So sánh tiêu chí lựa chọn cửa hàng uỷ quyền cấp 1 và uỷ quyền cấp 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kênh phân phối của vinaphone bắc ninh (Trang 43 - 50)

và uỷ quyền cấp 2

Tiêu chí Cửa hàng uỷ quyền cấp 1 Cửa hàng uỷ quyền cấp 2

Mặt tiền cửa hang Trên 6m Trên 3m

Tổng diện tích cửa hang Trên 60m2 Trên 20m2

Yêu cầu về bên ngoài Sơn theo đúng màu sắc

Viettel Mobile quy định

Sơn theo đúng màu sắc Viettel Mobile quy định Hạn mức tối thiểu về số

lượng thuê bao trả sau/tháng - Thành phố Hà nội, HCM: 100 - Tỉnh, TP khác: 65 - Thành phố Hà nội, HCM: 15 - Tỉnh, TP khác: 10

Nguồn: Từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel

Ngoài ra, khoảng cách giữa các đại lý trong cùng một khu vực phải lớn hơn khoảng cách tối thiểu mà Viettel Mobile quy định.

+ Đại lý phổ thông: ứng viên làm đại lý phổ thông là tất cả các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh hợp pháp đang còn hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam có chức năng kinh doanh là “đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông” đều có thể trở thành đại lý phổ thông của Viettel Mobile. Các đại lý phổ thông của Viettel có thể là đại lý đa nhà cung cấp. Tại các đại lý này, Viettel rất chú trọng đến việc làm nổi bật hình ảnh của mình so với các nhà cung cấp khác thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu. Mục tiêu của chính sách này là nhằm thâm nhập vào hệ thống kênh phân phối của các nhà cung cấp khác, bằng lợi thế hoa hồng đại lý cao, lôi kéo đại lý trung thành với mình hơn. Đây là hình thức cạnh tranh trực tiếp qua hệ thống kênh phân phối.

+ Điểm bán lẻ: Là điểm bán các sản phẩm trả trước của Viettel Mobile và giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của Viettel Mobile. Đây là loại hình phân phối trong hệ thống kênh phân phối của Viettel mobile, đóng vài trò quan trọng việc định hướng thị trường, xây dựng và khuếch trương hình ảnh và đặc biệt là tạo sự thuận tiện và gần gũi giữa các nhà cung cấp với khách hàng cuối cùng

Chính sách phát triển và cơ chế bán hàng tại các điểm bán lẻ:

Đây là loại hình duy nhất của Viettel Mobile mà không phụ thuộc vào việc quy hoạch số lượng. Quan điểm của Viettel Mobile là “ở đâu có phủ sóng dịch vụ di động, có cửa hàng của Vinaphone và MobiFone thì ở đó có điểm bán lẻ của Viettel Mobile” Điểm bán lẻ ở tất cả những nơi có nhiều người qua lại hàng ngày như: sạp bán báo, cửa hàng cho thuê băng đĩa, quầy tạp hoá, game station, net…Tại các điểm bán lẻ này chủ yếu chỉ bán thẻ cào, không có chức năng phát triển thuê bao trả sau. Nếu có khả năng bán được KIT thì các điểm bán lẻ sẽ được hưởng 2/3 hoa hồng so với các đại lý. Các trung tâm Viettel-mobile và các đại lý đều có khả năng phát triển các điểm bán lẻ và cung cấp hàng hoá cho các điểm bán lẻ này.

+ Hoa hồng

Đối với các thẻ cào có mệnh giá 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng mức hoa hồng được hưởng là 7%. Còn đối với thẻ cào mệnh giá là 300.000 đồng và 500.000 đồng mức hoa hồng được hưởng là 10%. Thời hạn ký gửi thẻ là 45 ngày áp dụng trên toàn quốc đối với tất cả các điểm bán lẻ. Ngoài ra, Viettel Mobile còn tặng thêm 100.000 đồng cho mỗi điểm bán lẻ nếu treo biển kích thước 35x60cm với nội dung: “Điểm bán thẻ cào Viettel Mobile – 098” do công ty cung cấp.

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản trị kênh phân phối cho Vinaphone Bắc Ninh Bắc Ninh

Qua nghiên cứu mô hình hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp, luận văn rút ra một bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, kênh phân phối các dịch vụ viễn thông: sử dụng loại kênh ngắn

và mô hình đa dạng

Hai là, tính xã hội hoá trong hệ thông kênh phân phối ngày càng cao.

Tỷ trọng kênh phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng của kênh phân phối gián tiếp ngày càng tăng (nhằm giảm chi phí trong khâu phân phối).

Ba là, hệ thống kênh phân phối thể hiện sự nỗ lực tiếp cận thị trường

của doanh nghiệp nên để xây dựng được hệ thống kênh phân phối phù hợp phải xác định rõ thị trường mục tiêu (khách hàng mục tiêu).

kênh phân phối, nó là huyết mạch của hệ thống kênh phân phối. Để hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải xây dựng được cơ chế bán hàng hợp lý, tức là cơ chế bán hàng phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ hệ thống kênh phân phối (cạnh tranh theo chiều dọc) tạo động lực phát triển nhưng đồng thời cơ chế bán hàngđó phải linh hoạt trước những diễn biến của thị trường, đảm bảo được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống kênh phân phối trong cạnh tranh với hệ thống kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh => cần có chiến lược phát triển kênh phân phối.

Năm là, cần tạo ra hình ảnh hệ thống bán hàng thống nhất: về mặt hình

thức, trang trí, màu sắc, bảng hiệu,… ở những điểm bán hàng nhằm khẳng định hình ảnh thống nhất trong tâm trí khách hàng. Với lợi thế mạng lưới bán hàng rộng khắp, hình ảnh các điểm giao dịch của Vinaphone đã nên quen thuộc với các tầng lớp nhân dân trong xã hội với vấn đề tạo ra sự nhất quán này là vô cùng cần thiết.

2.2.5. Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Nguyễn Thị Thanh Hải (2011) đã nghiên cứu đề tài:” Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam”. Đề tài đã phân tích và tổng hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến quản lý kênh phân phối và đánh giá thực trạng kênh phân phối sản phẩm bưu chính viễn thông của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong đó có sản phẩm di động của Vinaphone. Tác giả đã đề xuất được mô hình hệ thống kênh phân phối và cơ chế bán hàng áp dụng trong hệ thống kênh phân phối của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.

Lê Quang Anh Tuấn (2013) đã nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty thông tin di động VMS Mobifone đến năm 2020”. Đề tài đã đánh giá phân tích và đề xuất được mô hình định hướng quản trị hệ thống kênh phân phối của Mobifone đến năm 2020. Tuy nhiên, chưa tập trung nghiên cứu cụ thể theo từng giai đoạn, tác giả định hướng vỹ mô về mô hình hệ thống kênh phân phối trong tương lai.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VINAPHONE BẮC NINH 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

-Tiền thân của Vinaphone Bắc Ninh là Công ty Điện Báo Điện Thoại được chính thức thành lập tháng 1/1993.

Các giai đoạn phát triển + Trước khi chia tách

Tháng 4/2001, Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam đã ra quyết định cho Bưu điện tỉnh Bắc Ninh thực hiện thí điểm phương án đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh Bưu chính Viễn Thông.

Công ty Viễn thông là đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Bắc Ninh, được thành lập theo Quyết định số 3879/QĐ-TCCB ngày 28/09/2001 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trên cơ sở sát nhập Công ty Điện báo - Điện thoại và phần Viễn thông được tách ra từ các Bưu điện huyện, thị xã chuyên kinh doanh về các loại hình dịch vụ Viễn thông.

Từ ngày 01/06/2007 Công ty Viễn thông thêm chức năng quản lý, phát triển, khai thác dịch vụ Internet được nhận chuyển giao từ Trung Tâm Tin Học - Bưu điện Tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 9/1/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 06/2006/QĐ- TTg về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam – đây là bước chuyển đổi tổ chức quan trọng nhằm khẳng định vai trò chủ đạo của VNPT trong lĩnh vực Bưu chính Viễn Thông,

+ Sau khi chia tách

VNPT Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 661/QĐ- TCCB/HĐQT của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngày 06/12/2007 trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Bắc Ninh. Đến ngày 1/1/2008, VNPT Bắc Ninh chính thức hoạt động theo mô hình mới.

Theo quyết định số: 861/QĐ-VNPT VNP-NS ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam về việc thành lập Trung tâm kinh

doanh VNPT-Bắc Ninh là đơn vị kinh tế trực thuộc Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông được tách ra từ VNPT Bắc Ninh.

Là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Vinaphone Bắc Ninh có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin chủ đạo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Cùng các đơn vị thành viên khác của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Vinaphone Bắc Ninh hoạt động trong một dây chuyền công nghệ viễn thông liên hoàn, thống nhất trên cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển các dịch vụ viễn thông để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch do Tập đoàn giao.

Trụ sở chính của VNPT Vinaphone Bắc Ninh được đặt tại số 62 Ngô Gia Tự - Phường Vũ Ninh - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.

3.1.2. Chức năng của Vinaphone Bắc Ninh

VNPT Vinaphone Bắc Ninh là đơn vị hạch toán phụ thuộc TCT dịch vụ viễn thông; có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông - công nghệ thông tin như sau:

- Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh;

- Sản xuất, kinh doanh, cung cấp, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và yêu cầu của khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin;

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông; - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên;

VNPT Vinaphone Bắc Ninh có tư cách pháp nhân, được đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng theo tên gọi, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tập đoàn về các hoạt động của đơn vị mình trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định; Chịu trách nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp khác về dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin của Bưu điện Tỉnh Bắc Ninh cũ theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của Vinaphone Bắc Ninh

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Vinaphone Bắc Ninh

Cơ cấu tổ chức của VNPT Vinaphone Bắc Ninh được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Ban Giám đốc, sau đó là các phòng chức năng và các các đơn vị sản xuất (Sơ đồ 3.1).

3.1.3.2. Bộ máy tổ chức của Vinaphone Bắc Ninh

Theo mô hình mới, VNPT Vinaphone Bắc Ninh được thành lập trực thuộc Tổng Công ty dịch vụ viễn thông (VNPT Vinaphone), là đơn vị đầu mối kinh doanh dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) duy nhất của Tổng Công ty tại tỉnh Bắc Ninh.

Với mô hình mới, một sức sống mới, VNPT Vinaphone Bắc Ninh nhanh chóng hòa nhập vào thị trường viễn thông CNTT sôi động bằng sức mạnh, sự cạnh tranh khác biệt so với trước đây, hướng tới mục tiêu luôn đổi mới đưa hình ảnh VNPT sáng tạo, trẻ trung, năng động, nhân văn tới khách hàng.

VNPT Vinaphone Bắc Ninh quyết tâm vận hành theo mô hình mới và thực hiện chiến lược của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, của Tổng Công ty dịch vụ viễn thông. Củng cố và đổi mới từ mô hình tổ chức đến mạng lưới kinh doanh, kênh bán hàng rộng khắp trong toàn tỉnh. Đổi mới từ tư duy đến phong cách kinh doanh chuyên nghiệp quyết tâm hoàn thành các mục tiêu phát triển, tăng trưởng các dịch vụ VT-CNTT đạt từ 25% trở lên.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của VNPT Vinaphone Bắc Ninh

Nguồn: Phòng THNS – Vinaphone Bắc Ninh

Ban giám đốc Phòng Kế hoạch Kế toán Phòng Điều hành Nghiệp vụ Đài Hỗ trợ khách hàng Phòng Tổng hợp nhân sự Phòng Khách hàng tổ chức DN Phòng bán hàng Thành phố Phòng bán hàng Từ Sơn Phòng bán hàngTiên Du Phòng bán hàng QuếVõ Phòng bán hàng YênPhong Phòng bán hàng Thuận Thành Phòng bán hàngGia Bình Phòng bán hàngLươn g Tài Tổ quản lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý quản lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý Tổ quản lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý Tổ quản lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý Tổ quản lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý quản lý Tổ Trả trước Tổ trả sau Tổ quản lý Tổ Gọi ra Tổ Gọi vào Tổ quản lý Tổ quản lý

3.1.4. Tình hình lao động

Tính đến 06/2018 VNPT Vinaphone Bắc Ninh có 185 cán bộ công nhân viên, trong đó nữ là 82 người với cơ cấu trình độ được thể hiện ở bảng 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kênh phân phối của vinaphone bắc ninh (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)