CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn là các số liệu thứ cấp. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Cục thuế tỉnh Lào Cai; báo cáo kết quả thực hiện của các ngành chức năng của huyện như Cục thuế, Sở Tài chính, Cục Thống kê ... Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai; các báo cáo tài liệu của các ban ngành tỉnh Lào Cai; Thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, trên Internet; Công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước; Kết quả kiểm tra, đánh giá của các đơn vị trong và ngoài huyện Sapa như kết luận của Kiểm toán Nhà nước Khu vực ...
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Đối tượng khảo sát: Luận văn khảo sát 2 nhóm đối tượng: Cán bộ thuế và Doanh nghiệp
* Xác định quy mô khảo sát:
+ Đối với cán bộ thuế: Các cán bộ thuế được thu thập ở đây đó là các cán bộ tại các phong thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Lào Cai, cán bộ thanh tra, kiểm tra tại các chi cục. Số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra là 121 cán bộ. Với số lượng cán bộ như này tác giả tiến hành điều tra tổng thể.
+ Đối với doanh nghiệp: Tính đến thời điểm 31.12.2018 có 215 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Với số lượng này, tác giả cũng tiến hành thanh tra, kiểm tra tổng thể để có những đánh giá về tình hình hoạt động thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp
* Phương pháp khảo sát: Phỏng vấn trực tiế pbằng phiếu điều tra. Nội dung phỏng vấn: để có những đánh giá của những đối cần khảo sát. Tác giả đã tiến hành xây dựng bảng hỏi được chuẩn bị từ trước. Để có được bảng hỏi chính thức tác giả thực hiện những bước như sau: bước 1: phác thảo bảng hỏi. Tại bước này, tác giả đã tập hợp các tài liệu liên quan đến thanh tra, kiểm tra thuế, tác giả phác họa bảng hỏi và trình bầy ý tưởng cho các chuyên gia ( cán bộ thuế và giảng viên hướng dẫn) sau khi có những góp ý, tác giả tiến hành chỉnh sửa. Bước 2: điều tra thử. Tại bước này, sau khi có bảng hỏi tác giả tiến hành điều tra thử. Đối với với số lượng cán bộ thuế là 10 người và doanh nghiệp là 15 người. Sau khi điều tra thử, tác giả tiến hành điều chỉnh bảng hỏi với những câu không rõ nghĩa, các câu trùng nội dung…. Bước 3: tiến hành điều tra thực tế. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng : cán bộ thuế và doanh nghiệp bằng bảng hỏi đã chuẩn bị từ trước. Các câu hỏi được tác giả sử dụng linh hoạt để có được những nhận xét một cách chính xác về những vấn đề cần khai thác thông tin. Có nhiều đối tượng không gặp mặt, tác giả tiến hành gọi điện và gửi email để có được thông tin cần thiết.
* Nội dung khảo sát : Đối với những đối tượng khác nhau thì có nội dung khảo sát khác như : Đối với cán bộ thuế tác khảo sát về các đánh giá quá trình thực hiện, sự phối của các cơ quan chức năng …. (tại phụ lục 01). Đối với doanh nghiệp thì nội dung khảo sát là những nhìn nhận đánh giá về quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra của cán bộ thuế… (tại phụ lục 02).
* Đánh giá số liệu sơ cấp
Để xác định ý kiến đánh giá của các cán bộ thuế và các doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra về tình hình thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp,
nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để định mức độ đối với từng yếu tố như sau:
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng điểm
5 Tốt 4,21 - 5,00
4 Khá 3,41 - 4,20
3 Trung bình 2,61 - 3,40
2 Yếu 1,81 - 2,60
1 Kém 1,00 - 1,80
Để xem xét độ phân tán của câu trả lời, nghiên cứu sửu dụng độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau:
SD = trong đó n là số giá trị của x