Yếu tố hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 86 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông

4.2.1. Yếu tố hộ nông dân

4.2.1.1. Trình độ văn hóa của chủ hộ

Trình độ văn hoá của chủ hộ liên quan đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật từ đó ra quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với mong muốn đạt hiệu quả cao nhất.

Thực tế cho thấy các hộ nơng dân có trình độ văn hóa thấp thường khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức. Hộ khơng chủ động tìm hiểu các thơng tin về hoạt động các các tổ chức tín dụng chính thức. Qua phương tiện thơng tin đại chúng họ có nắm bắt được thông tin nhưng không đầy đủ.

Các hộ có trình độ thấp khi vay vốn với các thủ tục hiện tại, phức tạp một số hộ không có khả năng tự làm đơn, nên một số hộ có nhu cầu vay vốn lại sợ khơng dám vay vì khơng có kế hoạch sản xuất kinh doanh. Họ không am hiểu về

KHKT sản xuất, khơng nắm bắt được tình hình xã hội nên hiệu quả sản xuất thấp do vậy đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời sống.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sự tiếp cận của hộ nông dân Chỉ tiêu Chỉ tiêu

NH NN&PTNT NH CS Quỹ TDND Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ vay vốn 34 100,00 25 100,00 33 100,00 92 100,00 Tiểu học 8 23,53 10 40,00 6 18,18 24 26,09 THCS 15 44,12 10 40,00 17 51,52 42 45,65 THPT 11 32,35 5 20,00 10 30,30 26 28,26 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Qua bảng trên thấy rằng: các hộ vay vốn tại các tổ chức tín dụng chủ yếu có chủ hộ THCS chiếm 45,65%, và trình độ THPT chiếm 28,26%. Chủ hộ có trình độ cao thường học hỏi kinh nghiệm nhanh từ các chương trình khuyến nơng của xã và huyện. Do vậy các hộ cũng mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận hộ có chủ hộ trình độ thấp (chiếm 26,09%) vẫn tham gia vay vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích do họ có kinh nghiệm, khơng sợ rủi ro, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất.

Từng tổ chức tín dụng chính thức khác nhau, trình độ chủ hộ của các hộ vay vốn cũng khác nhau. Đối với NH NN&PTNT và quỹ TDND thì trình độ của chủ hộ vay vốn chủ yếu là những THCS và THPT, trình độ tiểu học chỉ chiếm 23,53% và tỷ lệ 18,18%. Đối với NH CSXH thì trình độ của chủ hộ vay vốn chủ yếu là tiểu học và THCS, trình độ THPT chỉ chiếm 20%. Nguyên nhân là do đối tượng vay vốn của NH CSXH chủ yếu là hộ nghèo, hộ chính sách, đây là những hộ có trình độ dân trí thấp. Vì vậy các tổ chức tín dụng cần có chính khách để tăng khả năng tiếp cận vốn của tất cả các đối tượng khác nhau.

Muốn vậy thì cần nâng cao dân trí cho người dân để họ tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, tổ chức xã hội của địa phương cung cấp một cách đầy đủ các thông tin về các tổ chức tín dụng trên địa bàn từ đó giúp nơng dân có đầy đủ các thơng tin về tín dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia vay vốn đồng thời cũng giúp họ có phương hướng sản xuất vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

4.2.1.2. Giới tính của chủ hộ

Sự khác biệt về giới tính ảnh hưởng tới mức độ tham gia vào việc ra quyết định cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất đặc biệt là vốn. Tình hình tiếp cận tín dụng của các chủ hộ là nam giới nhiều hơn các chủ hộ là nữ giới vì so với nam giới thì nữ giới ít có cơ hội và điều kiện tiếp thu các kiến thức khoa học do gánh nặng của cơng việc gia đình. Chủ hộ là nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, mong muốn cải thiện đời sống và làm giàu. Họ thường đưa ra quyết định vay hay khơng vay một cách nhanh chóng chứ khơng như các chủ hộ là nữ thường lưỡng lự khơng dám vay vì sợ rủi ro. Nhiều khi gặp khó khăn muốn vay vốn để làm ăn nhưng họ lại không dám vay, chỉ muốn an phận làm ăn.

Mức độ tiếp cận vốn vay chính thức của các hộ nơng dân theo giới tính trên địa bàn huyện Ứng Hịa được thể hiện qua bảng 4.19:

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ đến sự tiếp cận của hộ nơng dân

Chỉ tiêu

NH

NN&PTNT NH CSXH Quỹ TDND Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ vay vốn 34 100,00 25 100,00 33 100,00 92 100,00 Chủ hộ là nam 21 61,76 15 60,00 23 69,70 59 64,13 Chủ hộ là nữ 13 38,24 10 40,00 10 30,30 33 35,87 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Thực tế điều tra cho thấy số hộ có chủ hộ là nam được vay vốn chính thức nhiều hơn so với chủ hộ là nữ với tỷ lệ là 64,13% và 35,87%. Nguyên nhân là do chủ hộ là nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, mong muốn cải thiện cuộc sống, từ đó họ sẽ mạnh dạn hơn trong việc vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức.

Trong từng tổ chức tín dụng chính thức, tỷ lệ số hộ có chủ hộ là nam được vay vốn nhiều hơn so với chủ hộ là nữ có. Tại NH NN&PTNT số hộ vay vốn chiếm 61,76% là nam giới 38,24% là nữ giới. NHCSXH cũng có đến 60% chủ hộ

là nam giới đứng ra vay. Tại QTDND tỷ lệ hộ có chủ hộ là nam tiếp cận được với nguồn vốn là 69,7%.

Vì vậy để giúp các chủ hộ là nữ tự tin hơn trong tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức cũng như mạnh dạn trong đầu tư sản xuất thì cần phải có sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành, tổ chức xã hội đặc biệt là hội phụ nữ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chị em có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức dễ dàng và hiệu quả hơn.

4.2.1.3. Điều kiện kinh tế và nghề nghiệp của hộ nông dân

Điều kiện kinh tế của hộ ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ, những hộ có kinh tế khá ngồi việc có tài sản thế chấp dễ dàng vay vốn thì họ cịn có mong muốn làm giàu hơn nữa, họ ln tìm cách để cho đồng vốn sinh lời nhanh nhất. Đối với các tổ chức tín dụng chính thức, họ ln ưu tiên cho những hộ có khả năng trả nợ khi vay.

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ đến sự tiếp cận của hộ nông dân của hộ nông dân

Chỉ tiêu Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng CS Quỹ TD ND Tổng SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ vay vốn 34 100 25 100 33 100 92 100 Hộ giàu 18 52,94 3 12 16 48,48 37 40,22 Hộ trung bình 11 32,35 10 40 11 33,33 32 34,78 Hộ nghèo 5 14,71 12 48 6 18,18 23 25,00 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Qua bảng 4.19 ta thấy tỷ lệ hộ giàu và hộ trung bình được vay vốn cao hơn nhiều so với các hộ nghèo: hộ giàu là 40,22%; hộ trung bình là 34,78% và hộ nghèo là 25%. Trong đó, tỷ lệ hộ giàu và hộ trung bình được vay vốn chủ yếu tập trung tại NH NN&PTNT và Quỹ TDND, còn hộ nghèo được vay vốn chủ yếu tại NH CSXH (chiếm 48% số hộ được vay vốn).

Từ những phân tích trên cho thấy các hộ nơng dân có điều kiện kinh tế giàu và trung bình khá tự tin trong việc sản xuất kinh doanh nên họ có nhu cầu vay

vốn để mở rộng quy mơ sản xuất. Bên cạnh đó họ lại có tài sản thế chấp nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Ngược lại hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ không tự tin trong đầu tư phát triển kinh tế, mặt khác giá trị tài sản thế chấp của họ thấp vì vậy càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vay vay chính thức.

Để người dân nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức thì cần phải có sự tư vấn về khoa học kỹ thuật cho họ để họ có thể tự tin hơn trong việc vay vốn đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế hộ.

Đặc trưng nghề nghiệp của hộ nơng dân có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất kinh doanh của hộ bởi đối với nhiều hộ nông dân việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ gặp khơng ít khó khăn trong thời điểm ban đầu, họ không biết nên sản xuất và kinh doanh cái gì? Từ đó ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các hộ. Điều này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sự tiếp cận của hộ nông dân

Chỉ tiêu

NH

NN&PTNT NH CSXH Quỹ TDND Chung

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ vay vốn 34 100 25 100 33 100 92 100 Hộ thuần nông 2 5,88 11 44,00 1 3,03 14 15,22 Hộ NN kiêm ngành nghề 25 73,53 12 48,00 26 78,79 63 68,48 Hộ dịch vụ, buôn bán 7 20,59 2 8,00 6 18,18 15 16,30 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Qua điều tra chúng tôi thấy trên địa bàn huyện Ứng Hòa số hộ NN kiêm ngành nghề có tỷ lệ vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức cao nhất với tỷ lệ 68,48%, hộ thuần nơng có tỷ lệ vay vốn thấp nhất 15,22%. Trong đó, tại NH NN&PTNT và quỹ TDND hộ NN kiêm ngành nghề có mức độ tiếp cận với nguồn vốn là cao nhất với tỷ lệ 73,53% và 78,79%. Tại NH CSXH thì hộ thuần nơng có tỷ lệ vay vốn cao 44%. Nguyên nhân là do đối tượng cho vay vốn của NH CSXH là những hộ nghèo, hộ chính sách, đây chủ yếu là những hộ thuần nơng.

Từ những phân tích trên cho thấy các hộ thuần nông mức độ tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức để phát triển sản xuất là thấp nhất. Nguyên nhân là do

đây là những hộ có nguồn lực hạn hẹp, khả năng nắm bắt thị trường còn nhiều hạn chế, họ chưa mạnh dạn trong đầu tư sản xuất phát triển kinh tế hộ. Bên cạnh đó, đối với các hộ NN kiêm ngành nghề, hộ dịch vụ bn bán vì họ có tiềm lực kinh tế, họ đã được va chạm nhiều với thị trường, họ nắm bắt được xu thế cũng như nhu cầu của thị trường; đặc biệt ngày nay các ngành kinh doanh dịch vụ ngày càng thu được mức lợi nhuận cao và phát triển cả về lượng và chất. Vì vậy các hộ này rất mạnh dạn trong vay vốn để phát triển kinh tế của gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)