Tình hình cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Địa điểm nghiên cứu

3.1.4. Tình hình cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng cũng được quan tâm đầu tư xây dựng như: Giao thông, Thủy lợi, Trạm Y tế, Trường học. Đến nay tồn huyện đã có 133 km đường trục liên xã đã được trải nhựa, bê tơng hóa đạt 97,7%; trên 160 km đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt 83% và gần 500 km đường làng, ngõ xóm được xây dựng và cứng hóa đạt 80,27%. Riêng năm 2017 đã hoàn thành 82,5 km đường trục chính nội đồng; 67,84 km kênh mương cấp 3; cải tạo, nâng cấp 14 trạm bơm tưới tiêu. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tưới, tiêu trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm yêu cầu trong công tác phịng chống thiên tai. Cơng tác vệ sinh mơi trường nông thôn đã được chú trọng, tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý trong ngày đạt trên 95%. Có 100% số hộ gia đình nơng thơn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Trong năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng kế hoạch tập trung công tác dồn điền đổi thửa ở 20 xã với 62 thơn, tồn huyện đã nâng cấp, cải tạo, mở rộng 103km đường giao thông nội đồng; đào đắp, nạo vét 70km kênh mương với tổng kinh phí đầu tư trên 94 tỷ đồng. Nhân dân đã hiến 20.800m2 đất nông nghiệp để làm đường giao thơng. Đến nay, huyện đã cứng hóa được 60km đường làng, ngõ xóm ở 14 xã trong huyện như Cao Thành, Hoa Sơn, Đồng Tiến, Phương Tú, Trung Tú, Minh Đức, Đồng Tân. Nhờ công tác dồn điền đổi thửa, huyện đã hỗ trợ đầu tư các vùng sản xuất lúa chất lượng cao hoa, cây ăn quả, rau an toàn, các hộ nông dân quy mô lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được quy hoạch ở các xã Phương Tú, Hòa Lâm, Trầm Lộng, Đồng Tân, Trung Tú, Tảo Dương Văn, Vạn Thái.

Huyện Ứng Hòa cũng triển khai kế hoạch tổ chức tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với chủ đề: “Tăng cường quản lý khai thác các cơng trình cấp nước và vệ sinh hiệu quả, bền vững”, nhằm tuyên truyền sâu rộng, làm thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi để tự cải thiện điều kiện cấp

nước và vệ sinh, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, tham gia bảo vệ mơi trường, góp phần nâng cao sức khỏe người dân, phát triển kinh tế bền vững. Theo đó, huyện sẽ đẩy mạnh cơng tác tun truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về các quy định sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường; tuyên truyền hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý, trữ nước, sử dụng an toàn và tiết kiệm tài nguyên nước cho hộ gia đình. Kết hợp với tuyên truyền rộng rãi bằng các hình thức pa-nơ, áp phích, khẩu hiệu tại cơ quan, cơng sở, nơi công cộng với các thông điệp hưởng ứng tuần lễ. Ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nạo vét cống rãnh, khơi thơng dịng chảy, thu gom, xử lý rác thải, trồng cây xanh.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ứng Hóa

Thuận lợi:

Ứng Hịa là huyện thuần nơng, có địa hình tương đối thấp, diện tích đất trũng nhiều nên thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống thủy lợi cấp nước từ sông Đáy đến khu nuôi trồng thủy sản tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất của người nông dân.

Huyện có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, và hỗ trợ phát triển nơng nghiệp nói chung và ni trồng thủy sản nói riêng theo hướng an tồn và hàng hóa.

Có nhiều chính sách, hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, liên kết trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản và kinh nghiệm, kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản khi mà xu hướng chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản bắt đầu thực hiện từ năm 2005.

Chính sách dồn điền đổi thửa được huyện thực hiện khá triệt để, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi và dồn ruộng đất lại để sản xuất thủy sản quy mơ lớn và đầu tư thâm canh.

Phịng Kinh tế huyện cùng với Chi cục thủy sản thường xuyên phối hợp với các hộ nuôi chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách phòng và chữa bệnh cũng như cung cấp con giống chất lượng cho người dân. Do vậy, công nghệ nuôi được thực hiện theo hướng bền vững, thân thiện với mơi trường.

Khó khăn:

Hiện nay, chính sách của Chính phủ là hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng của đất lúa, nên chuyển đổi sang ni trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là xin giấy phép chuyển đổi.

Nguồn nước cung cấp cho nuôi trồng thủy sản của huyện từ 2 con sơng chính là sơng Đáy và sơng Nhuệ, nhưng hiện nay chất lượng nguồn nước của 2 con sông nay đã xuống rất thấp, do ảnh hưởng từ các khu công nghiệp, đặc biệt là sông Nhuệ.

Lao động tham gia vào sản xuất nơng nghiệp nói chung và NTTS nói riêng ở huyện chủ yếu là lao động nữ, người già và trẻ em nên việc áp dụng cơ giới hóa, máy móc kỹ thuật mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Trình độ, kỹ thuật của lao động trong nơng nghiệp ở Ứng Hịa hiện nay còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ thuật trong phòng trừ dịch bệnh.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong ni trồng thủy sản của huyện cịn nhiều hạn chế.

Đất nơng nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đơ thị hố kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áp lực việc làm và thu nhập cho 1 bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đang từng bước được xây dựng, hoàn thiện song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế thị trường, lộ trình hội nhập quốc tế và yêu cầu xây dựng thủ đô Hà Nội thành một trong những Thủ đô văn minh, tiên tiến.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu quan trọng mà thiếu nó thì đề tài nghiên cứu sẽ mất đi tính hiện thực. Thơng tin thứ cấp là cơ sở để đề tài có thể kế thừa, hình thành nên ý tưởng, phát triển cũng như khai thác các khía cạnh mà các nghiên cứu trước đây chưa có. Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu.

trương chính sách của Nhà nước, các cơng trình đã cơng bố (sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học, luận án, luận văn chuyên ngành), mạng internet, báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm và số phiếu lựa chọn phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm, tình hình nơng thơn và nơng dân của vùng, sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý của các tổ chức tín dụng và lãnh đạo huyện Ứng Hịa, chúng tơi lựa chọn điều tra ngẫu nhiên là 135 hộ nơng dân thuộc 3 xã: Đại Cường, Hịa Lâm, Trung Tú (45 phiếu/xã, chia đều cho 3 tổ chức tín dụng). Tất cả hộ nơng dân đều biết thơng tin về các tổ chức tín dụng, tuy nhiên không phải hộ nào cũng làm thủ tục vay vốn và tiếp cận được vốn vay.

Đối tượng điều tra và dung lượng mẫu điều tra được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Dung lượng mẫu điều tra

ĐVT: Người Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng CSXH Quỹ TDND Tổng số phiếu Đại Cường 15 15 15 45 Hòa Lâm 15 15 15 45 Trung Tú 15 15 15 45 Tổng cộng 135 Trong đó:

12 hộ chưa tiếp cận được thơng tin tín dụng để tìm hiểu lý do vì sao hộ khơng tiếp cận nguồn vốn tín dụng này;

22 hộ đã tiếp cận thơng tin tín dụng chính thức nhưng chưa làm đơn vay vốn để tìm hiểu lý do liên quan đến thủ tục, lãi suất rườm rà, khó khăn hay chưa phù hợp…;

9 hộ đã từng làm đơn nhưng không vay được vốn của các tổ chức tín dụng chính thức để tìm hiểu ngun nhân là gì;

92 hộ đã vay được vốn tín dụng chính thức để thu thập những ý kiến đánh giá tổng thể về vấn đề tiếp cận tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Ứng Hịa, Hà Nội.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân (PRA).

Để có những thơng tin ban đầu về sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nơng dân, chúng tôi đã quan sát, phỏng vấn một số cán bộ, người trực tiếp quản lý các tổ chức tín dụng chính thức. Qua đó tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tín dụng của các tổ chức này.

Chúng tôi tiến hành mời từng nhóm hộ nơng dân đến phỏng vấn, thảo luận, phân tích những hiểu biết của họ về vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức trên địa bàn; về việc vay vốn, sử dụng vốn vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Tìm hiểu những vấn đề khúc mắc của họ trong tiếp cận nguồn vốn vay. Sau đó tổng hợp, phân tích và có những đánh giá chung cho từng nhóm hộ.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được chúng tôi tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính tốn các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các cơng cụ và kỹ thuật tính tốn là được xử lý trên Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được dùng mơ tả, phân tích đánh giá thực trạng việc tiếp cận vốn vay chính thức của các hộ nông dân cũng như nhu cầu vốn vay của hộ, thu nhập của hộ qua các năm, sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động về lượng vốn vay chính thức, thu nhập của hộ nơng dân qua các năm, qua đó thấy được thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức của hộ và đánh giá được vốn vay chính thức ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân như thế nào. Từ đó đưa ra những nhận xét, tìm hiểu ngun nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp tăng

cường tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ứng Hịa. Trong phân tích, đánh giá sử dụng cả số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng tín dụng; Mức vốn cho vay/lượt vay; Lãi suất;

- Tỷ lệ vốn vay = Số vốn vay/Số vốn cần vay (chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng vốn của các tổ chức tín dụng đối với hộ nơng dân).

- Tỷ lệ số hộ được vay = Tổng số hộ được vay/Tổng số hộ điều tra (chỉ tiêu này phản ánh % số hộ được vay vốn, từ đó tìm hiểu ngun nhân dẫn đến số hộ được vay cao hoặc thấp).

- Lượng vốn hộ BQ được vay = Tổng lượng vốn vay/Tổng hộ được vay (chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà hộ được vay là cao hay thấp).

- Tỷ lệ hộ hiểu rõ quyền lợi của mình khi vay/Tổng số hộ điều tra (chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ hiểu biết của hộ nơng dân về vốn vay chính thức như thế nào). - Tỷ lệ số hộ có đủ điều kiện vay/Số hộ điều tra (chỉ tiêu này cho biết số hộ có đủ điều kiện vay nhiều hay ít, từ đó xem xét sự tiếp cận của hộ đối với nguồn vốn chính thức).

- Tỷ lệ số hộ có đủ điều kiện vay nhưng khơng vay/Số hộ điều tra (chỉ tiêu này cho biết số hộ khơng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay chính thức. Từ đó tìm ra ngun nhân tại sao họ khơng muốn vay hay họ không biết làm ăn, sợ rủi ro).

- Tỷ lệ số hộ có nhu cầu vay vốn/Số hộ điều tra; - Tỷ lệ hộ vay vốn/Số hộ có nhu cầu vay vốn; - Tỷ lệ số hộ được vay vốn/Số hộ làm đơn vay vốn;

- Thu nhập bình quân của hộ trước và sau khi vay vốn chính thức - Kết quả trả nợ vốn vay chính thức của hộ nơng dân

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN VAY CHÍNH THỨC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NƠNG DÂN Ở HUYỆN ỨNG HỊA TRIỂN KINH TẾ HỘ NƠNG DÂN Ở HUYỆN ỨNG HỊA

4.1.1. Tổ chức cung ứng vốn vay chính thức

Hiện nay, trên địa bàn huyện Ứng Hịa có các tổ chức cung ứng nguồn vốn vay chính thức sau:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NH NN & PTNT); - Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH);

- Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).

Các tổ chức trên có vai trị quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thơn. Mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có cùng chung mục đích là cung cấp nguồn vốn vay chính thức cho nơng dân phát triển kinh tế hộ.

Sơ đồ 4.1. Mạng lưới tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Thanh Oai

Nguồn: UBND huyện Ứng Hòa (2018)

4.1.1.1. Ngân hàng NN & PTNT huyện

Đây là tổ chức tín dụng lớn nhất huyện Ứng Hịa, là ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng cho hộ

Ngân hàng NN&PTNT huyện

Thanh Oai

Ngân hàng CSXH huyện Thanh Oai

Quỹ tín dụng nhân dân

Các tổ chức đồn thể: hội phụ nữ, hội nơng dân,…

nơng dân vay với các mục đích khác nhau như: vay sản xuất kinh doanh, vay trồng trọt, vay chăn ni. Mục đích cho vay rất rộng nhưng đối tượng vay phải có tài sản thế chấp. Vì vậy nhiều hộ nơng dân nghèo sẽ khơng có điều kiện vay vốn.

* Về Quy trình cho vay

Sơ đồ 4.2. Quy trình cho vay của Ngân hàng NN&PTNT

Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT huyện Ứng Hòa (2018)

Bước 1: Chủ hộ nông dân căn cứ vào nhu cầu về vốn của mình làm đơn

xin vay vốn, thuyết minh bằng dự án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thể hiện mục đích sử dụng vốn vay, kèm theo tài sản thế chấp hoặc có xác nhận của tổ tình nguyện tín chấp. Uỷ ban nhân dân các xã xác nhận tính pháp nhân của chủ hộ nông dân và tài sản thế chấp. Cam kết bảo đảm sẽ tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi vốn. Sau đó chủ hộ nơng dân nộp hồ sơ vay vốn cho NHNo&PTNT.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

Về năng lực pháp lý, đòi hỏi chủ hộ nông dân, người đứng ra vay vốn, những người lao động chính của hộ phải có năng lực Pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự, xem xét lịch sử quan hệ của hộ với ngân hàng.

Về hồ sơ khoản vay, căn cứ vào các thông tin chủ hộ nông dân cung cấp và kiểm tra thực tế, CBTD xem xét đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh về đối tượng cây trồng, vật nuôi, tư liệu sản xuất, sản phẩm, ngành nghề, thu nhập và tích lũy củ hộ nơng dân.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của hộ nông dân CBTD tiến hành xem xét đánh giá về các điều kiện SXKD của dự án vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)