2.3.2 .Phương pháp so sánh
3.2 Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế
3.2.1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
a, Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Đối với việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế là việc làm thường xuyên của cơ quan thuế. Căn cứ vào số lượng khai thuế của doanh nghiệp theo tháng, theo quý và theo năm để tiến hành kiểm tra thuế của các doanh nghiệp này. Phòng thanh tra, kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp. Căn cứ vào số lượng khai thuế mà CQT sẽ tiến hành bố trí cán bộ kiểm tra hợp lý, không để tình trạng ùn tắc công việc, không để tình trạng có những doanh nghiệp không kiểm tra.
b, Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở Doanh nghiệp
Chuẩn bị xây dựng kế hoạch thanh tra
Bảng 3.2: Tình hình những doanh nghiệp được chọn thanh tra, kiểm tra
Đơn vị:%
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
So sánh (tăng/giảm)
Doanh nghiệp khai đúng về HSKT, HSHT, HSQT, THTC
34 37 30 3 -7
Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi 24 21 23 -3 2
Tỷ lệ chấp hành thuế 24 20 21 -4 1
Tạo lập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế: Để việc thanh tra và kiểm tra thuế tại đơn vị người nộp thuế. CQT cần phải tiến hành thu thập nhiều thông tin cần thiết, các thông tin này được thu thập từ cơ sở dữ liệu thuế, từ các ngnahf khác như Kho bạc nhà nước, cục hải quan.... Thông qua những thông tin này, CQT có thể nắm bắt được các thông tin của người nộp thuế từ đó xây dựng kế hoạch nộp thuế cho tốt.
Các dữ liệu thông tin về người nộp thuế sẽ được tập hợp và phân loại. Với số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, để việc thanh tra kiểm tra đạt được hiệu quả cao. Thêm vào đó, CQT cũng tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp có dấu hiệu cao về vi phạm thuế để phát hiện cũng như góp phần giảm thất thoát nguồn ngân sách nhà nước.
Qua bảng mô tả ta có thể thấy được rằng, hầu hết các doanh nghiệp được lựa chọn thu thập thông tin để lập danh sách thanh tra, kiểm tra là các doanh nghiệp có biểu hiện cao về các vi phạm thuế như: các doanh nghiệp có tỷ lệ lãi thường khá thấp năm 2016 là 24% năm 2017 là 21% và năm 2018 là 23%. Thêm vào đó, tỷ lệ chấp hành thuế cũng khá thấp năm 2016 là 34% năm 2017 là 30% và năm 2018 là 31%.
Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra: Hằng năm vào 15 và 20 tháng 10 tổng chục thuế sẽ đưa ra hướng dẫn về việc thanh tra, kiểm tra thuế đến các Cục thuế trong cả nước. Các cục thuế sẽ căn cứ vào những hướng dẫn đó để có những định hướng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp, các lĩnh vực… để tiến hành thanh kiểm tra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
b, Xây dựng kế hoạch, duyệt kế hoạch thanh tra năm
Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là một trong những việc tương đối là quan trọng nên được lãnh đạo Cục thuế tỉnh Lào Cai luôn kiểm tra sát sao để nâng cao hiệu quả tranh tra kiểm tra nhưng cũng đảm bảo không có hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra kiểm tra của các cơ quan chức năng như: thanh tra tỉnh, kiểm toán nhà nước… Điều này sẽ giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường.
Hiện nay, hằng năm Tổng cục thuế đều ra văn bản hướng dẫn việc thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Các Cục thuế sẽ căn cứ vào hướng dẫn thanh, kiểm tra của Tổng cục để trển khai tại Cục của mình.
Để có được danh sách các doanh nghiệp cần phải tranh tra kiểm tra thì CQT cần phải thu thập thông tin của doanh nghiệp. Việc thu thập thông tin được dựa vào các nguồn đó là hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế, dựa vào thông tin trao đổi giữa ngành thuế với các cơ quan khác như: sở lao động, thanh tra tỉnh, kiểm toán nhà nước… Vừa đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra có hiệu quả nhưng cũng đảm bảo không gây phiền hà đến doanh nghiệp.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra phải được lãnh đạo Cục thuế phê duyệt. Sau khi đã phê duyệt danh sách, Cục thuế sẽ gửi thuyết minh về các căn cứ lập kế hoạch và danh sách doanh nghiệp thanh tra kiểm tra cho tổng cục thuế chờ phê duyệt.
Sau khi gửi danh sách và bản thuyết minh về kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Tổng cục sẽ tiến hành xem xét và phê duyệt danh sách, nhận được danh sách rồi, cục thuế tỉnh cũng phân chia việc thanh tra kiểm tra cho các Chị cục thuế của các huyện,
Bảng 3.3: Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế
Đơn vị: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
So sánh (tăng/giảm)
Kế hoạch phê duyệt 313 343 368 30 25
Điều chỉnh tăng 30 27 22 -3 -5
Điều chỉnh giảm 15 19 11 4 -8
Tỷ lệ DN phải thực hiện so
với DN đang quản lý (%) 19,86 20,22 20,28 0,36 0,06
Nhận được danh sách chính thức, Cục thuế sẽ tiến hanh thanh tra, kiểm tra. Cũng thông qua bảng số trên, Tổng cục cũng đã có những điều chỉnh đó là có thể tăng một số doanh nghiệp ở một số loại hình doanh nghiệp mà theo hướng dẫn cần phải tập trung tăng cường thanh tra, kiểm tra. Một số loại hình doanh nghiệp sẽ giảm vì để tập trung nguồn lực thực hiện theo đúng hướng dẫn của Tổng cục.
Cũng qua bảng trên, Cục thuế cũng đang có gắng mở rộng số lượng DN cần phải thanh tra, kiểm tra. Với số lượng lớn, điều này sẽ có nhiều trường hợp phát hiện sai phạm, đó cũng làm tăng lên tính nghiêm minh của pháp luật, giảm sự tái phạm trong tương lại.
Bảng 3.4: Đánh giá cán bộ thuế về hoạt động xây dựng kế hoạch
Đơn vị: Điểm
Chỉ tiêu Điểm Xếp loại Độ lệch chuẩn
Kế hoạch xây dựng phù hợp với nguồn
lực của CQ 3,6 Khá 0,98
Xây dựng kế hoạch dựa trên nguồn
thông tin phong phú, chính xác 3,8 Khá 1,03
Phương án thực hiện rõ ràng, phù hợp
cho từng đối tượng, từng loại thuế 4,0 Khá 0,96 Đã ứng dụng nhiều công nghệ thông tin
vào xây dựng kế hoạch, đặc biệt là quản lý rủi ro thuế
4,2 Khá 1,04
Chỉ tiêu đưa ra phù hợp 4,0 Khá 0,96
Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả
Việc xây dựng kế hoạch có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra: đây là bước lựa chọn những doanh nghiệp có nhiều biểu hiện sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế, phương án thanh tra, kiểm tra…. Hiện nay, CQT đã áp dụng nhiều công nghệ thông tin vào xây dựng kế hoạch, vì vậy với chỉ tiêu “Đã ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào xây dựng kế hoạch, đặc biệt là quản lý rủi ro thuế” đạt mức điểm là 4,2 điểm. Thêm vào đó với chỉ tiêu “Đã ứng
dụng nhiều công nghệ thông tin vào xây dựng kế hoạch, đặc biệt là quản lý rủi ro thuế” chỉ đạt mức 3,8 điểm. Đây là mức điểm số không cao vì sự liên kết giữa CQT với các cơ quan khác chưa thực sự chặt chẽ, CQT thu thập thông tin doanh nghiệp vẫn dựa chủ yếu là tính tự khai và trên hệ thống quản lý của ngành. Thêm vào đó, chỉ tiêu “Chỉ tiêu đưa ra phù hợp” đạt mức 4,0 điểm: do vậy, CBT sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hơn, thanh tra, kiểm tra sát sao với doanh nghiệp hơn, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.