng như thực lực của họ. Những nông dân giàu có, có thế lực, có tài sản thế chấp, chủ đất đai có thể vay trực tiếp tại các tổ chức tín dụng chính thức mà họ muốn. Những nông dân nghèo không có tài sản thế chấp, không có thế lực có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách gián tiếp bằng cách tham gia vào các HTX, các hiệp hội và nhóm nông dân.