Đơn vị: Điểm
Chỉ tiêu Điểm Xếp loại Độ lệch chuẩn
Kế hoạch xây dựng phù hợp với nguồn
lực của CQ 3,6 Khá 0,98
Xây dựng kế hoạch dựa trên nguồn
thông tin phong phú, chính xác 3,8 Khá 1,03
Phương án thực hiện rõ ràng, phù hợp
cho từng đối tượng, từng loại thuế 4,0 Khá 0,96 Đã ứng dụng nhiều công nghệ thông tin
vào xây dựng kế hoạch, đặc biệt là quản lý rủi ro thuế
4,2 Khá 1,04
Chỉ tiêu đưa ra phù hợp 4,0 Khá 0,96
Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả
Việc xây dựng kế hoạch có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra: đây là bước lựa chọn những doanh nghiệp có nhiều biểu hiện sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế, phương án thanh tra, kiểm tra…. Hiện nay, CQT đã áp dụng nhiều công nghệ thông tin vào xây dựng kế hoạch, vì vậy với chỉ tiêu “Đã ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào xây dựng kế hoạch, đặc biệt là quản lý rủi ro thuế” đạt mức điểm là 4,2 điểm. Thêm vào đó với chỉ tiêu “Đã ứng
dụng nhiều công nghệ thông tin vào xây dựng kế hoạch, đặc biệt là quản lý rủi ro thuế” chỉ đạt mức 3,8 điểm. Đây là mức điểm số không cao vì sự liên kết giữa CQT với các cơ quan khác chưa thực sự chặt chẽ, CQT thu thập thông tin doanh nghiệp vẫn dựa chủ yếu là tính tự khai và trên hệ thống quản lý của ngành. Thêm vào đó, chỉ tiêu “Chỉ tiêu đưa ra phù hợp” đạt mức 4,0 điểm: do vậy, CBT sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hơn, thanh tra, kiểm tra sát sao với doanh nghiệp hơn, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
3.2.2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
3.2.2.1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
a, Thực hiện quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Bước 1: Lựa chọn doanh nghiệp: căn cứ vào số lượng hồ sơ kê khai thuế nộp
cho Cục thuế, lãnh đạo phòng thanh tra, kiểm tra sẽ tiến hành phân công cụ thể số lượng cần phải kiểm tra đối với từng cán bộ. Việc xác định số lượng doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố: thứ nhất đó là số hồ sơ kê khai thuế và số lượng cán bộ kiểm tra. Việc lựa chọn cũng được dựa trên lịch sử vi phạm của các doanh nhiệp nếu những doanh nghiệp mà đã có nhiều lịch sử vi phạm cần kiểm tra kỹ. Bên cạnh đó việc giao chỉ tiêu kiểm tra cũng cần đảm bảo tính công bằng và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bước 2: Thực hiện kiểm tra: dựa trên hồ sơ kê khai cán bộ thuế sẽ tiến hành
kiểm tra, xem xét tính đầy đủ của hồ sơ, tính chính xác của hồ sơ. Cán bộ kiểm tra cũng thường xuyên báo cáo lãnh đạo để lãnh đạo có thể nắm bắt tình hình cũng như sớm đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
Bước 3: Nhận xét hồ sơ kê khai thuế: sau khi kiểm tra, CBT phải có trách
nhiệm nhận xét. Với những trường hợp đầy đủ hồ sơ, đầy đủ tính chính xác thì tiến hành lưu trữ. Đối với những trường hợp không đủ, không chính xác CBT sẽ tiến hành liên lạc với NNT để có thể điều chỉnh bổ sung các giấy tờ, thủ tục cần thiết theo quy định.
b,Thực hiện nội dung kiểm tra
Việc kiểm tra trụ sở cơ quan thuế là một trong những hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế. Các hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp theo tháng, quý và theo năm
được tiến hành kiểm tra dựa trên điều 77 của Luật quản lý thuế và được kiểm tra dựa trên cơ chế quản lý rủi ro tại điều 1 của luật Quản lý thuế.
Hiện nay, bộ phận kiểm tra thuế và caccs bộ phận có liên quan cần phải cập nhật các thông tin của doanh nghiệp và việc kiểm tra được dựa trên phần mềm hỗ trợ kiểm tra (TTR) và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra các doanh nghiệp. Bộ phận kiểm tra được quyền sử dụng các dữ liệu có trong hệ thống dữ liệu của ngành thuế về kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp nộp thuế.