Giải pháp tăng cường tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 103 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường tiếp cận vốn vay chính thức cho

4.3.2. Giải pháp tăng cường tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế

tế hộ nơng dân ở huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội

4.3.2.1. Nâng cao trình độ văn hóa cho các hộ nông dân, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho hộ

Khó khăn đầu tiên mà các hộ nông dân gặp phải khi tiếp cận với nguồn vốn TDCT xuất phát từ chính bản thân hộ nơng dân. Do trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp xúc cũng như cập nhật thơng tin cịn hạn chế. Những thông tin về hoạt động cho vay đối với hộ nơng dân như: điều kiện vay vốn, quy trình thủ tục vay vốn, lãi suất, các khoản phải trả… hộ nông dân vẫn chưa nắm vững. Do vậy

nhiều khi vay vốn họ khơng biết đấy là chi phí gì, đúng hay sai, khơng hiểu được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình.

Thực tế nghiên cứu trên địa bàn các xã Đại Cường, Hòa Lâm, Trung Tú cho thấy đa phần các hộ nơng dân hiện nay vẫn có cách nhìn, cá suy nghĩ và cách sản xuất kinh doanh theo kiểu truyền thống, mang tính chất sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là chính. Họ tiến hành sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, ít dựa vào những thành tựu về khoa học kỹ thuật và sự điều tiết của thị trường; hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng đồng vốn khơng cao. Vì vậy các hộ nơng dân đặc biệt là những hộ nghèo rất sợ gặp rủi ro khi vay vốn để phát triển kinh tế.

Theo điều tra, đa số cá hộ nơng dân nghèo và trung bình đều có trình độ văn hóa thấp, khả năng hiểu biết và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn; điều này dẫn đến các hộ sẽ khó tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức. Để các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nghèo, hộ trung bình tiếp cận một cách tốt hơn với nguồn vốn vay chính thức thì cần phải giúp các hộ trong phương thức sản xuất, kinh doanh, giúp hộ sử dụng và quản lý đồng vốn hiệu quả. Để làm được điều này cần thiết phải tác động các biện pháp nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết khoa học kỹ thuật của các hộ nông dân theo các hướng sau:

Trước hết, cần tăng cường công tác khuyến nông: Trạm khuyến nơng của huyện Ứng Hịa cần kết hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành, các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và kiến thức quản lý kinh doanh hiệu quả cho bà con nông dân. Cần giúp các hộ nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật trong sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, Chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng, trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện tổ chức các lớp học tập nâng cao kiến thức văn hóa cho nơng dân. Đây là yếu tố cơ bản giúp cho các hộ nông dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh để xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Thứ ba, phịng Nơng nghiệp huyện phối hợp với trạm khuyến nông đưa những giống tốt, những vật tư nơng nghiệp, những ngun nhiên vật liệu có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương chuyển giao tới người nông dân.

Bên cạnh đó, các hộ nơng dân cũng cần học hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất của các hộ làm kinh tế giỏi, tiếp thu và mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp với điều kiện của gia đình.

4.3.2.2. Mở rộng mạng lưới tín dụng chính thức xuống các xã

Từ những phân tích ở trên cho thấy có nhiều hộ nơng dân khó tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức mà họ chỉ tiếp cận được với hệ thống tín dụng khơng chính thức, nguyên nhân là do ở tại xã khơng có mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng này hoặc có nhưng hoạt động khơng hiệu quả. Đối với Ngân hàng NN&PTNT, NHCSXH chỉ có trụ sở đặt tại trung tâm huyện Ứng Hịa, chứ khơng đặt chi nhánh về các xã; cịn QTDND thì trên địa bàn 3 xã nghiên cứu khơng có quỹ nào, mà chủ yếu các hộ vay vốn tại các quỹ tín dụng của các xã lân cận. Vì vậy các hộ nơng dân rất ngại đi xa để làm thủ tục vay vốn.

Mở rộng mạng lưới tín dụng chính thức có thể thơng qua tăng cường số lượng cán bộ tín dụng phụ trách các xã. Việc tăng cường này sẽ giúp các cán bộ tín dụng bám sát địa bàn hơn, cung cấp được đầy đủ thông tin về thủ tục vay, điều kiện vay cho hộ nông dân hơn; giúp họ không phải đi đến các trụ sở hoặc chi nhánh của tổ chức tín dụng.

Mở rộng mạng lưới tín dụng chính thức cịn là việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,... trong việc giúp các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nông dân là thành viên của các hội tiếp cận được nguồn vốn của các tổ chức tín dụng này, giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Việc củng cố và nâng cao hiệu quả các tổ chức đồn thể chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở sau:

- Các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm và giúp đỡ các tổ chức đồn thể hoạt động, coi đó là lực lượng nịng cốt để thực hiện các chương trình kinh tế ở địa phương, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

- Các cấp hội cần có sự quan tâm và tổ chức chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức đoàn thể của hội mình ở cấp xã, từ đó giúp các tổ chức đoàn thể hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là trong công tác giúp các hội viên tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức, thực hiện phát triển kinh tế.

- Nâng cao năng lực tổ chức, chỉ đạo của các cán bộ hội tại các địa phương. Cần tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản mang tính chun mơn nghiệp vụ về

hoạt động tín dụng và sản xuất kinh doanh nông thôn cho các cán bộ tổ chức đoàn thể, xã hội. Giúp cho họ có để kiến thức để tổ chức tốt và có hiệu quả hoạt động vay vốn cho các hộ nông dân.

4.3.2.3. Tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng chính thức

Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ tín dụng và am hiểu kiến thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn, và về thị trường sẽ giúp các hộ nông dân tiếp cận tốt hơn nguồn vốn tín dụng chính thức. Trên địa bàn huyện Ứng Hòa, cán bộ tín dụng đã có trình độ chun mơn về tín dung nhưng cịn thiếu kiến thức về pháp luật, về thị trường đặc biệt là thiếu kiến thức về sản xuất kinh doanh. Một số ít cịn chưa coi trọng chất lượng tín dụng, cứng nhắc trong việc xem xét điều kiện vay và xem nhẹ tính hiệu quả, tính khả thi của dự án vay vốn, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng, nhiều hộ gia đình khơng vay vốn hoặc tiếp tục vay vốn để tái đầu tư.

Theo đánh giá của các hộ nơng dân thì cịn nhiều cán bộ tín dụng cịn chưa nhiệt tình trong việc hướng dẫn các hộ làm hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của QTDND, trình độ chun mơn về tín dụng cịn yếu, chưa đáp ứng được u cầu đặt ra trong tình hình hiện nay.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ quản lý kinh tế tài chính tiền tệ cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Đào tạo cán bộ thường xuyên, liên tục nhằm tiếp cận với các kiến thức mới, tâm huyết với nghề nghiệp. Các cán bộ tín dụng khi được phân cơng phụ trách cần nắm rõ tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm sản xuất của địa phương để xác định được khả năng vay vốn của hộ nông dân. Đi sâu, đi sát tìm hiểu những khó khăn tồn tại của người dân để có thể giúp họ vượt qua khó khăn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng đủ về số lượng am hiểu về kiến thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp - nông thôn và về thị trường. Đối với cán bộ tín dụng của QTDND cần phải học hỏi hơn nữa và tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm vì như vậy hoạt động sẽ khơng hiệu quả.

Vì vậy cần thiết phải nâng cao chất lượng các cán bộ tín dụng cả trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ. Muốn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải:

- Các tổ chức tín dụng cần có một chiến lược tuyển dụng và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng hợp lý để có những cán bộ tín dụng giỏi về chun mơn.

- Các tổ chức tín dụng cũng cần phải có kế hoạch đào tạo về phương pháp lập kế hoạch và kiến thức về phân tích kinh tế nơng hộ cho cán bộ của mình.

- Cán bộ tín dụng cần thay đổi quan điểm người nơng dân cần vay vốn thì phải hồn thành hồ sơ, thủ tục. Như vậy sẽ khơng tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong q trình tiếp cận nguồn vốn vay chính thức đặc biệt là những hộ nơng dân có trình độ văn hóa thấp, khả năng nắm bắt về quy trình, thủ tục cho vay còn chậm.

4.3.2.4. Đơn giản thủ tục vay vốn cho các hộ nông dân

Thủ tục cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện hồn cảnh của nơng nghiệp, nơng dân.Thời gian vay vốn còn khá dài; các hộ nông dân muốn vay được vốn phải qua nhiều bước từ thẩm định dự án, duyệt hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc vay vốn. Các tổ chức tín dụng nên có những cải tiến về phương pháp và cách thức hoạt động cho vay, sao cho vừa đảm bảo lợi ích của các tổ chức tín dụng, lợi ích của các hộ nơng dân, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất của hộ theo đúng định hướng của huyện Ứng Hòa.

Các thủ tục cho vay cần được tiến hành theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân, tránh tình trạng hộ nơng dân phải đi lại nhiều lần và chờ đợi quá lâu.

Trường hợp cho vay trực tiếp đến hộ: thủ tục, giấy tờ nên đơn giản hơn, phù hợp với điều kiện và trình độ của hộ nơng dân. Căn cứ cho vay không nên cứng nhắc chỉ dựa vào tài sản thế chấp mà cần xem xét thực tế khả năng trả nợ và hiệu quả của dự án sản xuất, kinh doanh. Cán bộ tín dụng cần trực tiếp đến hộ để thẩm định và xem xét thực trạng của hộ để quyết định đếm việc có cho hộ vay hay không. Mọi quyết định và thủ tục cần nhanh chóng, tránh trường hợp kéo dài, hộ phải đi lại nhiều lần.

Trường hợp cho vay gián tiếp qua các tổ liên doanh: các tổ chức tín dụng cần có quy định về lịch làm việc cụ thể với tổ về việc xét duyệt cho vay, tránh tình trạng yêu cầu số lượng tiền vay phải đủ theo quy định mới tiến hành xét duyệt cho vay, thực tế hiện nay cho thấy có nhiều hộ từ lúc làm đơn vay vốn đến khi nhận tiền vốn vay phải mất hàng tháng hoặc mấy tháng.

4.3.2.5. Thực hiện nâng mức cho vay, tăng thời gian cho vay

Các tổ chức tín dụng chính thức thực hiện nâng mức cho vay bằng việc nâng mức cho vay bằng tiền đối với các hộ. Bên cạnh việc cung cấp bằng tiền có

thể cung cấp bằng hiện vật như giống, phân bón, thức ăn gia súc... cho nơng dân nhất là các hộ nghèo để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích.

Bên cạnh đó, cần tăng quy mơ vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả. Có như vậy hộ mới có thời gian quay vịng vốn giúp hộ sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

4.3.2.6. Tạo cơ chế thơng thống để tạo ra thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của hộ nông dân

Để tạo điều kiện cho các hộ nông dân đặc biệt là những hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức, Chính quyền các cấp cần phải có những cơ chế, chính sách hỗ trợ các hộ phát triển sản xuất như tạo điều kiện cho thị trường đầu và đầu ra sản phẩm của hộ nông dân.

Thị trường đầu vào phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nơng dân dễ dàng có các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, giống, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật,... với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. Hiện nay, hầu hết các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ứng Hòa các hộ đều phải tự mua ngoài thị trường tự do hoặc được cung ứng qua các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tuy nhiên hoạt động của các hợp tác xã này không hiệu quả. Chất lượng và giá cả phụ thuộc vào thị trường. Trên thực tế đã có nhiều hộ nơng dân mua phải sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả đồng vốn, cần thiết phải tạo ra một thị trường các yếu tố đầu vào phát triển lành mạnh, để người nông dân mua được đầu vào với chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Muốn vậy, các cơ quan chức năng quản lý thị trường cần phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, hạn chế tối thiểu hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính quyền các cấp cần phải tạo điều kiện và là cầu nối để các nhà sản xuất nguyên vật liệu đầu vào đưa hàng hóa đến tận tay người nơng dân. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả hơn để có thể cung ứng cho các hộ nông dân những sản phẩm chất lượng tốt mà giá thành đảm bảo.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trị hết sức quan trọng đối với hiệu quả của một dự án phát triển sản xuất, kinh doanh của nông hộ. Nếu dự án hiệu quả, tạo thu nhập cho hộ nơng dân thì sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn vốn chính thức để phát triển sản xuất của các hộ nông dân. Các dự án

thành công, hộ nơng dân sẽ khơng cịn tâm lý lo sợ, tự ti khi vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Để giúp người nơng dân có thể tiêu thụ được sản phẩm nơng hộ của mình, các cơ quan chức năng, các nhà lãnh đạo huyện Ứng Hòa cần tạo điều kiện và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi cho nông dân. Hiện nay, hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn huyện đều phải tự tiêu thụ sản phẩm ngồi thị trường, chưa có một tổ chức nào, một ngành chức năng nào, một cá nhân nào đứng ra giúp họ ở khâu này. Giá cả sản phẩm thường không ổn định, bị tư thương ép giá, làm giảm thu nhập của các hộ. Vì vậy người nơng dân khơng dám vay vốn tín dụng nhiều để sản xuất vì sợ làm ăn thua lỗ, khơng trả được nợ. Vì vậy, để giúp các hộ nơng dân bán được sản phẩm, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Các ban, ngành của địa phương, đặc biệt là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cần năng động tìm thị trường tiêu thụ được sản phẩm của địa phương mình, giúp bà con nông dân bán được sản phẩm với giá cả hợp lý, khơng bị tình trạng thương lái ép giá. Chính quyền địa phương là cầu nối để các doanh nghiệp phối hợp cùng các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bao tiêu sản phẩm cho các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)