Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh lào cai (Trang 69)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất: Hoạt động phân tích rủi ro và xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm

tra chưa được tốt. Tuy Cục thuế Lào Cai đã áp dụng một số phương pháp phân tích

rủi ro nhưng do lượng thông tin không đầy đủ, phân loại thông tin ngày từ bàn đâu cũng không được tốt nên kết quả phân tích rủi ro không cao. Thiếu thông tin cập nhật, thêm vào đó là nguồn thông tin vẫn dựa chủ yếu vào nguồn dữ liệu từ Tổng cục, dẫn đến quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa được tốt.

Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức chưa được tốt. Hiện nay, tình hình

vi phạm về thuế của các DN rất tinh vi và phức tạp. Các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều cách thức khác nhau để giảm lượng thuế nộp cho nhà nước. Trong khi đó, CBT vẫn chưa được cập nhật kiến thức mới nên việc phát hiện là rất khó khăn và cần sự trợ giúp của nhiều bên liên quan. Ngoài ra Cục cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp DN kết nối với CBT để làm sai lệch kết quả thanh tra , kiểm tra. Do vậy, để ngăn chặn việc này trước hết phải nâng cao vấn đề đạo đức nghề nghiệp của chính bản thân các CBT khi tham gia thanh tra, kiểm tra thuế.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được chuyên sâu. Do số lượng doanh

nghiệp ngày càng nhiều, DN cũng đã và đang sử dụng nhiều biện pháp để gian lận thuế. Cục thuế Lào Cai trong quá trình thanh tra, kiểm tra vẫn chưa được chuyên sâu.

Thanh tra, kiểm tra vẫn giải giác, chưa pháp hiện được nhiều trường hợp gian lận lớn chủ yếu là do phân tích rủi ro các ngành nghề, các loại hình doanh nghiệp còn thấp. Việc tìm hiểu vấn đề vẫn còn ít, ngại va chạm do việc vi phạm có liên quan đến nhiều đối tượng...

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH LÀO CAI 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

4.1.1. Quan điểm

Kiện toàn hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh tra

kiểm tra. Cục thuế sẽ tiến hành liên kết chặt chẽ với tổng cục thuế, tăng cường đầu tư

cơ sở vật chất như: hệ thống cảnh báo rủi ro, hệ thống phân loại rủi ro, hệ thống thông tin liên lạc giữa Chi Cục với Cục và Tổng cục. Triển khai và khai thác mạnh mẽ hệ thống dữ liệu trên nguồn dữ liệu của Tổng cục.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, chia sẻ thông tin. Tiếp tục

thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ trong việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp: giảm các đợt thanh tra kiểm, không để tình trạng thanh tra kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan, tăng cường phối hợp chia sẻ thông tin để có được nguồn dữ liệu lớn. Thêm vào đó, chia sẻ thông tin còn giúp giảm được nguồn nhân lực, công sức và thời gian, giúp quá trình phân loại và thực hiện công việc được giao tốt hơn.

Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng giúp doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh tốt nhất. Thanh tra, kiểm tra với mục tiêu đảm bảo các doanh nghiệp

thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với với nhà nước. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chung của doanh nghiệp như: phải cung cấp giấy tờ, tại tiếp đoàn... Do vậy cần phải hoàn thiện hơn nữa trong việc bố trí nguồn nhân lực, thời gian và nội dung để doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều.

Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng phù hợp với điều kiện

thực tế, góp phần nâng cao thực hiện các quy định của pháp luật. Mỗi một địa

phương khác nhau thì có những đặc điểm và đặc thù khác nhau. Bởi vậy, cần phải hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng địa phương khác nhau. Bên cạnh đó là cương quyết xử lý những trường hợp vi phạm nhiều lần và có số lượng thuế lớn, ảnh hưởng mạnh đến tình hình thu thuế của địa phương.

4.1.2. Mục tiêu thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Để có được kết quả cao trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Cục thuế tỉnh Lào Cai đã đưa ra mục tiêu rõ ràng để xây dựng phương hướng thực hiện trong những năm tới.

- Tăng tỷ lệ truy thu thuế từ 10% đến 15% nhất là các doanh nghiệp đã nợ thuế lâu ngày chưa thực hiện nghĩa vụ.

- Kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở thuế.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những doanh nghiệp có nhiều biểu hiện trốn thuế, gian lận thuế.

- Tăng cường giảm lỗ từ 12% đến 18% đến năm 2022.

- Tăng cương xử lý các doanh nghiệp nợ thuế lâu ngày như nêu tên, truy tố pháp luật...

- Thông qua thanh tra, kiểm tra nâng cao tinh thần chấp hành thuế đối với doanh nghiệp, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

4.1.3 Định hướng thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Tập trung thanh tra, kiểm tra những ngành những lĩnh vực có tỷ lệ vi phạm cao. Với nguồn nhân lực có hạn, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều. Để thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nên tập trung vào những lĩnh vực vi phạm nhiều như doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ... trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Hướng dẫn, giải thích những vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Thực

hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, cán bộ thuế chỉ dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hướng dẫn từng bước để không tái phạm cũng như có thể khắc phục một phần nào đó những sai phạm khi gặp phải. Đây cũng là một trong những hình thức tuyên truyền cần phải phát huy trong thời gian tới.

Quy định rõ trách nhiệm và bổn phận đến từng cán bộ. Để thực hiện tốt, có

trách nhiệm đối với từng cán bộ, CQT sẽ tiến hành quy định rõ trách nhiệm đến từng cán bộ, sai sót trong khâu nào sẽ tiến hành xử lý khâu đó, giảm tình trạng đù đẩy trách nhiệm, kết quả đạt được không hiệu quả. Gắn trách nhiệm lãnh đạo với kết quả

thực hiện nhiệm vụ của nhân viên, nếu nhân viên có sai phạm hoặc không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì xử lý cả cán bộ quản lý.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong quá tình thanh tra,

kiểm tra CBT sẽ phát hiện những sắc thuế, những quy định không phù hợp với địa phương, với doanh nghiệp... CBT tăng cường báo cáo cho lãnh đạo cơ quan, sớm có phương hướng giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp. CBT tiến hành gửi công văn, báo cáo cấp trên... về các vấn đề cần phải giải quyết kịp thời về thuế cho các doanh nghiệp.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

4.2.1. Tăng cường phân tích rủi ro và xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế

Để có một bản kế hoạch tốt thì trước hết là phải dựa trên tính thức tế: nguồn thông tin phải chính xác và đầy đủ, căn cứ vào trình độ và năng lực của từng cán bộ để phân công công việc, xác định doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra chính xác... Để làm được điều này trước hết đó là cần phân tích chính xác những rủi ro về thuế.

Hiện này CQT cũng đã áp dụng nhiều phần mền phân tích rủi ro nhưng để phần mềm này hoạt động được tốt thì việc cung cấp thông tin, phân loại thông tin phải được làm tốt. Việc phân loại và xử lý thông tin ban đầu phải có sự phối hợp chặt chẽ với cán bộ thuế: tập trung phân tích vào những ngành những lĩnh vực có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong việc gian lận thuế như: các ngành nghề có nhiều ưu đãi về thuế, những mặt hàng được nhiễm giảm thuế, những doanh nghiệp phải yêu cầu giải trình nhiều... Đây là những nơi tiền ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện về thuế.

Xây dựng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro. Việc xây dựng chỉ tiêu này dựa kinh nghiệm của những người có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình thanh tra kiểm tra, những cán bộ có nhiều kinh nghiệm sẽ sớm phát hiện những dấu hiện có thể được doanh nghiệp lợi dụng để gian lận về thuế. Do vậy, dựa trên các chỉ tiêu này để có thể sớm nhất phân loại rủi ro doanh nghiệp gian lận thuế.

Thu thập đầy đủ thông tin: việc thu thập thông tin hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào nguồn dữ liệu của ngành thuế mà chưa có nhiều dữ liệu từ các cơ quan khác. Việc thu thập này cần dựa vào nguồn thông tin đa dạng. Để làm được điều này, CQT

cần đưa ra nhiều văn bản hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng để bổ sung vào nguồn thông tin của Cục thuế.

Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần phải chi tiết và cụ thể. Để việc

thực hiện được nhanh chóng và đạt được kết quả cao thì trong quá trình xây dựng kế hoạch cần chi tiết cụ thể dựa trên số lượng, năng lưc và tình hình phức tạp của vấn đề. Với chỉ tiêu giao rõ ràng, quy trách nhiệm đến từng cán bộ thanh tra, kiểm tra giúp nâng cao được trách nhiệm trong việc thực hiện. Thêm vào đó, trong kế hoạch cũng cần phải đưa ra những hình thức xử lý nếu trong những trường hợp phát sinh như bổ sung nội dung thanh tra kiểm tra, kéo dài thời gian... một cách cụ thể để CBT có thể giảm được thời gian xử lý các thủ tục hành chính.

Rút kinh nghiệm quá trình xây dựng kế hoạch. Hằng năm, sau khi kết thúc

thanh tra kiểm tra trong năm tài chính. CQT cần có những buổi rút kinh nghiệm để thấy được những điều đã làm được và những điều chưa làm được từ đó có thể hoàn thiện dần quá trình xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở đối chiếu và so sánh, CBT cũng dần dần hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Sau khi đã có bộ tiêu chí rõ ràng có thể tập huấn và hướng dẫn CBT thực hiện và áp dụng vào thực tế trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

4.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp CBT

Khi mà công nghệ thông tin phát triển cách thức thực hiện gian lận về thuế cũng đã thay đổi nhiều. Chính vì vậy, để phát hiện những phương thức gian lận thuế mới thì bắt buộc CBT cần phải nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của công việc. Để làm được điều này thì cần phải làm những việc như sau:

Xây dựng các khóa đào tạo dựa trên như cầu thực tế của CBT. Trong quá trình

thanh tra, kiểm tra CBT cũng sẽ tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức, sự thiếu hụt kỹ năng chuyên môn để xử lý vấn đề. Cục thuế cần phải xây dựng chương trình học, các khóa huấn luyện ngăn hạn dựa trên nhu cầu học của cán bộ tại cơ quan mình. Tại các chi cục, lãnh đạo cơ quan có thể đặt hàng các lớp đào tạo đối với các trường có uy tín và trình độ chuyên môn cao như: các lớp do Tổng cục tổ chức, các lớp bồi dưỡng do các trường đại học kinh tế như: Học viện tài chính, Đại học kinh tế quốc

dân, trường đạo tạo cán bộ của tổng cục thuế... Tại các lớp học này, CBT sẽ được tiếp cận những kiến thức mới, phương thức gian lận mới từ đó CBT có thêm kiến thức phục vụ cho công việc.

Đào tạo thường xuyên và có những lớp học chuyên biệt. Bên cạnh những lớp

học phổ biến kiến thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thì cần có những lớp học chuyên môn như trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra: vì đây là những người có ảnh hưởng nhiều đến kết luận của đoàn thanh tra kiểm tra. Thêm vào đó, với trình độ và kiến thức của trưởng đoàn sẽ giúp quá trình thanh tra, kiểm tra được hiệu quả, rút ngắn thời gian mà không ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm ngành thuế. Với việc cử cán bộ

tham gia các buổi như này sẽ giúp cán bộ có thêm kiến thức mới. Có thể trao đổi kinh nghiệm với những cán bộ thuộc cơ quan khác. Một trong những điều quan trọng nhất đó là CBT có thể học hỏi về trình độ chuyên môn đối với các chuyên gian trong các buổi tọa đàm và hội thảo. Tại các buổi tọa đàm và hội thảo sẽ đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để trao đổi bàn bạc giữa CBT, thông qua đó CBT có thể có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề xảy ra.

Xem xét kỹ về trình độ chuyên môn cũng như tư cách đạo đức trước khi đi

thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Hiện nay đã có nhiều trường hợp cán

bộ thanh tra, kiểm tra thuế kết cấu với doanh nghiệp để giảm các hình thức xử lý sau khi phát hiện những sai phạm. Trong trường hợp phát hiện những cán bộ có sự vị phạm trong đạo đức nghề nghiệp thì cương quyết xử lý và chuyển công tác: đây là một trong những hình thức răn đe đối với các cán bộ khác cũng như không để việc đó tiếp tục tái phạm. Thêm vào đó là luôn chuyển công tác, không để trường hợp một cán bộ ở vị trí quá lâu dẫn đến sự kết nối giữa doanh nghiệp và CBT làm thiệt hại đến ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.

4.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các nội dung thuế

Phân tích một cách cụ thể về đối tượng thanh tra kiểm tra. Sau khi thanh lập đoàn

thanh tra, kiểm tra thì đoàn nhất thiết phải có cuộc họp nhóm để phân công nhiệm vụ rõ ràng. Trưởng đoàn căn cứ vào thế mạnh của từng CBT để thực hiện các nhiệm vụ khác

nhau đảm bảo thực hiện đúng và đủ nội dung những cũng đảm bảo tính hiệu quả. Phân tích một cách tỉ mỉ về các dấu hiệu vi phạm và biểu hiện gian lận thuế để có thể tập trung nhân lực, thời gian vào những sắc thuế có biểu hiện vi phạm cao.

Chi tiết hóa các hồ sơ giấy tờ và tài liệu cung cấp cho cán bộ thanh tra, kiểm

tra. Để quá trình thu thập thông tin được nhanh chóng, giảm được thời gian thanh

kiểm tra. CBT cần phải thông báo rõ ràng, chi tiết những giấy tờ mà CBT thanh tra, kiểm tra cần thiết để tiến hành đối chiếu: số lượng giấy tờ, chủng loại, thời ký, thông tin cung cấp, các đối tượng liên quan... Dựa vào những yêu cầu đó, DN có thể tìm và cung cấp được một cách nhanh chóng các yêu cầu của CBT. Với những giấy tờ không được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác thì CBT phải tiến hành lập biên bản, nêu rõ trách nhiệm của các bên vì đây là căn cứ đưa ra các quyết định xử lý sau khi thanh tra, kiểm tra.

Thực hiện chi tiết và đề nghị DN giải trình những thiếu sót. Trong quá trình

thanh tra, kiểm tra có nhiều những vướng mắc thì CBT yêu cầu DN giải trình việc giải trình này cần phải lập biên bản cụ thể. Trong nội dung của biên phản cần phải nêu rõ được các khoản mục, các hóa đơn, các chứng từ, thời hạn giải trình.. Căn cứ vào biên bản này để CBT và DN cùng thực hiện theo những cam kết đã được thực hiện. Nếu việc giải trình vẫn chưa được cụ thể rõ ràng thì CBT cần phải báo cáo cấp trên để có những chỉ dẫn và xử lý kịp thời, tránh mất thời gian và công sức.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra vào các chuyên đề. Dựa vào tình hình tài chính,

thực tế sản xuất kinh doanh...CBT tập trung vào những sắc thuế những biểu hiện gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh lào cai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)