Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông
4.1.1. Tổ chức cung ứng vốn vay chính thức
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ứng Hịa có các tổ chức cung ứng nguồn vốn vay chính thức sau:
- Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ( NH NN & PTNT); - Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH);
- Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Các tổ chức trên có vai trị quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thơn. Mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có cùng chung mục đích là cung cấp nguồn vốn vay chính thức cho nơng dân phát triển kinh tế hộ.
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Thanh Oai
Nguồn: UBND huyện Ứng Hòa (2018)
4.1.1.1. Ngân hàng NN & PTNT huyện
Đây là tổ chức tín dụng lớn nhất huyện Ứng Hịa, là ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng cho hộ
Ngân hàng NN&PTNT huyện
Thanh Oai
Ngân hàng CSXH huyện Thanh Oai
Quỹ tín dụng nhân dân
Các tổ chức đoàn thể: hội phụ nữ, hội nông dân,…
nơng dân vay với các mục đích khác nhau như: vay sản xuất kinh doanh, vay trồng trọt, vay chăn ni. Mục đích cho vay rất rộng nhưng đối tượng vay phải có tài sản thế chấp. Vì vậy nhiều hộ nơng dân nghèo sẽ khơng có điều kiện vay vốn.
* Về Quy trình cho vay
Sơ đồ 4.2. Quy trình cho vay của Ngân hàng NN&PTNT
Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT huyện Ứng Hòa (2018)
Bước 1: Chủ hộ nông dân căn cứ vào nhu cầu về vốn của mình làm đơn
xin vay vốn, thuyết minh bằng dự án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thể hiện mục đích sử dụng vốn vay, kèm theo tài sản thế chấp hoặc có xác nhận của tổ tình nguyện tín chấp. Uỷ ban nhân dân các xã xác nhận tính pháp nhân của chủ hộ nơng dân và tài sản thế chấp. Cam kết bảo đảm sẽ tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi vốn. Sau đó chủ hộ nơng dân nộp hồ sơ vay vốn cho NHNo&PTNT.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
Về năng lực pháp lý, đòi hỏi chủ hộ nông dân, người đứng ra vay vốn, những người lao động chính của hộ phải có năng lực Pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự, xem xét lịch sử quan hệ của hộ với ngân hàng.
Về hồ sơ khoản vay, căn cứ vào các thông tin chủ hộ nông dân cung cấp và kiểm tra thực tế, CBTD xem xét đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh về đối tượng cây trồng, vật nuôi, tư liệu sản xuất, sản phẩm, ngành nghề, thu nhập và tích lũy củ hộ nơng dân.
Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của hộ nông dân CBTD tiến hành xem xét đánh giá về các điều kiện SXKD của dự án vay vốn, tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất, nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự
Bước 2 Bước 1 Hộ nông dân
(Đơn xin vay và dự án sản xuất, kinh doanh)
UBND xã (Xác nhận, đảm bảo)
Ngân hàng NN&PTNT (Xét duyệt, cho vay)
Tài sản thế chấp Tổ tự nguyện tín chấp
án, tổ chức sản xuất, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật, khả năng trả nợ. Từ đó, xác định phương thức cho vay, mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay.
Thẩm định biện pháp bảo đảm vốn vay: CBTD tiến hành kiểm tra và định giá tài sản đảm bảo của hộ nông dân làm cơ sở để xác định mức cho vay.
Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng vay vốn
Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình Trưởng phịng Tín dụng. Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phịng Tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức bảo đảm nợ vay, CBTD soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay để trình Trưởng phịng tín dụng xem xét, kiểm tra lại theo đúng các điều kiện đã được phê duyệt, ký duyệt trình lãnh đạo. Trên cơ sở đó, lãnh đạo kiểm tra và cùng với khách hàng ký hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay
CBTD chuyển hồ sơ đến bộ phận kế toán để tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân, CBTD tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát hiện những phát sinh, rủi ro và đề xuất biện pháp giải quyết.
Hiện nay, việc thu thập thông tin phục vụ cho việc xét cho vay đối với hộ nông dân chưa đầy đủ và chưa phù hợp. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng mới chỉ căn cứ vào thông tin mà chủ hộ nông dân cung cấp mà chưa có sự kiểm tra thực tế. Do hạn chế về trình độ nên nhiều chủ hộ nơng dân khơng tự xây dựng được phương án vay vốn, vì vậy CBTD phải làm giúp chủ hộ nông dân và việc xác định mức cho vay dựa trên tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất. Điều đó sẽ dẫn đến các hạn chế như: không đánh giá được đầy đủ tài sản của hộ nông dân, không nắm rõ được thực tế sản xuất kinh doanh nên xác định mức cho vay không phù hợp, có những hộ nơng dân có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt nhưng không biết lập phương án sản xuất kinh doanh hoặc đất đai chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng nên không tiếp cận được vốn vay hoặc không được vay đủ số vốn mình cần.
Ngồi ra, do khơng hiểu rõ được điều kiện của hộ nông dân vay vốn cũng như do một số quy định chung của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nên CBTD xác định mức cho vay đối với đa số hộ nông dân thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu vay vốn thực tế. Vì những lý do trên, theo chúng tơi việc xác định mức cho vay, phương thức, thời hạn và quyết định cho vay không nên chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo vì tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp thu hồi nợ khi hộ nơng dân thực sự khơng có khả năng trả nợ. Trước khi quyết định cho vay và xác định mức vay thì CBTD vừa phải căn cứ vào nhu cầu vay vốn của hộ nơng dân, vừa phải điều tra, tìm hiểu về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nơng dân, đánh giá đầy đủ tình hình tài chính của hộ nơng dân, thẩm định kỹ lưỡng phương án vay vốn, tình hình tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân.
* Về lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng như sau:
Bảng 4.1. Lãi suất cho vay phát triển sản xuất của ngân hàng NN&PTNT huyện Ứng Hòa trong 3 năm 2016 - 2018
ĐVT: %/tháng
Lãi suất cho vay Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Vay ngắn hạn 5,5 - 6,5 6 - 7 6 - 7 2. Trung hạn 7 - 8 7,5 - 8 7,5 - 8,5 3. Dài hạn 8,5 - 9 8,5 - 9,5 9 - 10
Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT huyện Ứng Hòa (2016-2018) Lãi suất cho vay của ngân hàng được áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và tùy từng thời điểm khác nhau; những hộ vay vốn có lịch sử tín dụng tốt, tài chính lành mạnh minh bạch sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi.
4.1.1.2. Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân là hình thức tín dụng cơ sở gần dân nhất, chủ yếu huy động nguồn vốn của nhân dân, nằm trên địa bàn các xã, thị trấn vì vậy tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn và trả nợ. Thủ tục vay vốn của các quỹ này lại đơn giản, nhanh chóng nên tuy lãi suất có cao hơn ngân hàng NN&PTNT nhưng vẫn thu hút khối lượng khách hàng lớn trên địa bàn huyện.
* Quy trình cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng phương thức cho vay từng lần. Phương thức này đòi hỏi mỗi lần vay vốn, thành viên vay vốn và QTDND phải làm những thủ tục cần thiết.
Thủ tục cho vay cũng như quy trình cho vay tại các quỹ tín dụng nhân dân khá nhanh chóng, khơng gây phiền hà cho cho các hộ vay mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc.
Sơ đồ 4.3. Quy trình cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân
Nguồn: Các Quỹ tín dụng nhân dân huyện Ứng Hịa (2018)
Quy trình thủ tục cho vay vốn tín dụng tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa bao gồm các bước:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay
vốn: CBTD có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn của QTD theo cơ chế hiện hành. Hồ sơ vay vốn gồm có:
- Giấy chứng nhận về tư cách pháp nhân: Đối với cá nhân vay vốn phải gửi đến QTDND giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu cả bản gốc và bản sao. Sau đó các cán bộ tín dụng đối chiếu với các nội dung kê khai trong giấy đề nghị vay vốn phải gửi lại khách hàng bản gốc và lưu lại bản sao.
- Giấy đề nghị vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn thường theo mẫu in sẵn của QTDND tùy theo hình thức thực tế mà giấy đề nghị có thể bổ sung các chi tiết cho phù hợp với từng khoản vay.
Đảm bảo Xác nhận
Đơn xin vay và dự án sản xuất kinh
doanh
Xét duyệt, cho vay
Hộ nông dân
Quỹ tín dụng nhân dân
UBDN xã (và đảm bảo)
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay vốn trả nợ.
- Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản (theo mẫu của QTDND) và các giấy tờ gốc, chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…
Bước 2: Điều tra thu thập tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn:
- Phỏng vấn người vay: Nhằm mục đích nắm chắc thơng tin giữa giấy xin vay và thực tế đánh giá năng lực, kinh nghiệm, uy tín của người vay. Từ đó tìm ra thuận lợi, khó khăn trong q trình sử dụng vốn, hiệu quả và rủi có thể xẩy ra để có phương án xử lý khắc phục.
- Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay vốn: Khảo sát thực tế mới thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình có thể kết luận chính xác.
Bước 3: Thẩm định phân tích khách hàng và phương án vay vốn
- Khách hàng vay phải đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với QTDND.
- Phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng Quỹ tín dụng phải xem xét phương án đó có vi phạm pháp luật hay khơng, phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương hay không, phù hợp với ghi trong giấy phép kinh doanh hay không, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có khả thi hay khơng.
- Đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay (tài sản thế, chấp cầm cố bảo lãnh) Đây là việc làm cần thiết của người cán bộ tín dụng, nếu đánh giá đúng tài sản thế chấp thì khi xảy ra rủi ro thì có thể bán để thu hồi nợ gốc, lãi. Riêng hồ sơ nhà đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp (sổ đỏ).
Bước 4: Quyết định cho vay: sau khi phương án vay vốn được thẩm định
kỹ và xét thấy thỏa mãn đầy đủ điều kiện và nguyên tắc cho vay theo thể lệ chế độ quy định thì quyết định cho vay, người duyệt cho vay là giám đốc (phó giám đốc, người ủy quyền) người có thẩm quyền quyết định cho vay trên cơ sở tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng kèm theo hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Do quy mô hoạt động của quỹ ngày càng mở rộng nên để tạo điều kiện cho quỹ hoạt động an tồn thì các loại hồ sơ, giấy tờ trình tự cho vay và thu nợ đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ, các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện quy chế cho vay theo đúng Quyết định số 1627/NHNN.
Tuy vậy, thực tế cho thấy việc tiến hành cho vay tại các quỹ rất nhanh chóng, khơng gây phiền hà cho người vay vốn mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ.
Nhìn chung các loại giấy tờ người vay vốn phải lập cơ bản đã phù hợp với trình độ dân trí của họ, bên cạnh đó lại được các cán bộ thẩm định tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân hướng dẫn chi tiết, tận tình.
Để tiến hành công tác thẩm định các quỹ đều phân công cán bộ của quỹ trực tiếp phụ trách thẩm định tại thôn, khu phố nơi họ sinh sống. Do vậy ngay khi nhận được đơn xin vay vốn, Quỹ tín dụng nhân dân đã có những thơng tin nhanh, thậm chí rất chính xác, đầy đủ về thành viên và gia đình của người vay vốn mà nhiều khi khơng phải đến tận nhà để tìm hiểu nên việc thẩm định cho vay nhanh chóng mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc. Đây là một trong những ưu thế của Quỹ tín dụng nhân dân mà các ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động trên địa bàn không thể có được.
Đơn xin vay vốn được xét duyệt và ra quyết định nhanh. Mặc dù ngân hàng Nhà nước quy định thời gian thẩm định và phán quyết cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân không quá 07 ngày với vay ngắn hạn và không quá 30 ngày với vay trung và dài hạn nhưng các quỹ đều không vượt quá 03 ngày.
Với phương thức phục vụ thuận lợi, giải quyết cho vay nhanh và thoáng như vậy nên thời gian làm thủ tục vay vốn của thành viên ngắn, thường từ khi vay vốn đến khi nhận tiền là từ một đến ba ngày, có nơi trong một buổi. Thủ tục thu nợ, lãi cũng đơn giản, nhanh chóng.
Về đảm bảo tiền vay các quỹ cũng rất tạo điều kiện cho thành viên vay vốn. Khác với các ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn thường chỉ chú trọng bảo đảm tiền vay bằng các tài sản thế chấp. Trong khi đó, căn cứ để các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay dựa vào tín chấp là chủ yếu, do vậy đã tạo điều kiện để các thành viên dễ dàng tiếp cận với vốn của quỹ.
Bên cạnh đó để mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho các thành viên, các quỹ đều có thêm các hình thức bảo đảm tiền vay như cầm cố sổ lương hưu, sổ tiền gửi tại quỹ. Sự đa dạng các hình thức bảo đảm tiền vay cũng là một trong những ưu thế để các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cùng hoạt động trên địa bàn.
Tuy nhiên với hoạt động ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh ngày càng sơi động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn huyện Ứng Hòa vẫn cần phải cải tiến thủ tục vay vốn sao cho ngày càng gọn nhẹ, nhanh chóng, mở rộng các hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp để tăng cường sự tiếp cận của khách hàng với nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhân dân.
* Về lãi suất vay
Do các quỹ tự cân đối, nghiên cứu thị trường và cho ra mức lãi suất hợp lý nhưng trong khung cho phép của Nhà nước, thang lãi suất cho vay của QTDND cao hơn so với lãi suất của ngân hàng NN&PTNT.
Bảng 4.2. Lãi suất cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân huyện Ứng Hòa trong 3 năm 2016 - 2018
ĐVT: %/tháng
Lãi suất cho vay Năm 2016 (Lãi suất BQ) Năm 2017 (Lãi suất BQ) Năm 2018 (Lãi suất BQ) 1. Vay ngắn hạn 1,1 1,1 1,15 2. Trung hạn 1,15 1,18 1,2 3. Dài hạn 1,2 1,22 1,25
Nguồn: Các quỹ TDND huyện Ứng Hòa (2016-2018) Tuy nhiên vì hồ sơ thủ tục và quy trình xét duyệt vay của các quỹ tín dụng nhanh hơn nên mặc dù lãi suất cao, nhiều hộ nông dân vẫn chấp nhận vay.
4.1.1.3. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ứng Hịa