Tăng cường phân tích rủi ro và xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh lào cai (Trang 73 - 74)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Tăng cường phân tích rủi ro và xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế

Để có một bản kế hoạch tốt thì trước hết là phải dựa trên tính thức tế: nguồn thông tin phải chính xác và đầy đủ, căn cứ vào trình độ và năng lực của từng cán bộ để phân công công việc, xác định doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra chính xác... Để làm được điều này trước hết đó là cần phân tích chính xác những rủi ro về thuế.

Hiện này CQT cũng đã áp dụng nhiều phần mền phân tích rủi ro nhưng để phần mềm này hoạt động được tốt thì việc cung cấp thông tin, phân loại thông tin phải được làm tốt. Việc phân loại và xử lý thông tin ban đầu phải có sự phối hợp chặt chẽ với cán bộ thuế: tập trung phân tích vào những ngành những lĩnh vực có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong việc gian lận thuế như: các ngành nghề có nhiều ưu đãi về thuế, những mặt hàng được nhiễm giảm thuế, những doanh nghiệp phải yêu cầu giải trình nhiều... Đây là những nơi tiền ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện về thuế.

Xây dựng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro. Việc xây dựng chỉ tiêu này dựa kinh nghiệm của những người có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình thanh tra kiểm tra, những cán bộ có nhiều kinh nghiệm sẽ sớm phát hiện những dấu hiện có thể được doanh nghiệp lợi dụng để gian lận về thuế. Do vậy, dựa trên các chỉ tiêu này để có thể sớm nhất phân loại rủi ro doanh nghiệp gian lận thuế.

Thu thập đầy đủ thông tin: việc thu thập thông tin hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào nguồn dữ liệu của ngành thuế mà chưa có nhiều dữ liệu từ các cơ quan khác. Việc thu thập này cần dựa vào nguồn thông tin đa dạng. Để làm được điều này, CQT

cần đưa ra nhiều văn bản hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng để bổ sung vào nguồn thông tin của Cục thuế.

Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần phải chi tiết và cụ thể. Để việc

thực hiện được nhanh chóng và đạt được kết quả cao thì trong quá trình xây dựng kế hoạch cần chi tiết cụ thể dựa trên số lượng, năng lưc và tình hình phức tạp của vấn đề. Với chỉ tiêu giao rõ ràng, quy trách nhiệm đến từng cán bộ thanh tra, kiểm tra giúp nâng cao được trách nhiệm trong việc thực hiện. Thêm vào đó, trong kế hoạch cũng cần phải đưa ra những hình thức xử lý nếu trong những trường hợp phát sinh như bổ sung nội dung thanh tra kiểm tra, kéo dài thời gian... một cách cụ thể để CBT có thể giảm được thời gian xử lý các thủ tục hành chính.

Rút kinh nghiệm quá trình xây dựng kế hoạch. Hằng năm, sau khi kết thúc

thanh tra kiểm tra trong năm tài chính. CQT cần có những buổi rút kinh nghiệm để thấy được những điều đã làm được và những điều chưa làm được từ đó có thể hoàn thiện dần quá trình xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở đối chiếu và so sánh, CBT cũng dần dần hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Sau khi đã có bộ tiêu chí rõ ràng có thể tập huấn và hướng dẫn CBT thực hiện và áp dụng vào thực tế trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh lào cai (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)