5. Bố cục của luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Cục thuế Lào cai
Thời gian qua, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa và Cục thuế tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều thành tích nhất trong hoạt động thanh tra và kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Đây chính là bài học tốt để Cục thuế Lào Cai tham khảo đó là:
- Xây dựng kế hoạch tốt và chặt chẽ. Với kế hoạch thanh tra, kiểm tra được xây dựng dựa trên nguồn thông tin phong phú, đa dạng sẽ giúp CQT phân loại được doanh nghiệp tốt. Từ đó đề xuất được danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra có hiệu quả. Thêm vào đó, cần phải giao chỉ tiêu rõ ràng để cán bộ thuế giám sát việc thực hiện sau kết luận thanh tra, những trường hợp tại phạm cần phải xử lý nghiêm minh.
- Tránh tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện nay nhiều cơ quan cùng tham gia việc thanh tra, kiểm tra thuế của doanh nghiệp. Để giảm áp lực cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn khác, chia sẻ thông tin và giảm việc thanh tra nhiều lần 1 đơn vị hoặc nhiều đơn vị cùng thanh tra. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lựa chọn cán bộ phù hợp. Để thanh tra, kiểm tra có hiệu quả thì trước hết cần lựa chọn các cán bộ phải có trình độ chuyên môn phù hợp đảm bảo hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Thêm vào đó, ngành thuế là ngành có nhiều nhạy cảm, nếu CBT không vững vàng trước những cám dỗ của doanh nghiệp thì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thanh tra kiểm tra.
- Cương quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm. Có nhiều doanh nghiệp vi phạm nhiều lần, với số lượng thuế lớn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến ngân sách quốc gia. Do vậy, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cần phải cương quyết xử lý các đối tượng nợ thuế lâu, và có dấu hiệu cao trốn thuế.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn cần trả lời các câu hỏi: - Thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở tỉnh Lào Cai trong thời gian qua như thế nào?
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở tỉnh Lào Cai?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở Lào Cai trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn là các số liệu thứ cấp. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Cục thuế tỉnh Lào Cai; báo cáo kết quả thực hiện của các ngành chức năng của huyện như Cục thuế, Sở Tài chính, Cục Thống kê ... Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai; các báo cáo tài liệu của các ban ngành tỉnh Lào Cai; Thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, trên Internet; Công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước; Kết quả kiểm tra, đánh giá của các đơn vị trong và ngoài huyện Sapa như kết luận của Kiểm toán Nhà nước Khu vực ...
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Đối tượng khảo sát: Luận văn khảo sát 2 nhóm đối tượng: Cán bộ thuế và Doanh nghiệp
* Xác định quy mô khảo sát:
+ Đối với cán bộ thuế: Các cán bộ thuế được thu thập ở đây đó là các cán bộ tại các phong thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Lào Cai, cán bộ thanh tra, kiểm tra tại các chi cục. Số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra là 121 cán bộ. Với số lượng cán bộ như này tác giả tiến hành điều tra tổng thể.
+ Đối với doanh nghiệp: Tính đến thời điểm 31.12.2018 có 215 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Với số lượng này, tác giả cũng tiến hành thanh tra, kiểm tra tổng thể để có những đánh giá về tình hình hoạt động thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp
* Phương pháp khảo sát: Phỏng vấn trực tiế pbằng phiếu điều tra. Nội dung phỏng vấn: để có những đánh giá của những đối cần khảo sát. Tác giả đã tiến hành xây dựng bảng hỏi được chuẩn bị từ trước. Để có được bảng hỏi chính thức tác giả thực hiện những bước như sau: bước 1: phác thảo bảng hỏi. Tại bước này, tác giả đã tập hợp các tài liệu liên quan đến thanh tra, kiểm tra thuế, tác giả phác họa bảng hỏi và trình bầy ý tưởng cho các chuyên gia ( cán bộ thuế và giảng viên hướng dẫn) sau khi có những góp ý, tác giả tiến hành chỉnh sửa. Bước 2: điều tra thử. Tại bước này, sau khi có bảng hỏi tác giả tiến hành điều tra thử. Đối với với số lượng cán bộ thuế là 10 người và doanh nghiệp là 15 người. Sau khi điều tra thử, tác giả tiến hành điều chỉnh bảng hỏi với những câu không rõ nghĩa, các câu trùng nội dung…. Bước 3: tiến hành điều tra thực tế. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng : cán bộ thuế và doanh nghiệp bằng bảng hỏi đã chuẩn bị từ trước. Các câu hỏi được tác giả sử dụng linh hoạt để có được những nhận xét một cách chính xác về những vấn đề cần khai thác thông tin. Có nhiều đối tượng không gặp mặt, tác giả tiến hành gọi điện và gửi email để có được thông tin cần thiết.
* Nội dung khảo sát : Đối với những đối tượng khác nhau thì có nội dung khảo sát khác như : Đối với cán bộ thuế tác khảo sát về các đánh giá quá trình thực hiện, sự phối của các cơ quan chức năng …. (tại phụ lục 01). Đối với doanh nghiệp thì nội dung khảo sát là những nhìn nhận đánh giá về quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra của cán bộ thuế… (tại phụ lục 02).
* Đánh giá số liệu sơ cấp
Để xác định ý kiến đánh giá của các cán bộ thuế và các doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra về tình hình thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp,
nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để định mức độ đối với từng yếu tố như sau:
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng điểm
5 Tốt 4,21 - 5,00
4 Khá 3,41 - 4,20
3 Trung bình 2,61 - 3,40
2 Yếu 1,81 - 2,60
1 Kém 1,00 - 1,80
Để xem xét độ phân tán của câu trả lời, nghiên cứu sửu dụng độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau:
SD = trong đó n là số giá trị của x
2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua tính toán các số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội. Thông qua số liệu được biểu diễn dưới dạng bảng, biểu đồ….để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu: kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xu hướng vi phạm, đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp....
2.3.2.Phương pháp so sánh
tương ứng. Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, những bất cập trong công tác quản lý thu thuế. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Lào Cai.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Thông qua việc phỏng vấn, nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ những khó khăn, những vướng mắc trong quá trình thanh tra kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng bảng hỏi: xem xét sự phù hợp về nội dung cũng như phương thức phỏng vấn.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Số tiền thuế thu hồi: Sau các đợt thanh tra, kiểm tra CQT sẽ phát hiện ra các doanh nghiệp có hành vi trốn thuế. Với số thuế trốn, CQT sẽ tiến hành thu hồi đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
Mức độ tuân thủ pháp luật.
Mức độ tuân thủ nộp thuế = Số DN vi phạm thuế Tổng số DN
Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng đó là: hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt tốt, tăng tính răn đe với các DN, điều này sẽ khiến các doanh nghiệp tăng được mức độ tuân thủ, giảm số doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
Tỷ lệ số tiền phạt tăng lên
Tỷ lệ số tiền phạt tăng = Số tiền phạt năm N - Số tiền phạt năm N-1 Số tiền phạt năm N-1
Số tiền phạt tăng lên điều này có thể được giải thích một phần là do hiệu quả của hoạt động thanh, kiểm tra thuế của các doanh nghiệp: đã phát hiện ra được nhiều vi phạm của doanh nghiệp.
Tỷ lệ tăng số tiền giảm lỗ doanh nghiệp
Tỷ lệ tăng số tiền giảm lỗ = Số tiền giảm lỗ năm N - Số tiền giảm lỗ năm N-1 Số tiền giảm lỗ năm N-1
Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện các hình thức vi phạm. Sau khi đã phát hiện ra các sai phạm, xác định đúng số lợi nhận của doanh nghiệp để tính đúng số thuế cần phải nộp của DN. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Tỷ lệ vi phạm thuế đối với mỗi sắc thuế
Tỷ lệ vi phạm thuế đối với
mỗi sắc thuế =
Số tiền giảm lỗ năm N - Số tiền giảm lỗ năm N-1 Số tiền giảm lỗ năm N-1
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH LÀO CAI
3.1 Khái quát chung về Cục thuế và các doanh nghiệp tỉnh Lào Cai
3.1.1 Cơ cấu tổ chức Cục Thuế
Cục Thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác cho Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn Lào Cai theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính: Đường Trần Kim Chiến, thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai.
Tổ chức bộ máy của Cục Thuế, tỉnh Lào Cai được bố trí, xắp xếp vả thực hiện theo Quyết định số 108/QĐ - BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Lào Cai bao gồm 12 phòng chức năng và 09 Chi cục Thuế với tổng số 42 đội thuộc các Chi cục Thuế. Trong đó:
Cục trưởng là người điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục Thuế; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển cho toàn Cục Thuế. Các phó Cục trưởng chịu trách nhiệm quản lý các phòng nghiệp vụ, các Chi cục Thuế liên quan và tham mưu cho Cục trưởng những vấn đề thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
Nhiệm vụ của những phòng chức năng được quy định cụ thể tại Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 20/3/2019 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế.
Nhiệm vụ cụ thể của các Chi cục Thuế được quy định tại Quyết định số: 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế Quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Triển khai Chiến lược cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới tại Luật Quản lý thuế; kể từ ngày 01/07/2007, tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp đã chuyển đổi theo mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng; đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý tự tính, tự khai, tự nộp.
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Lào Cai
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, Cục Thuế Lào Cai
3.1.2 Chức năng của Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế
Phòng thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triên khai thực hiện công tác thanh tra ngườinộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vitrốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộpthuế thuộc phạm vi Cục thuế và Chi cục thuế quản lý.
Nhiệm vụ cụ thê:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của phòng kiểm tra thuế và các chi cục thuế chuyên đến;
- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra;
- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các
Cục Trưởng Phó Cục trưởng 1 Phòng Tổ chức cản bộ Chi cục Thuế thành phố Lào Cai Chi cục Thuế huyện SaPa Chi cục Thuế huyện Bảo Thắng Chi cục Thuế huyện Văn Bàn Chi cục Thuế huyện Bảo Yên Chi cục Thuế huyện Bắc Hà Chi cục Thuế huyện Bát Xát Chi cục Thuế huyện Mường Khương Chi cục Thuế huyện Simacai Phó Cục trưởng 2 Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT Phòng Kê khai & Kế toán thuế Phòng Thanh tra, kiểm tra số 1, số 2 Phòng Thanh tra, kiểm tra số 3 Phòng nghiệp vụ dự toán, pháp chế Phòng Công nghệ thông tin Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Phòng kiểm tra nội bộ Văn phòng Phòng Quản lý hộ kinh doanh và thu khác
chi cục đề nghị và chuyên hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;
- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;
- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;
- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế;
- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của Cục thuế chuyên cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;
- Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế;
- Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế;
- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi toàn Cục thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả