Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh lào cai (Trang 44 - 61)

2.3.2 .Phương pháp so sánh

3.2 Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế

3.2.2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

3.2.2.1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.

a, Thực hiện quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Bước 1: Lựa chọn doanh nghiệp: căn cứ vào số lượng hồ sơ kê khai thuế nộp

cho Cục thuế, lãnh đạo phòng thanh tra, kiểm tra sẽ tiến hành phân công cụ thể số lượng cần phải kiểm tra đối với từng cán bộ. Việc xác định số lượng doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố: thứ nhất đó là số hồ sơ kê khai thuế và số lượng cán bộ kiểm tra. Việc lựa chọn cũng được dựa trên lịch sử vi phạm của các doanh nhiệp nếu những doanh nghiệp mà đã có nhiều lịch sử vi phạm cần kiểm tra kỹ. Bên cạnh đó việc giao chỉ tiêu kiểm tra cũng cần đảm bảo tính công bằng và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 2: Thực hiện kiểm tra: dựa trên hồ sơ kê khai cán bộ thuế sẽ tiến hành

kiểm tra, xem xét tính đầy đủ của hồ sơ, tính chính xác của hồ sơ. Cán bộ kiểm tra cũng thường xuyên báo cáo lãnh đạo để lãnh đạo có thể nắm bắt tình hình cũng như sớm đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

Bước 3: Nhận xét hồ sơ kê khai thuế: sau khi kiểm tra, CBT phải có trách

nhiệm nhận xét. Với những trường hợp đầy đủ hồ sơ, đầy đủ tính chính xác thì tiến hành lưu trữ. Đối với những trường hợp không đủ, không chính xác CBT sẽ tiến hành liên lạc với NNT để có thể điều chỉnh bổ sung các giấy tờ, thủ tục cần thiết theo quy định.

b,Thực hiện nội dung kiểm tra

Việc kiểm tra trụ sở cơ quan thuế là một trong những hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế. Các hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp theo tháng, quý và theo năm

được tiến hành kiểm tra dựa trên điều 77 của Luật quản lý thuế và được kiểm tra dựa trên cơ chế quản lý rủi ro tại điều 1 của luật Quản lý thuế.

Hiện nay, bộ phận kiểm tra thuế và caccs bộ phận có liên quan cần phải cập nhật các thông tin của doanh nghiệp và việc kiểm tra được dựa trên phần mềm hỗ trợ kiểm tra (TTR) và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra các doanh nghiệp. Bộ phận kiểm tra được quyền sử dụng các dữ liệu có trong hệ thống dữ liệu của ngành thuế về kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp nộp thuế.

Bảng 3.5: Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở thuế

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh (tăng/giảm)

Hồ sơ tiếp nhận 7.685 8.459 9.384 774 925

Hồ sơ điều chỉnh 5 3 4 -2 1

Hồ sơ chờ giải trình 7 10 8 3 -2

Nguồn: Báo cáo thanh tra, kiểm tra Cục thuế tỉnh Lào Cai

Qua số liệu trên có thể thấy được rằng số hồ sơ tiếp nhận của cơ quan thuế ngày càng nhiều: số lượng doanh nghiệp được thành ngày càng nhiều đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thêm vào đó Lào Cai cũng là tỉnh đã có nhiều cải thiện môi trường đầu tư, số lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua các của khẩu cũng tăng lên trong những năm qua.

Cán bộ kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin như số tiền phải nộp, số tiền miễn giảm, số tiền hoàn thuế.... bằng các biện pháp nghiệp vụ như: đối chiếu với các quy định, đối chiếu với tờ khai của doanh nghiệp, đối chiếu với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đây có thể ước lượng số thuế phải nộp, số thuế được hoàn.... Thêm vào đó, cơ quan thuế cũng đã có nhiều trao đổi thông tin với các cơ quan khác như: hải quan, bảo hiểm xã hội, sở lao động.... để có những thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra. Đối với những trường hợp có những bổ sung hoặc cần phải giải trình các khoản thuế chưa rõ ràng, các doanh nghiệp này phải thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 156/2013 của Bộ Tài chính.

Biểu đồ 3.1: Kết quả xử lý sau kiểm tra thuế tại trụ sở thuế

Nguồn: Phòng thanh tra, kiểm tra – cục thuế tỉnh Lào Cai

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng kết quả của việc kiểm tra thuế tại trụ sở thuế: số lượng thuế mà các doanh nghiệp tính toán sai là tương đối nhiều năm 2016 là 210 triệu đồng, năm 2017 là 265 triệu đồng và năm 2018 là 234 triệu đồng. Việc tính toán sai này chủ yếu tập trung vào khoản thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế đã thông báo đến doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng với các quy định hiện hành. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp tính toán sai số tiến được khấu trừ, cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra và tính toán lại. Với những trường hợp sai lệch này đã được cơ quan thuế tính truy thu đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tránh các trường hợp lợi dụng chính sách của nhà nước để trốn thuế và thực hiện các hành vi gian lận.

3.2.2.2. Thực hiện kiểm tra, thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp

a, Thực hiện theo quy trình kiểm tra, thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp Bước 1: Công bố quyết định thanh tra thuế

Sau khi có kế hoạch thanh tra thuế, phòng thanh tra thuế lập danh sách cán bộ thanh tra đối với từng doanh nghiệp. Việc lập danh sách được dựa trên lực lượng thanh tra: dựa trên kinh nghiệm, dựa trên trình độ cán bộ thanh tra, dựa trên tuổi cán bộ thanh tra…Sau khi đã lập danh sách và danh sách được thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt. Trưởng đoàn thanh tra thuế doanh nghiệp công bố quyết định thanh tra

cho doanh nghiệp và yêu cầu người nộp thuế báo cáo các nội dung liên quan đến việc triển khai thanh tra mà đoàn thanh tra cần thiết. Quyết định thanh tra được lập trong đó ghi rõ nội dung thanh tra và thời gian của đợt thanh tra, biên bản có sự xác nhận của doanh nghiệp và cán bộ thanh tra thuế.

Bước 2: Tiến hành thanh tra thuế

Để quá trình thanh tra, kiểm tra được nhanh chóng, đúng với kế hoạch đã đề ra, một trong những điều quan trọng đó là có sự phối hợp chặt chẽ giữa CQT và DN. Doanh nghiệp cần phải phối hợp với cán bộ thuế để cung cấp các tài liệu khi CBT yêu cầu. Đây là căn cứ để CBT xác định việc thực hiện các quy định về thuế của DN.

Bảng 3.6: Thực trạng cung cấp tài liệu cho đoàn thanh tra, kiểm tra

Đơn vị:%

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

So sánh (tăng/giảm)

Cung cấp đầy đủ tài liệu 75 79 70 4 -9

Tài liệu chưa phản ánh rõ 15 17 20 2 3

Không cung cấp được tài liệu 10 4 10 -6 6

Nguồn: Phòng Thanh tra, kiểm tra- cục thuế tỉnh Lào Cai

Qua số liệu trên ta có thể thấy được rằng, đa phần các doanh nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ với CQT để CQT thực hiện đúng bổn phận và chức năng của mình, doanh nghiệp cũng giảm được thời gian thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Bên cạnh những DN thực hiện việc phối hợp tương đối tốt đã có nhiều doanh nghiệp cố tình không phối hợp dẫn đến CQT phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành điều tra.

Trong khi điều tra, nhiều giấy tờ cần phải đối chiếu xem xét, nhiều giấy tờ không rõ nội dung như mã hàng chung chung, hóa đơn chung chung, số lượng kê khai không rõ ràng… với những trường hợp này CBT sẽ yêu cầu DN phải làm rõ như

trình rõ ràng thì có những trường hợp quanh có trốn tránh trách nhiệm không chụi cung cấp đầy đủ thông tin. Các trường hợp này được CBT báo cáo với lãnh đạo CQT có những hướng dẫn xử lý kịp thời.

CBT ngoài việc yêu cầu giải trình thông qua đối thoại chất vấn thì có những trường hợp cần làm rõ thông tin vì có liên quan đến nhiều đối tượng CBT yêu cầu giải trình bằng văn bản. Đây cũng là căn cứ xử lý các đối tượng khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp.

Bảng 3.7: Tình hình yêu cầu giải trình tài liệu

Đơn vị: trường hợp

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh (tăng/giảm)

Giải trình bằng văn bản 35 40 37 5 -3

Đối thoại, chất vất 15 20 18 5 -2

Nguồn: Phòng thanh tra, kiểm tra - cục thuế tỉnh Lào Cai

Với việc đối thoại chất vấn là việc tương đối tường xuyên của CBT đối với DN. Trong quá trình chất vấn đối thoại, CBT có thể hiểu được các vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó CBT có hướng dẫn DN thực hiện đúng các quy định của nhà nước. Ngoài ra, thông qua đây CBT có thể phát hiện những lỗ hổng trong các quy định của pháp luật, từ đó kiến nghị với cấp trên để kịp thời sửa chữa. Thêm vào đó, đối thoài, chất vẫn là biện pháp giúp giảm thời gian nhanh nhất để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thanh tra. Thông quá CBT có thể xác định các vi phạm của DN là do nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan để có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Bảng 3.8: Tình hình giám định của thanh tra thuế Đơn vị: trường hợp Đơn vị: trường hợp Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) Giám định về giá 32 22 28 -10 6 Giám định chất lượng sản phẩm 43 54 21 11 -33 Giám định nguồn gốc sản phẩm 20 25 32 5 7 Giám định khác 20 13 24 -7 11

Nguồn: Phòng thanh tra, kiểm tra - cục thuế tỉnh Lào Cai

Có nhiều hàng hóa và sản phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra chưa xác định được mức thuế phù hợp. Để tránh thất thoát, CBT đã yêu cầu các cơ quan chức năng giám định hàng hóa sản phẩm. Một trong những trường hợp yêu cầu giám định giá hàng hóa chủ yếu đối với doanh nghiệp FDI trong vấn đề chuyển giá. Để xác định chính xác số thuế doanh nghiệp phải nộp, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp CBT thường yêu cầu giám định giá đối với các doanh nghiệp FDI xuất và nhập khẩu cho công ty mẹ ở nước ngoài.

Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp lách luật bằng cách đưa vào danh mục các hàng hóa được hưởng ưu đãi nhưng bản chất hàng hóa đó không được hưởng. Để có thể ra được quyết định xử phạt cần phải đưa ra giám định sản phẩm, xác định đúng bản chất sản phẩm để có thể tính toán lại số thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan nhà nước.

Trong quá tình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp đã có nhiều trường hợp sinh. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thanh kiểm tra.

Theo bảng số liệu trên thì CQT chưa ghi nhận trường hợp nào tạm dừng thanh tra, kiểm tra. Các trường hợp thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch đã

tra là do tính phức tạp của vấn đề: số lượng vi phạm lớn, nhiều giấy tờ sai sót được phát hiện trong quá trình thanh tra, có dấu hiệu trốn thuế nghiêm trọng…. Do vậy, CBT sẽ báo cáo tình hình thanh tra, kiểm tra cho lãnh đạo cơ quan thuế. Lãnh đạo cơ quan thuế xem xét báo cáo, việc việc bổ sung nội dung thanh tra, kiểm tra là cần thiết thì lãnh đạo CQT tiến hành gửi công văn bổ sung nội dung thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

Bảng 3.9: Các trường hợp phát sinh trong thanh tra, kiểm tra thuế

Đơn vị: trường hợp

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh (tăng/giảm)

Tạm dừng thanh tra 0 0 0 0 0 BS nội dung thanh tra 12 16 18 4 2 Thay đổi nhân sự thanh

tra 4 7 6 3 -1

Nguồn: Phòng thanh tra, kiểm tra thuế - cục thuế tỉnh Lào Cai

Đối với những trường hợp thay đổi nhân sự trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp chủ yếu là do cán bộ thuế được cử làm việc khác như phải đi họp, phải chuyển công tác…. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thực hiện. Do vậy, trước khi thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra thì CQT sẽ tiến hành xem xét rất kỹ về trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức cũng như sắp xếp lịch làm việc, lịch công tác phù hợp cho CBT thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo tiến độ thanh tra: trong quá trình thanh tra, kiểm tra để đảm

bảo các doanh nghiệp được hoạt động bình thường cũng như giải quyết nhanh chóng các trường hợp phát sinh để lãnh đạo cơ quan thuế nắm được tính hình và sớm đưa ra hướng giải quyết thì CBT phải thường xuyên báo cáo tiến độ đối với lãnh đạo CQT.

Tiến độ thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp và CBT, ngoài ra đó còn là sự hiểu biết của chính doanh nghiệp.

Các thông tin về thuế, các sắc thuế hiện nay đã được các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải rất nhiều. Đã có nhiều cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và CQT trong việc giải thích và hướng dẫn DN thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Với sự hiểu biết được nâng lên, sự đồng thuận với các quyết định của đoàn thanh tra, kiểm tra ngày càng được nâng lên. Do đó, các trường hợp tiến độ thanh tra nhanh và đúng chiếm tỷ trọng cao. Với trường hợp chậm tiến độ là do doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc có nhiều trường hợp phức tạp vì vậy việc thanh tra chậm tiến độ so với dự kiến. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp có những biểu hiện vi phạm nghiêm trọng về thuế: mức độ vi phạm lớn, có nhiều đối tượng liên quan nên việc thanh tra, kiểm tra mất nhiều thời gian và công sức, tránh việc thanh tra kiểm tra qua loa dẫn đến giảm tính hiệu quả, giảm tính răn đe của pháp luật.

Bảng 3.10: Báo cáo tiến độ thanh tra, kiểm tra

Đơn vị:% Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) Tiến độ nhanh 45 50 48 5 -2 Đúng tiến độ 44 39 40 -5 1 Chậm tiến độ 11 11 12 0 1

Nguồn: Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế - Cục thuế tỉnh Lào Cai

Bước 4: Lập biên bản thanh tra

Kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập dự thảo Biên bản thanh tra căn cứ vào kết quả tại các Biên bản xác nhận số liệu của thành viên đoàn thanh tra và các Biên bản thanh tra tại đơn vị thành viên (nếu có). Dự thảo Biên bản thanh tra phải được thảo luận thống nhất trong Đoàn thanh tra và được công bố công khai với người nộp thuế. Nếu có thành viên trong Đoàn không thống nhất thì Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thành viên trong đoàn thanh tra có quyền bảo lưu số liệu theo Biên bản xác nhận số liệu của mình.

b, Thực hiện nội dung kiểm tra, thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp

Công tác thanh tra thuế thực hiện phù hợp theo cơ chế tự khai, tự nộp theo luật quản lý thuế. Hoạt động thanh tra được thực hiện trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin và lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành thanh tra đảm bảo không gây phiền hà cho các doanh nghiệp, cũng như lãng phí nguồn lực cơ quan thuế.

Bảng 3.11: Các sai phạm chủ yếu phát hiện khi thanh tra, kiểm tra thuế

Đơn vị:doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh (tăng/giảm)

Sổ kế toán 216 225 201 9 -24 Chứng từ kế toán 119 122 158 3 36 Thuyết minh BCTC 224 227 23 3 -204 Thông tin tra cứu tại CQT 120 101 154 -19 53 Trường hợp khác 127 175 158 48 -17

Nguồn: Phòng thanh tra, kiểm tra - Cục thuế tỉnh Lào Cai

Trước khi tiến hành thanh tra, trưởng đoàn và các thành viên của đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Sau khi kiểm tra, các trường hợp vi phạm vẫn tập trung tại một số trường hợp như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh lào cai (Trang 44 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)