Các loại bùa sử dụng cho các nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 104 - 109)

Loại bùa hộ mệnh cho cá nhân Số liệu thô Số liệu tinh (%)

Bùa hộ mệnh cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi 16 42

Bùa hộ mệnh cho người già 6 16

Bùa may mắn 7 18,5

Bùa bảo vệ cho người yếu bóng vía 5 13

Bùa khác 4 10,5

Tổng số lá bùa dùng cho các nhân 38 100 %

(Nguồn:Tư liệu thực địa tháng 3/2014 tại xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường)

Như vậy, nhìn vào bảng trên chúng ta đã có thể thấy trong số các loại bùa sử dụng cho cá nhân: Loại bùa hộ mệnh cho trẻ nhỏ là thứ bùa lớn nhất được sử dụng trong đời sống của người dân địa phương chiếm 42% số bùa hộ cho cá nhân. Đối tượng sử dụng loại bùa này, thường là những trẻ có độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi: Thường là những trẻ khó nuôi hay quấy khóc và không có sự phân biệt về giới trong trường hợp dùng bùa hộ mệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi thì nữ giới thường đóng vai trò chủ động trong việc đi xin bùa hộ mệnh cho trẻ, người đi xin bùa hộ mệnh cho trẻ đều là những người đã kết hôn.

Tiếp đến, phải kể tới loại bùa may mắn, chiếm 18,5% số người có dùng bùa cá nhân, người sử dụng lại bùa này, họ thường ở trong độ tuổi thanh niên từ 15 – 28 tuổi, đa số họ là người chưa lập gia đình.

Bùa hộ mệnh cho người già chiếm tỷ lệ khá lớn 16% số người được phỏng vấn có sử dụng bùa cá nhân, họ thường là những người có độ tuổi từ 45 tuổi, họ đều đã “quy y cửa phật”, và thông thường bùa hộ mệnh cho người già họ đều được lấy từ đền hoặc chùa, xét về giới những người đeo bùa hộ mệnh cho người già là các “cụ bà”.

Bùa bảo vệ cho người yếu bóng vía cũng chiếm 13% trong số những người sử dụng bùa cá nhân. Những người sử dụng loại bùa này thường là những người chạy chợ sớm, hoặc những người hay bị mất ngủ, hoặc ngủ mê hoặc họ có cảm giác “hay gặp ma, sợ bóng tối”, thông thường sử dụng loại bùa này thường là nữ giới. Ngoài ra, một

số cá nhân còn sử dụng các loại bùa khác cho cá nhân tỷ lệ này chiếm 10% đó là các loại bùa như: Bùa thượng lộ bình an, hay bùa chữa bệnh, hay bùa thi cử …

Thị trường bùa chú

Qua quá thực địa, chúng tôi nhận thấy: Nhu cầu sử dụng hiện vật “bùa chú” trong đời sống tín ngưỡng của người Việt ngày càng tăng. Một bên có nhu cầu ngày càng lớn, và một bên là người cung cấp nhận thấy những lợi ích kinh tế bao hàm bên trong hiện vật “bùa chú” này. Và bùa chú không còn đơn thuần là hiện vật mang tính tôn giáo tín ngưỡng mà nó bao hàm trong nó những lợi ích về kinh tế. Người ta đã biến nó trở thành một thứ “hàng hóa đặc biệt” mang tính “thương mại”.

Bên cạnh loại bùa chú được sản xuất bằng cách chính thống, còn tồn tại loại bùa được làm bởi lý do thương mại.Tức là lý do ra đời trước hết của nó là để trao đổi, buôn bán trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận cho người sản xuất ra loại bùa chú đó. Nói một cách khác, người ta đã nhìn thấy trên thị trường một nhu cầu sử dụng loại bùa này và thế là họ đưa nó thành một mặt hàng thương mại. Thoạt nhiên, chúng ta có thể cảm thấy có cảm giác lạ lùng nào đó khi nghe nói rằng bùa cũng là một thứ có thể mang ra buôn bán như mọi hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát một chút thôi, có lẽ sẽ thấy ngay rằng trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng hiện nay, việc người ta mua – bán bùa như một loại hàng hóa là rất phổ biến, thậm chí bùa là một loại mặt hàng bán rất chạy. Bùa thị trường,theo như quan sát của chúng tôi, thường được trao đổi giữa người mua và người bán ở hai nơi: Thứ nhất là ở các cửa hàng, chợ bán bùa, thứ hai là trong các ngôi chùa.

Chúng tôi nhận thấy tại cộng đồng có hai hình thức sản xuất và phân phối bùa hàng loạt. Đó là trường hợp bùa được phân phối từ các ngôi chùa và trường hợp bùa được phân phối bởi các cửa hàng.

Trường hợp bùa được xin từ các ngôi chùa: Tuy chúng tôi không có điều kiện để đi tới nhiều ngôi chùa nhưng qua một số trường hợp nghiên cứu các chùa tại Vĩnh Phúc: Chùa Thiên Phúc, Đền Thính, Chùa Hà (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) chúng tôi nhận thấy:

Bùa được cho bởi một thành viên trong chùa: là một nhà sư hoặc người trông coi chùa. Trường hợp bùa được cho bởi một nhà sư hoặc người trông coi chùa là loại

bùa “hộ mệnh, bùa bình an” một số người dân thì gọi là “bùa may mắn”. Chiếc bùa có một vẻ bề ngoài đơn giản, bùa là một mảnh nhựa cứng hình vuông trong, có cạnh khoảng 2 cm, nền có màu vàng nhạt. Hai mặt thường có hình Phật Quan Âm Bồ Tát và một mặt hình các chữ Hán. Bùa được để trong một túi bóng nhỏ và được lồng vào sợ dây màu đỏ để đeo. Những lá bùa này, nhà sư và người trông coi bùa cũng không làm ra, họ thường mua những lá bùa này tại cửa hàng bán đồ Mã và đồ thờ cúng trên phố Ngô Quyền thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Thông thường, nhà sư thường mua những lá bùa này về, vào dịp giao thừa sang canh nhà sư sẽ đem làm lễ tại ban Tam bảo trong chùa. Sau đó, lá bùa sẽ được đem tặng cho các con nhang đệ tử thân tín của nhà sư và bán tại chùa. Người dân đi lễ tại chùa đều có thể dễ ràng “mua” được lá bùa hộ mệnh bình an tại chùa. Tuy nhiên, một điều cấm kỵ là không được dùng từ “mua và bán” với hiện vật tâm linh, và ngay tại nơi linh thiêng là chùa. Thông thường người dân thường sử dụng thuật ngữ “xin bùa” khi họ muốn có một lá bùa bình an, may mắn tại chùa. Với những người được “cho bùa” từ nhà sư họ thường mừng tuổi lại sư từ 50.000 nghìn đến 100.000 nghìn đồng. Còn những người xin bùa, họ thường nói là “gửi lại thẻ nhang” cho Sư hoặc cho nhà đền. Số tiền đó không có quy định cụ thể nhưng ít nhất là: 10.000 nghìn đồng, 20.000 nghìn, còn những người có điều kiện hơn thì 50.000 nghìn đồng hoặc 100.000 nghìn. Người ta tránh nói đến vấn đề “mua –bán” với hiện vật “tín ngưỡng tôn giáo” đặc biệt lại ở trong không gian “linh thiêng” là đền chùa. Có những người khi đến chùa làm lễ họ thường xin cho mỗi thành viên trong gia đình một lá bùa đeo để lấy may mắn và bình an cho năm mới nên số lượng phân phát loại bùa này cũng tương đối lớn. Theo nhà sư tại chùa Thiên Phúc xã Ngũ Kiên thì “dịp đầu năm thường cho khoảng vài trăm lá bùa bình an như thế này” 48.

Trường hợp bùa bán ở chợ, cửa hàng: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc buôn bán bùa trong một vài cửa hàng ở phố Quán Sứ, phố Hàng Mã. Các cửa hàng ở đây có quy mô rất đa dạng, từ cửa hàng đại lý vài chục mét vuông đến sạp hàng lưu động. Các sản phẩm bùa tại các cửa hàng này cũng đa dạng hơn rất nhiều so với ở trong chùa, tuy cùng gọi với một cái tên là: Bùa bình an, bùa hộ thân, hay phổ biến hơn nữa là chú hộ thân… Mỗi hình thức bùa cũng lại có nhiều loại khác nhau phân

biệt bằng kích thước của bùa. Giá cả của bùa phụ thuộc vào độ cầu kì, nguyên liệu làm bùa cũng như kích thước của nó.Giá bùa bán lẻ thường giao động từ 10 nghìn đồng đến gần 100 nghìn đồng. Hình thù bên ngoài lá bùa có khi được biến đổi theo hướng trang sức hóa, có dạng vòng tay hay vòng cổ. Chúng tôi nhận thấy bùa được bày bán công khai trên sạp hàng. Trong tủ kính của cửa hàng, mỗi lá bùa thậm chí đều được dán nhãn ghi giá cả. Hình thức của các loại bùa rất phong phú nhưng loại bùa được bày bán công khai chỉ là loại bùa hộ mệnh bùa bình an. Chúng tôi, cũng đã bắt gặp loại bùa mà nhà sư bán tại chùa Thiên Phúc ở đây cũng có.

Qua khảo sát chúng tôi thấy một vài cửa hàng trên phố Hàng Mã chuyên bán buôn các cốt bùa đã in sẵn để trấn trạch, hộ mệnh.Họ không bán lẻ mà chỉ bán buôn. Khi chúng tôi bày tỏ nguyện vọng muốn được mua loại bùa này. Họ nói: “Họ chỉ bán buôn, không bán lẻ”.Thông thường giá bán cho một cốt bùa in sẵn tính ra chỉ từ 4000- 5000 đồng, còn với cốt bùa hộ mệnh thì còn giẻ hơn rất nhiều chỉ từ 500 đồng đến 1000 đồng/cái vì thế nếu bán lẻ thì không bõ công để họ đi lấy về. Tuy nhiên, một lá bùa khi qua tay các thầy cúng, pháp sư, thầy đồng... đến tay “người tiêu dùng” thì giá cả lại nhân lên nhiều lần. Thông thường một lá bùa dùng để trấn trạch ít nhất cũng có giá từ 30.000 nghìn đồng đến 100.000 nghìn đồng. Một lá bùa hộ mệnh cũng từ 10.000 nghìn đến 50.000 nghìn đồng.

Trong đời sống của người dân tại địa phương họ không chỉ sử dụng loại bùa được làm ra bởi các thầy cúng mà họ còn sử dụng cả loại bùa được sản xuất và phân phối hàng loạt được bày bán công khai tại các cửa hàng, trong các ngôi chùa.

Mặc dù, tính thương mại của những lá bùa được bán đại trà trong chùa, hay các cửa hàng thể hiện rất rõ nhưng người cho bùa trong Chùa thường lảng tránh khi nói tới vấn đề này. Chuyện mua bán dường như được mặc định là chuyện rất “phàm” thường thô tục và bị kiêng kị trong thế giới thiêng. Mặc dù, chẳng ai có thể sống được nếu tách khỏi cái phàm tục đó. Việc nhắc đến chuyện mua bán dường như làm cho cái thiêng mất đi tính thiêng của nó vậy, hoặc ít nhất là người cho bùa có một mối lo sợ như thế. Người bán bùa thì tất nhiên khác hẳn, họ không ngại nói ra giá cả mặt hàng của mình, đơn giản vì nó là loại hàng hóa như mọi loại hàng hóa khác.

Tùy theo hình thức phân phối mà giá cả của các loại bùa cũng khác nhau. Với loại bùa được sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống được làm bởi các thầy

cúng thường có giá cả cao hơn so với các loại bùa được sản xuất hàng loạt và “mua” tại các cửa hàng hay Đền, Chùa.

Thông thường, giá của đạo bùa được làm bởi các thầy cúng của đạo giáo thường có giá cao hơn so với bùa được làm bởi các trường phái khác, và bùa được sản xuất hàng loạt. Theo thầy Minh:

“Kinh văn phù chú là thứ không thể cho không được, nó như một sự đánh đổi thứ gì đó, và nếu cho không người ta sẽ không biết quý trọng” (Tư liệu thực địa tháng 6/2014 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Bùa được làm ra bởi các pháp sư của đạo giáo thường “tốn nhiều công” hơn, “cầu kỳ” hơn so với lá bùa của các thầy cúng khác. Và giá cả của mỗi đạo bùa mà thầy Minh làm còn tùy thuộc vào công năng đạo bùa, vào mức độ nặng nhẹ của gia chủ, vào thời gian làm lá bùa đó. Trong quá trình thực địa tại gia đình thầy Minh, chúng tôi thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)