Kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 39 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam

Hiện nay có khoảng 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nơng thơn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nơng thơn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế (cả nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp) nhằm nâng cao đời sống ở nơng thơn. Vì vậy, vai trị của tín dụng nông nghiệp-nông thôn luôn được đánh giá cao đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu cầu của CNH-HĐH đất nước. Dư nợ tín dụng trong các năm gần đây đang có xu hướng chậm lại. Đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng đã thu hút được các ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế (Nguyễn Trọng Đức, 2006).

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng ở đây là trên giác độ cầu tín dụng, liệu rằng sự phát triển này của hệ thống tài chính nơng thơn Việt Nam đã thỏa mãn được nhu cầu vốn của khu vực nông thôn Việt Nam? Hơn 80% dân số Việt Nam sống ở khu vực nơng thơn với nguồn sống chính dựa vào các hoạt động nông nghiệp. Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những thành cơng đáng ghi nhận. Nhờ sản xuất phát triển và thu nhập tăng, nhiều hộ đã có tích lũy tuy còn rất nhỏ.

Đây là nội lực hết sức quan trọng để nông dân đổi mới trang bị và áp dụng công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Hiên nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng của hộ tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận lớn nông dân thiếu vốn. Hệ thống các tổ chức TDCT ở nông thơn vẫn khơng đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngày càng tăng của hộ, nhiều hộ tìm đến các nguồn tín dụng khơng chính thức để mở rộng sản xuất và trang trải các chi tiêu vào những thời điểm khó khăn. Những hộ hồn toàn bị từ chối vay từ NHNo&PTNT cũng khơng có sự lựa chọn nào khác ngồi việc phải vay trên thị trường tín dụng khơng chính thức để chi đầu tư cho sản xuất ở những thời điểm mang tính quyết định và tiêu dùng trong những thời điểm khó khăn.Ở nước ta Chính phủ ln giữ vai trị chủ đạo trong việc điều tiết thị trường tài chính tín dụng nói chung trong đó có thị trường tài chính tín dụng nơng thơn. Chính phủ đã cho thành lập các tổ chức tài chính tín dụng ở nơng thơn và thơng qua các chính sách tài chính tín dụng như chính sách lãi suất, chính sách trợ giá, chính sách điều tiết lượng vốn vay của các ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp - nơng thơn, chính sách hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho nông nghiệp-nông thôn nhằm tăng cường cung ứng nguồn tài chính cho phát triển nơng nghiệp-nơng thơn (Nguyễn Trọng Đức, 2006).

Hoạt động tín dụng nơng nghiệp-nơng thơn thời gian gần đây đã có những bước phát triển nhất định. Đến nay việc cung cấp tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thôn nước ta bao gồm cả khu vực TDCT và phi chính thức. Trong đó khu vực TDCT ngày càng phát triển, được đa dạng hoá, đa thành phần, đa sở hữu, được mở rộng quy mơ và chiếm vị trí chủ yếu trong việc cung cấp vốn tín dụng cho nơng nghiệp-nơng thôn và hộ nông dân. Mạng lưới cho vay nông nghiệp, nông thôn ngày càng mở rộng, thể hiện ở việc các NHTM như NHNo&PTNT, NHCSXH, QTDND, các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể đều mở rộng mạng lưới cho vay trong lĩnh vực này (Nguyễn Trọng Đức, 2006).

Hoạt động tín dụng nơng nghiệp - nơng thơn tuy đạt được những kết quả nhất định, song so với mức tín dụng chung của tồn bộ nền kinh tế, mức tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thơn cịn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu và mục tiêu phát triển của khu vực này. Hoạt động đầu tư tín dụng cũng cịn những hạn chế nhất định về thủ tục vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn, phân bổ nguồn vốn.

Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng này như: bản thân hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn chứa đựng nhiều

rủi ro do diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ; thu nhập của người nơng dân cịn thấp, cùng với việc xử lý quyền sử dụng đất của người nông dân cịn nhiều bất cập; mạng lưới viễn thơng mới chỉ phát triển ở các vùng đơ thị, do đó hạn chế đến việc tiếp cận tín dụng của người dân.

Thời kỳ trước năm 1988:

Trước năm 1988, nền nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn nước ta dựa trên cơ chế quản lý tập trung, bao cấp. Các HTXDVNN sản xuất nông nghiệp và các nông trường quốc doanh là những đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp và nông thôn. Tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho nơng nghiệp và nơng thôn ở thời kỳ này bao gồm: Ngân hàng nghiệp vụ Nông nghiệp trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các HTXDVNN tín dụng (Nguyễn Trọng Đức, 2006).

Ngân hàng Nhà nước Việt nam có các chi nhánh ở các tỉnh và hầu hết các huyện. Đây là một trung tâm tài chính quan trọng trong nơng thơn. Nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm từ quỹ ngân sách của Nhà nước và tiền gửi tiết kiệm của quần chúng nhân dân. Việc cung ứng vốn tín dụng từ ngân hàng cho các doanh nghiệp quốc doanh và tập thể theo chỉ tiêu kế hoạch được duyệt và quy định của Nhà nước, chú trọng đầu tư xây dựng kinh tế cấp huyện.

Hợp tác xã tín dụng (HTXTD) là một tổ chức tài chính tập thể ở nông thôn, bắt đầu được thành lập ở miền Bắc từ năm 1956 cùng với các phong trào hợp tác hố nơng nghiệp. Đến cuối năm 1960, về cơ bản hầu hết các xã đều có HTXTD, với 5294 cơ sở và 2.082.000 xã viên tham gia, chiếm 71% tổng số hộ nông dân miền Bắc. Những năm đầu, HTXTD đóng vai trị là đại lý hưởng hoa hồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng nơng thơn (bao gồm nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ). Những năm sau đó, HTXTD trở thành một tổ chức tín dụng độc lập ở các xã. Nguồn vốn cho vay chủ yếu được huy động từ Ngân hàng Nhà nước và từ việc nhận tiền gửi tiết kiệm, thực hiện cho HTXTD vay và cho xã viên vay để phát triển kinh tế phụ gia đình, nhu cầu sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa… HTXTD đã đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế tập thể và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, hàng loạt HTXTD đã bị tan rã do nguồn vốn chủ yếu dựa vào Ngân hàng Nhà nước, vốn cổ phần quá ít ỏi, hiệu quả quản lý và hoạt động kém, tình hình này càng ngày càng trầm trọng thêm do lạm phát trong nền kinh tế quá cao. Ở nông thôn miền Nam, thời kỳ trước năm 1975, dưới sự

quản lý của chính quyền Sài Gịn, các tổ chức tín dụng cũng được thành lập đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp. Năm 1957 Quốc gia Nơng tín được thành lập, hoạt động độc lập hoặc kết hợp với HTX và hiệp hội nông dân cho hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đến năm 1967, do Quốc gia Nơng tín hoạt động khơng hiệu quả nên chính quyền Sài Gịn đã quyết định bãi bỏ và thành lập Ngân hàng Phát triển nơng thơn. Hoạt động tín dụng đã được Ngân hàng Phát triển nông thôn xem như một công cụ phát triển kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn. Do đó hàng năm khối lượng vốn tín dụng và số người vay được tăng lên. Nguyên tắc cơ bản hoạt động của ngân hàng này là ưu tiên giúp đỡ người nghèo, nhưng lựa chọn và chỉ cho vay những hộ nơng dân thực sự sản xuất nhằm góp phần vào cơng cuộc phát triển đất nước. Vì thế mà Ngân hàng đã rất thành công trong việc cho vay đối với nông thôn và nông dân miền Nam (Nguyễn Trọng Đức, 2006).

Thời kỳ từ năm 1988 đến nay:

Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 về tiếp tục đổi mới quản lý nông nghiệp, nền nông nghiệp và kinh tế nơng thơn nước ta đã có sự chuyển biến cơ bản, từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Chống nghèo đói và thực hiện cơng bằng xã hội là mục tiêu phát triển quan trọng của chính phủ Việt Nam (Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 1991 đến năm 2000). Đầu năm 1992, phong trào xố đói giảm nghèo được phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước, xuất phát từ chương trình xố đói giảm nghèo của thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu làm cho người nghèo tiếp cận được với các chương trình tín dụng khác nhau, ngân hàng dành cho người nghèo được thành lập vào năm 1995. Ngân hàng này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1996 và mau chóng phát triển với những khoản vốn do chính phủ cấp. Vì vậy, các hộ nghèo rất phấn khởi đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh nhiều hộ nhờ đồng vốn ngân hàng lại biết làm ăn nhanh chóng vượt lên số phận đã trở thành những hộ đủ ăn, thoát nghèo, kinh tế khá và đã trở thành những khách hàng thường xuyên của NHNo&PTNT (Nguyễn Trọng Đức, 2006).

Vào nửa cuối năm 1990, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng từ phía các hộ nơng dân và u cầu tài trợ cho cơng cuộc giảm nghèo, hai định chế tài chính chính thức là NHNo&PTNT và QTDND cùng với ngân hàng dành cho người nghèo và một số tổ chức khác nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt

động và củng cố các cơ sở của mình. Những năm gần đây khi đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công - nông nghiệp - dịch vụ việc thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế nông thôn của Đảng và Chính phủ, việc cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn trở thành vấn đề qua tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách khuyến khích tín dụng nơng thơn cả về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống tín dụng chính thức ở nơng thơn được đa dạng hố, đa thành phần, đa sở hữu, được mở rộng về quy mơ, có địa bàn hoạt động rộng khắp cả đồng bằng, trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa của nông thôn. Hệ thống tín dụng chính thức ở nơng thơn hiện nay bao gồm những tổ chức được thành lập theo thể chế tín dụng; những tổ chức này tiến hành các hoạt động tài chính và đặt dưới sự giám sát và kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các tổ chức tín dụng chính thức đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Ngân hàng chính sách xã hội, hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (Nguyễn Trọng Đức, 2006).

2.2.2.1. Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc luôn là đơn vị dẫn đầu các tổ chức tín dung trên địa bàn huyện Yên Lạc và các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc về huy động vốn, mở rộng các dịch vụ và cho vay đầu tư phát triển SXKD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, nông dân.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện n Lạc; tích cực đổi mới cơng tác quản lý, bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, khai thác huy động nguồn vốn tại chỗ để tập trung cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, cải tạo đồng chiêm trũng nuôi trồng thuỷ sản; phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm; khôi phục làng nghề truyền thống.

Bằng các giải pháp linh hoạt, với nhiều hình thức huy động khác nhau, có chính sách khách hàng hợp lý, đảm bảo lợi ích tối đa cho người gửi tiền. Phân công cán bộ bám sát khách hàng có tiềm năng, vận động gửi tín dụng, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và phong cách phục vụ cho đội ngũ CBTD, giao dịch viên; thực hiện cải cách hành chính, giúp khách hàng làm các thủ tục hành chính,

vay vốn nhanh chóng thuận tiện; đặc biệt mở rộng các dịch vụ tiện ích cho người gửi hoạt động SXKD. Vì vậy, đến hết tháng 6/2014, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện của chi nhánh đạt hơn 725 tỷ đồng, tăng gần 143 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013 (tăng trưởng 24,6%), trong đó nguồn vốn tiền gửi dân cư đạt trên 685 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 (tăng 27,3%), chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ.

Cùng với việc cho vay, NHNo&PTNT Yên Lạc phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại, tiện ích trong dịch vụ thanh tốn, ngân quỹ, ứng dụng chương trình IPCAS (tự động hóa tồn ngành); nét nổi bật là việc cho vay đầu tư sản xuất theo Nghị định 41 của Chính phủ; ngồi ra còn cho 357 CBCNV vay vốn thấu chi, tiêu dùng gần 8 tỷ đồng.

Việc đầu tư cho vay đúng đối tượng, đúng địa chỉ đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực nông thôn. Bên cạnh việc tập trung cho các hộ nông dân vay, thời gian gần đây, đồng vốn đầu tư của chi nhánh hướng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa; các hộ SXKD lớn và cho vay xuất khẩu. Để đồng vốn được kịp thời, ngay từ công tác thẩm định hồ sơ vay vốn đảm bảo đủ yêu cầu thì giải ngân sớm.

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng trưc tiếp đến hộ vay vốn tư vấn, hướng dẫn bà con sử dụng đồng vốn đúng mục đích và hiệu quả trong quá trình sử dụng và thu hồi vốn, lãi để có điều kiện luân chuyển cho hộ khác vay. Từ đồng vốn vay kịp thời đã giúp cho hơn 10.000 hộ vay với tổng số vốn gần 520 tỷ đồng đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, đầu tư con giống, cây trồng, sản xuất kinh doanh có chất lượng đạt hiệu quả kinh tế; giải quyết việc làm mới cho hàng ngàn lao động ở khắp các địa phương trong huyện như: Tề Lỗ, Đồng Văn, Trung Nguyên, Trung Hà, Văn Tiến, Hồng Châu…thoát nghèo vươn lên làm giàu, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.

2.2.2.2. Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Mỹ Đức là một trong những địa bàn thuần nơng, dịch vụ, cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Huyện Mỹ Đức xác định phát triển nông nghiệp phải gắn với đào tạo nghề: từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định cơ chế, chính sách cụ thể với các chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo lúa theo hàng bằng công cụ, lúa chất lượng cao với hơn 6.000ha. Trong chăn ni, xác định tập

trung phát triển tồn diện cả gia súc, gia cầm, thủy đặc sản theo mơ hình trang trại gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, phục vụ nhu cầu của thị trường các địa phương lân cận (Bạch Thanh, 2011). Đồng thời, trong q trình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi, ngân hàng Chính sách xã hội Huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đặt điểm giao dịch tại các xã để thuận tiện cho việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, tạo thuận lợi cho người vay vốn, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực; từ đó nâng chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.

2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

- Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong điều tiết thị trường tín dụng nơng thơn và cung cấp tín dụng cho người nơng dân. Nhà nước điều tiết thị trường tín dụng nơng thơn thơng qua các chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn và nơng dân.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)