“Gia đình tơi có làm đơn vay vốn tại ngân hàng NHNN&PTNT để cho con trai tôi mở cửa hàng sữa chữa xe máy. Tuy nhiên khi gia đình đến ngân hàng xin làm đơn vay vốn thì cán bộ tín dụng của ngân hàng khơng nhiệt tình, địi hỏi chúng tôi rất nhiều điều kiện. Nên gia đình tơi đã khơng vay vốn của ngân hàng này nữa.
(Ông Trịnh Viết Cao, xã Đại Cường, ngày 17/11/2018)
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, để người nơng dân có thể tiếp cận tốt hơn đối với nguồn vốn vay chính thức này, cán bộ tín dụng ngồi bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ thì cần thiết phải có thái độ cởi mở, thân thiện, gần gũi, am hiểu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
4.2.2.4. Lượng vốn vay và thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức Thời gian vay và mức vốn cho vay của các tổ chức tín dụng có tác động rất lớn
tới các hộ có nhu cầu vay vốn. Tâm lý của các hộ là muốn vay được nhiều tiền trong thời gian dài để sản xuất kinh doanh, giúp vốn có thể sinh lời một cách hiệu quả nhất. Qua bảng 4.24 ta thấy các tổ chức tín dụng vẫn cịn hạn chế về thời gian và lượng vốn cho vay.
Về lượng vốn vay, có 67,65% hộ đánh giá lượng vốn vay của ngân hàng NN&PTNT là cao. Tại quỹ TDND có 45,45% hộ đánh giá lượng vốn vay là trung bình.
Tại ngân hàng CSXH có đến 60% hộ đánh giá lượng vốn vay của ngân hàng thấp, nguyên nhân là do lượng vốn của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn TW cấp xuống cịn mức vốn huy động được rất ít. Mức vay cao hay thấp còn phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp và tổng mức đầu tư dự án của hộ. Nếu giá trị tài sản thế chấp nhỏ thì mức vốn vay nhỏ. Mức cho vay giới hạn này đã gây khó khăn cho hộ khi quyết định phương án sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của lượng vốn và thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng đến việc tiếp cận của hộ nông dân
Chỉ tiêu
NH NN&PTNT NH CSXH Quỹ TDND Chung
Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ vay vốn 34 100 25 100 33 100 92 100 2. Nhận xét về mức vốn vay/lượt hộ Cao 23 67,65 3 12,00 14 42,42 40 43,48 Trung bình 8 23,53 7 28,00 15 45,45 30 32,61 Thấp 3 8,82 15 60,00 4 12,12 22 23,91 3. Nhận xét về
thời gian vay Dài 4 11,76 2 8 4 12,12 10 10,87 Trung bình 18 52,94 13 52 16 48,48 47 51,09 Ngắn 12 35,29 10 40 13 39,39 35 38,04 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Bên cạnh đó, thời gian vay cũng là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân. Tại các tổ chức tín dụng chính thức đa số các hộ cho rằng thời gian vay vẫn còn trung hạ và ngắn hạn, gây khó khăn cho hộ khi quay vịng vốn vì vậy hộ phải vay từ nguồn khác. Thời gian cho vay ngắn cũng là nguyên nhân của việc một số hộ không trả vốn đúng kỳ hạn nhất là các hộ đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, ngành sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất dài, sản xuất lại gặp nhiều rủi ro. Đây là yếu tố khách quan khó kiểm sốt được. Các hộ hồn trả vốn chậm sẽ bị một mức tiền phạt nhất định đó là phần lãi suất bị tăng lên. Do vậy, thời gian vay vốn ngắn đã hạn chế khả năng phát triển sản xuất của các hộ. Đặc biệt đối với các hộ nghèo kém nhanh nhậy cả về nhận thức xã hội, kiến thức sản xuất kinh doanh nên nguyện vọng của các hộ là được vay vốn với thời gian dài, có như vậy các hộ mới có đủ điều kiện trả lại khoản vốn vay gồm cả gốc và lãi.
Vì vậy các tổ chức tín dụng chính thức cần tăng thời gian vay và lượng vốn vay sao cho phù hợp với mục đích sản xuất của các hộ.
4.2.3. Hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thức và hoạt động của ban ngành, đoàn thể xã hội của ban ngành, đoàn thể xã hội
Sự quảng bá của các tổ chức TDCT tới các hộ nơng dân có ảnh hưởng rất lớn tới sự tiếp cận nguồn vốn TDCT. Các hộ nông dân không chỉ biết được đến các tổ chức TDCT mà còn hiểu rõ về các thủ tục vay vốn, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia vay vốn.
Cơng tác quảng bá tốt sẽ có tác dụng tốt đến sự tiếp cận của hộ nông dân. Quá trình tuyên truyền quảng bá sẽ giúp các hộ nông dân có thêm thơng tin chung về ngân hàng, biết được quyền lợi của mình được hưởng, hiểu được quy trình cho vay, cách thức làm hồ sơ vay vốn, số vốn có thể vay, lãi suất cho vay… từ đó các hộ bắt đầu hình thành các phương án sản xuất kinh doanh, xác định số vốn cần vay và tìm đến một trong các nơi liên quan như ngân hàng, ban XĐGN tại các xã, các tổ chức đoàn thể xã hội để liên hệ đề nghị vay vốn. Công tác này nếu thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp cận TDCT của hộ nông dân. Qua tìm hiểu chúng tơi thấy cịn một số hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá thông tin đến hộ nông dân. Hình thức quảng bá cịn đơn giản, chủ yếu là tuyên truyền thông qua đài truyền thanh xã và huyện, qua các cuộc họp của thôn, xã với mức độ không thường xuyên. Thông tin nhiều lúc quá nhiều nên người dân khó tổng hợp. Vì vậy nơng dân khơng nắm bắt được các thông tin cần thiết. Trong các hộ điều tra nhiều hộ cho rằng không biết đầy đủ các tổ chức TDCT trên địa bàn, họ chỉ biết khi có nhu cầu vay vốn thì tìm đến các tổ chức xã hội như HPN, HND, HCCB và ĐTN để nhờ sự giúp đỡ xin vay vốn. Có nhiều hộ do quá bận với công việc đồng áng không chú ý lắng nghe thơng tin từ đài truyền thanh và thậm chí khơng bao giờ đi họp. Do đó các tổ chức TDCT cần quan tâm hơn nữa đến việc quảng bá rộng rãi hoạt động của tổ chức mình tới tận các hộ nơng dân để họ có thể tiếp cận tốt hơn đến nguồn TDCT.