Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông
4.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay chính thức để phát
triển kinh tế hộ nông dân
4.2.4.1. Thuận lợi
Khi tiếp cận với nguồn vốn TDCT các hộ được sự hướng dẫn của các cán bộ tín dụng về thủ tục vay vốn, cách viết đơn xin vay vốn, giải thích rõ cho các hộ hiểu về quyền và nghĩa vụ khi được vay. Tại NHNo&PTNT các cán bộ có trình độ chun nghiệp nên họ nắm rõ nghiệp vụ tín dụng, khi người dân khơng hiểu sẽ nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tỷ mỷ của các cán bộ. Còn tại NHCSXH các hộ được vay với lãi suất ưu đãi đặc biệt khi vay thơng qua các tổ chức đồn thể xã hội, các hộ nông dân không phải thế chấp tài sản mà vẫn được vay đó là điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn. QTDND là tổ chức hoạt động trên địa bàn một số xã nên các hộ nông dân dễ dàng tiếp cận, cán bộ ở đây sát dân, hiểu dân nên thời gian thẩm định nhanh, thủ tục đơn giản.
Với hộ giàu đa số có quy mơ sản xuất lớn, sản xuất đạt hiệu quả cao, tài sản thế chấp lớn nên nhu cầu vốn dễ dàng được đáp ứng. Khả năng đáp ứng của ngân hàng NN&PTNT lớn, thời hạn vay cũng phù hợp với quy mô sản xuất của hộ, các hộ có đủ điều kiện vay vốn do ngân hàng đặt ra. Với các hộ nghèo và trung bình khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng được hưởng lãi suất ưu đãi được sự giúp đỡ bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể xã hội, lượng vốn phù hợp với quy mơ sản xuất của hộ. Vì vậy vốn vay đã đáp ứng nhu cầu cần thiết của các hộ khi họ gặp khó khăn nhất, tạo điều kiện cho hộ đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
4.2.4.2. Khó khăn
Khi vay vốn tại các tổ chức TDCT nhiều hộ cho rằng mức lãi suất cho vay tại các tổ chức vẫn còn cao đặc biệt tại NHNN&PTNT và QTDND. Do đó nhiều hộ muốn vay cũng không thể vay nổi đặc biệt là hộ nghèo có hồn cảnh đặc biệt, những chủ hộ bị mất sức lao động, có thu nhập không ổn định… không có khả năng trả nợ thì khơng được vay vốn. Khi xét duyệt cho hộ nông dân vay vốn, các cán bộ đoàn thể xã phải căn cứ vào điều kiện khả năng trả nợ của hộ gia đình, xét duyệt những hộ gia đình có điều kiện trả nợ đúng hạn, có bản kế hoạch sử dụng đồng vốn vay hiệu quả thì mới được xét duyệt cho vay vốn với lượng vốn vay vẫn hạn chế.
Quy trình cung cấp tín dụng cịn khá phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Các
tổ chức tín dụng chính thức thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến nhất là đất hay nhà có kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ít nhất phải có giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất do huyện cấp, và đôi khi yêu cầu cả bảo lãnh của chính quyền địa phương.
Thủ tục phức tạp, phiền hà và quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp và làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nơng dân do đó thay vào việc vay vốn tại ngân hàng họ phải tìm đến bè bạn, tư nhân để vay với lãi suất cao hơn ngân hàng hoặc vay “nóng” của anh em. Khi các hộ có nhu cầu vay vốn ngay tại tổ chức TDCT để sản xuất nhưng ngân hàng lại chưa kịp giải ngân xuống cơ sở do vậy đã làm mất đi cơ hội sản xuất của các hộ và một số đã vay tạm anh em để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Các hộ nghèo và hộ trung bình có khả năng tiếp cận vốn thấp, không hiểu biết về các thủ tục của tổ chức tín dụng. Nhiều hộ khơng đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng đặt ra vì khơng có tài sản thế chấp do họ chưa được cấp sổ đỏ nên các hộ không vay trực tiếp mà vay thơng qua các tổ chức đồn thể xã hội. Thủ tục vay vốn thông qua các tổ chức đồn thể đơn giản, có một mẫu đơn đã được soạn thảo sẵn, hộ nơng dân có nhu cầu vay vốn chỉ cần điền theo mẫu đơn rồi nộp cho các đồn thể trên địa bàn thơn xóm và đợi xét duyệt cho vay vốn. Đến kỳ hạn trả nợ thì các cán bộ hội lại đến tận nhà để thu lãi. Bên cạnh mặt tích cực của các tổ chức đồn thể thì cũng chính điều này đã làm cho các hộ nông dân và đặc biệt là các hộ vay vốn bị động trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức, hộ nơng dân chỉ biết mình được vay và đến hạn thanh tốn là phải trả lãi và gốc, ngồi ra họ cũng khơng quan tâm đến nguồn vốn vay trực tiếp từ đâu, hoạt động của tổ chức tín dụng đó như thế nào, những thông tin về ngân hàng cung cấp vốn cho hộ bị hạn chế. Họ khơng tự tìm hiểu hoạt động của các tổ chức TDCT, không tham gia trực tiếp các lớp huấn luyện, tuyên truyền vay vốn của các tổ chức đoàn thể xã mà họ chỉ quan tâm đến lượng vốn vay và lượng vốn được vay mà thơi.
Bên cạnh đó thời gian vay vốn tại các đoàn thể xã ngắn thường chỉ là hai năm, không đủ thời gian thu hồi vốn vay của hộ nông dân, mặc khác ngân hàng thường tiến hành thu vốn theo hai đợt, sau 12 tháng hộ nơng dân vay vốn phải hồn trả lại ½ lượng vốn vay, ½ lượng vốn vay cịn lại sẽ được thanh tốn sau khi hết hạn. Chính điều này đã làm một số hộ nông dân không vay vốn tại các tổ chức này do thời gian hoàn trả lại vốn quá nhanh khơng đủ thời gian đề hộ nơng dân hồn lại vốn vay và thu lời được. Điều này chứng tỏ lượng vốn vay thông
qua các tổ chức đoàn thể xã chỉ đáp ứng hay giải quyết được vấn đề thiếu vốn trước mắt của hộ nông dân, không giải quyết được vấn đề lâu dài cho hộ.
Cán bộ tại NHNN&PTNT chưa thực sự sát dân, hiểu dân, vẫn còn thái độ thờ ơ, còn tại QTDND và NHCSXH cán bộ vẫn chưa có trình độ đào tạo chun nghiệp vì thế gây nhiều phiền hà, tắc trách trong thẩm định, giải ngân. Để vay và nhận được vốn vay người vay phải trả những khoản chi phí ngầm ngồi lãi suất quy định do phải đi lại nhiều lần, thậm chí phải bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng.
Qua điều tra thực tế cho thấy hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ứn Hòa đã biết đến nguồn vốn TDCT. Tuy nhiên sự hiểu biết rõ về các tổ chức cũng như hiểu về các quyền lợi của mình khi vay vốn chưa thực sự đầy đủ. Một số hộ nông dân được vay vốn nhưng họ cũng không hiểu rõ các thủ tục vay vốn vì khi họ có nhu cầu vay vốn họ tìm đến các tổ chức đồn thể xã hội đứng ra vay giúp thậm chí họ khơng phải làm thủ tục mà chỉ việc ký tên vào các đơn xin vay vốn. Đến khi phải trả lãi thì các cán bộ hội lại đến thu lãi. Các hộ dân nhất là các hộ nghèo có hồn cảnh đặc biệt, khơng biết làm ăn kinh tế lại là những hộ hiểu rất ít về các tổ chức TDCT, ít được tìm hiểu kỹ về NHCSXH nên họ khơng biết là mình có được nằm trong diện được vay vốn ưu đãi hay không, thủ tục vay như thế nào. Những hộ nghèo tự họ khơng có kế hoạch sản xuất, ít được tư vấn tìm ra hướng sản xuất phù hợp để cải thiện cuộc sống nên họ khơng dám vay vốn vì sợ rủi ro. Mặt khác đất sản xuất nơng nghiệp ít, lao động chính hay bị ốm đau nên hộ nghèo đã nghèo lại càng nghèo hơn, chỉ làm được đồng nào thì tiêu đồng ấy. Một số hộ có vay nhưng lại dùng cho chi tiêu và trả nợ. Các hộ có điều kiện kinh tế trung bình hoặc khá cũng biết được mình được quyền vay vốn nhưng thủ tục vay như thế nào thì họ khơng nắm rõ chỉ có số ít hộ hiểu rõ về các tổ chức TDCT vì họ thường xuyên vay vốn tại các tổ chức này. Đây cũng là các hộ có điều kiện kinh tế, biết sử dụng đồng vốn hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cịn một số hộ khơng có kế hoạch sản xuất hoặc sợ rủi ro nên chưa có nhu cầu vay tại các tổ chức TDCT. Hộ giàu vẫn là hộ mạnh dạn vay vốn sản xuất kinh doanh và vay với mức vay cao nhất. Hộ trung bình và hộ nghèo vay với lượng vốn ít hơn vì quy mơ sản xuất nhỏ hơn và để phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng trả nợ của mình. Hiện nay nhiều khi dịch vụ TDCT dành riêng cho người nghèo chưa thực sự đến với họ do vậy nhiều hộ khá giả có điều kiện, nhiều mối quan hệ có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các khoản vay với mức lãi suất ưu đãi.