Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay cho phát triển kinh tế hộ
làm đơn xin vay vốn, thì mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hộ nơng dân được thể hiện qua việc hộ nơng dân có vay được số vốn họ cần khơng, các tổ chức tín dụng có đáp ứng được lượng vốn mà hộ nơng dân vay không và các hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn mức độ vay thường xuyên hay không thường xuyên (Hoàng Thị Hà, 2000).
2.1.4.4. Sử dụng vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nơng dân
Hộ nơng dân có thể sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích khác nhau để phát triển sản xuất tùy thuộc vào từng địa phương và đặc điểm tình hình của hộ. Nhìn chung chủ yếu các hộ dùng cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi hoặc dùng cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở khu vực nơng thơn. Trong khi đó nhóm hộ nghèo chủ yếu dùng nguồn vốn vay cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, dùng cho phát triển sản xuất và dịch vụ thương mại ít và gần như khơng có. Nguyên nhân là do các hộ nghèo, trình độ cịn thấp, họ chưa mạnh dạn trong đầu tư phát triển các ngành nghề mang lại lợi ích kinh tế (Nguyễn Trọng Đức, 2006).
Mục đích cuối cùng của việc hộ vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức là phát triển kinh tế hộ, tăng thu nhập. Tuy nhiên vẫn cịn có hiện tượng sử dụng sai mục đích như vào mục đích tiêu dùng, xây dựng, mua bán phương tiện đi lại...
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay cho phát triển kinh tế hộ nông dân nông dân
2.1.5.1. Yếu tố hộ nơng dân
a. Trình độ văn hóa của chủ hộ
Trình độ văn hố của người nông dân là một yếu tố rất quan trọng tác động đến sự tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của người nơng dân. Khi người nơng dân có văn hố càng cao thì nhận thức về việc vay vốn đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng vốn của họ chắc chắn sẽ càng tốt. Từ đó, họ sẽ có những tính
toán, lập dự án sản xuất cụ thể và đi đến quyết định vay vốn để sản xuất. Ngược lại, với những hộ nơng dân cịn hạn chế về trình độ văn hố thì họ sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính thức vì để vay được vốn từ các tổ chức này thì các hộ cần phải làm các thủ tục cần thiết, phải hiểu, viết và ký một số giấy tờ cần thiết. Ngoài ra, các họ có trình độ văn hố thấp thường không tự tin, không giám mạo hiểm đầu tư sản xuất, họ sợ rủi ro (rủi ro về thời tiết, rủi ro về kỹ thuật, rủi ro về giá cả) (Nguyễn Quốc Nghi, 2010).
b. Điều kiện kinh tế và nghề nghiệp của hộ nông dân
Những hộ giàu và hộ trung bình thường giám vay vốn nhiều hơn hộ nghèo, thậm chí họ cịn vay vốn lớn để sản xuất kinh doanh. Với những hộ có điều kiện kinh tế, họ có tài sản giá trị để thế chấp vay vốn. Ngược lại với những hộ đã nghèo, phần vì khơng có tài sản thế chấp giá trị để vay thì đương nhiên họ sẽ không được vay vốn, nhưng cũng một phần vì những hộ nghèo thường rất mặc cảm, họ thường lo vay vốn mà không làm ăn được sẽ không trả được nợ hoặc sợ sẽ tiêu dùng hết (Trịnh Thị Thu Hằng, 2015).
c. Giới tính của chủ hộ
Nhìn chung những chủ hộ là nam giới thì thường mạnh dạn hơn những chủ hộ là nữ, nam giới thường quyết đoán và mạo hiểm hơn, dám làm, dám chịu... Nữ giới thường thận trọng hơn và có quan điểm lấy cơng làm lãi, không dám mạo hiểm mở rộng sản xuất. Đặc biệt là trong nông thôn hiện nay ở một số nơi vẫn còn tồn tại luồng tư tưởng “trọng nam, kinh nữ” nên người phụ nữ trong gia đình khơng được coi trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong chuyện tính tốn làm ăn, họ khơng có quyền quyết định có nên vay vốn hay không để sản xuất (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Như vậy, chủ hộ là nữ thường khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức so với những chủ hộ là nam giới.
2.1.5.2. Yếu tố tổ chức tín dụng chính thức
a. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức
Sự tiếp cận của đại đa số nơng hộ với nguồn tín dụng cịn nhiều khó khăn, thủ tục vay cịn phức tạp, dẫn đến chi phí thực (lãi suất thực trả) cho số vốn vay lớn hơn quy định. Mức vốn vay cho một lượt vay còn thấp, thời gian chủ yếu ngắn hạn, vốn đến tay chậm (Kim Thị Dung, 2005).
b. Thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức
Hộ nơng dân vốn có học ít, lạc hậu, lại bận nhiều công việc đồng áng nên khi đi vay vốn họ rất sợ những thủ tục rườm rà và phương pháp cho vay cứng nhắc của cán bộ tín dụng. Hộ nơng dân có thể khơng dám vay vốn chỉ vì sợ khơng biết làm thủ tục vay, phải làm đi làm lại nhiều lần hoặc sợ phải chi phí một khoản ngầm nào đó thì cán bộ tín dụng mới làm thủ tục cho vay...
c. Trình độ chun mơn và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng
Trình độ chun mơn và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của hộ nơng dân, bởi trong điều kiện hiện nay, đa số hộ nơng dân có trình độ học vấn và dân trí chưa cao, họ cần nhận được sự hỗ trợ tối đa từ cán bộ tín dụng để hồn thành thủ tục vay vốn. Qua thực tế điều tra cho thấy một số cán bộ tín dụng của NH NN&PTNT và NHCSXH mặc dù có trình độ chun mơn nhưng chưa tận tâm với bà con nông dân, chưa hiểu hết về nông nghiệp, nơng thơn và cịn có thái độ thờ ơ với bà con nơng dân; vì vậy gây nhiều phiền hà, tắc trách trong làm thủ tục, thẩm định và giải ngân. Trong khi đó đội ngũ cán bộ tín dụng của QTDND mặc dù thái độ làm việc nhiệt tình nhưng trình độ chuyên nghiệp chưa cao, chưa được đào tạo chính quy, hoạt động nghiệp vụ cịn nhiều bất cập, khó khăn, ảnh hưởng đến q trình vay vốn của hộ nơng dân.
d. Sự sẵn có của các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn
Những nơi nào sẵn có các tổ chức tín dụng chính thức thì người nơng dân sẽ tiếp cận được nguồn vốn nhiều hơn. Thường những nơi sẵn có các tổ chức tín dụng thì người nơng dân ở đó sẽ có điều kiện tìm hiểu về về các thủ tục để được vay hơn các nơi khơng có tổ chức tín dụng chính thức (Giang Thị Thía, 2006).
e. Hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thức đến với hộ nơng dân
Các tổ chức tín dụng chính thức quảng bá đến hộ nơng dân về hoạt đơng của mình bằng nhiều hình thức như: trưng bày, kẻ vẽ các biển quảng cáo, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng v.v... Nông dân sống ở vùng nông thôn nên họ không được tiếp cận với những thông tin cập nhật, khơng có điều kiện tự tìm tịi thơng tin do bận rộn nhiều cơng việc đồng áng... Vì vậy hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thức đến tận hộ nơng dân sẽ giúp họ hiểu hơn các tổ chức tín dụng chính thức, hiểu rõ về quyền lợi của mình khi vay vốn và hiểu được tầm quan trọng của việc vay vốn phát triển sản xuất để
thốt khỏi nghèo đói và mong làm giàu từ chính mảnh đất của mình.
2.1.5.3. Yếu tố thị trường đầu ra
Thị trường hàng hóa nơng thơn chưa phát triển ổn định, lành mạnh, việc tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do (Kim Thị Dung, 2005). Nếu người vay không bán được sản phẩm sản xuất ra, sẽ khơng có tiền hồn trả cho người vay, q trình ln chuyển của vốn tín dụng bị ngừng trệ gây thiệt hại cho cả người vay và người cho vay, làm giảm hiệu quả của vốn vay. Do đó, muốn tăng hiệu quả của vốn vay cần tạo điều kiện để nông dân bán sản phẩm với giá có lãi. Hiện nay, hầu như tồn bộ các hộ tự tiêu thụ sản phẩm ngoài thị trường tự do. Chưa có một tổ chức nào một ngành chức năng nào, một cá nhân nào đứng ra giúp họ trong khâu này. Giá cả sản phẩm tiêu thụ thường không ổn định, bị tư thương ép giá, làm giảm thu nhập của hộ nông dân. Các ban ngành chức năng tại địa phương, cần năng động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương mình, giúp bà con nông dân bán được sản phẩm một cách kịp thời, với giá cả phải chăng. Các bộ phận chức năng quản lý dịch vụ thương mại, quản lý chợ nông thôn cần tạo điều kiện cho hộ bán sản phẩm trên thị trường tự do tới người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất. Hạn chế tư tưởng ép giá, gây thiệt hại cho người sản xuất.
2.1.5.4. Chính sách của Nhà nước về tín dụng chính thức
Chính sách của Nhà nước về tín dụng chính thức là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và khá rõ nét đối với sự tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nơng dân. Bởi vì từ khi có chính sách tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗ trợ phát triển cho các hộ nơng dân thì người nơng dân mới có cơ hội để vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và năng suất lao động cho người lao động trong nơng thơn và từ đó chất lượng cuộc sống của người nông dân dần được cải thiện. Chính vì vậy mà Nhà nước ngày càng có những chính sách tín dụng phù hợp hơn cho người dân và đặc biệt là ưu tiên nguồn vốn cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn (Giang Thị Thía, 2006).