Bùa chú được sản xuất theo cách thức truyền thống của Đạo giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 73 - 90)

CHƢƠNG 3 : BÙA CHÚ, THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH

3.1. Quá trình sản xuất ra bùa chú

3.1.1. Bùa chú được sản xuất theo cách thức truyền thống của Đạo giáo

Để tìm hiểu và phân tích về “quy trình sản xuất” một lá bùa (phù) truyền thống của đạo giáo, chúng tôi tìm đến gia đình pháp sư Minh11, pháp sư Khương tại thôn Lương Cầu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Gia đình có truyền thống làm pháp sư theo cách thức truyền thống của đạo giáo. Cơ duyên gặp gỡ giữa chúng tôi với gia đình pháp sư tại Thái Bình. Ngay từ khi tìm hiểu về đề tài bùa chú, chúng tôi đã tìm kiếm thông tin về các thầy pháp làm bùa từ rất nhiều nguồn khác nhau, được sự giúp đỡ của bạn bè, người thân, chúng tôi đã gặp được pháp sư Khương là cháu nội của pháp sư Minh. Khương là pháp sư đời thứ 11 của dòng họ làm pháp sư tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, Khương được học nghề pháp sư từ ông nội mình là pháp sư Minh. Thầy Minh được người dân trong ngoài vùng tôn trọng và cho ông là “pháp sư cao tay và có nhiều phép nhất vùng”. Pháp sư Khương còn trẻ, lại nhiệt tình, nên khi chúng tôi đề cập được tìm hiểu về bùa chú Khương sẵn sàng nhận lời giúp đỡ chúng tôi. Khương đưa chúng tôi về gặp thầy Minh và được thầy Minh giúp đỡ. Thầy Minh năm nay đã 86 tuổi, thầy Minh được học nghề từ bố của Mình và ông đã bắt đầu làm thầy từ khi mới 15 tuổi. Hiện nay, thầy Minh nổi tiếng là “mát tay”, cụ được người dân trong huyện Quỳnh Phụ và các vùng khác tin tưởng tìm đến nhờ các công việc trong đời sống tín ngưỡng: Từ trấn trạch, xem bói, độ vong người mất, chữa bệnh, gọi hồn, cúng bái, làm bùa, phong thủy… Còn Khương là người có tính cẩn thận, chu đáo, đặc biệt là người khá “kỹ tính” khi thực hành làm bùa. Và để phân biệt với ông nội của Khương mọi người gọi là “thầy già” và “thầy trẻ”. Ông nội của Khương vẫn là người thực hành việc làm bùa chú là chính, còn Khương là học trò “chân truyền” của thầy Minh nhưng do bận học và công tác, Khương chỉ làm bùa chú vào những dịp rảnh rỗi hoặc theo lệch của “thầy già”. Khương muốn, sau này mình nghỉ hưu sẽ về nối nghiệp của ông nội. Được biết, thầy Minh làm pháp sư đã được 71 năm, là pháp sư đời thứ 10 của dòng họ.

11Để bảo vệ cho người cung cấp thông tin nên tất cả các tên người cung cấp thông tin trong luận văn sử dụng chỉ mang tính chất tượng trưng mà không phải tên thật của người cung cấp thông tin.

Ngày nay, những người làm ra bùa chú này đều được người dân gọi dưới cái tên chung là “thầy cúng”. Macell Mauss khi nghiên cứu về thực hành ma thuật đã cho rằng: “Những người làm phù thủy họ có đặc tính riêng: Không phải ai muốn làm phù thủy cũng được. Có những đặc tính để phân biệt người phù thủy với người bình thường. Những đặc tính ấy cái thì có tính di truyền, có những đặc tính thì người ta gán cho họ, có những đặc tính có được một cách hữu hiệu”[71,tr.40]. Những người làm bùa (phù, dấu...) họ cũng có những đặc tính riêng biệt của họ. Họ là những người hiểu biết về tín ngưỡng dân gian, cẩn trọng trong việc hành nghề. Riêng các thầy cúng của đạo giáo thường được tiếp thu tri thức về làm bùa do đời trước để lại theo hình thức “cha truyền con nối”, họ thường là nam giới, và họ có tổ ấm riêng để về sau có thể truyền nghề cho con cái sau này.

Yêu cầu của người làm nghề thầy cúng đòi hỏi phải là những người có đạo đức, có tâm, phải là người làm việc chính trực, tính tình hiền hậu, không mang lòng dạ xấu, cẩn thận, có tính kiên nhẫn và khả năng tập trung cao độ [55, tr.233] thầy Minh cho rằng:

“Đạo đức của người làm thầy trong nghề này nó vượt lên trên tất cả đạo đức của các ngành nghề khác” (Phỏng vấn Thầy Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình tháng 6/2014)

Một đặc điểm bắt buộc đối với người làm bùa là họ phải biết đọc thông viết thạo chữ Hán, biết đọc sớ, trạng, thực hành khoa cúng, vẽ bùa, niệm chú, bắt quyết, làm thiêng và giải thiêng đạo bùa [55, tr.233]. Để trở thành người phù thủy họ phải là người có “căn số”, phải là nam giới và họ phải có khả năng giao tiếp được với thần linh, không phải ai muốn làm thầy cũng được. Bản thân thầy Minh cũng muốn con trai trưởng và cháu đích tôn nối nghiệp của mình, thầy Minh cũng đã nhiều lần dạy cho họ học chữ Hán, viết Phù nhưng vì không có “căn” nên họ không học được. Còn Khương vốn không phải người mà thầy Minh muốn Khương nối nghiệp của thầy vì Khương là người học hành giỏi giang, bố Khương lại là cán bộ của xã, và mẹ Khương không đồng ý để Khương theo học nghề của ông nội mà muốn Khương sau này trở thành cán bộ nhà nước hoặc làm kinh doanh. Nhưng vì Khương có “căn” làm thầy nên mặc dù bị mẹ ngăn cấm, bố cũng không ủng hộ Khương vẫn học “lỏm”của ông nội. Và cảm thấy rất thích thú khi học chữ Hán và viết phù. Thấy Khương học được rất nhanh lại có

“tướng để làm thầy, xem bàn tay Khương có bút ở bàn tay có căn để làm thầy”12 nên thầy Minh mới cho Khương theo học.

Ngoài ra, những người trở thành thầy cúng, pháp sư họ đều phải trải qua những thử thách trong cuộc sống. Có thể họ chịu những tổn thương về tinh thần, hoặc cũng có thể bị đày ải trở nên điên dại, bệnh tật, hoặc cũng chẳng thể làm được việc gì khác nếu họ không làm các công việc liên quan đến đời sống tâm linh, nói chung mỗi người làm thầy đều phải chịu những thử thách nhất định mà theo họ là “cha mẹ, phật, thánh” thử thách họ. Khương cho rằng:

“Người làm thầy phải trải qua những cái khổ đau trong cuộc sống, để trải nhiệm cuộc sống từ đó mới đồng cảm được với các cảnh ngộ của mọi người trong thiên hạ. Ông em cũng thế, mà em cũng thế, đều phải trải qua những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống. Ông em thì vợ mất sớm, em thì mẹ mất sớm”13(phỏng vấn pháp Sư Khương,23 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình, tháng 6/2014)

Và theo Khương trong cái đạo này, trước khi giao trách nhiệm cho ai đó, thì người đó phải chịu cái khổ về tinh thần, để xem đạo đức của người đó như thế nào, gặp những hoàn cảnh khó khăn đạo đức người đó có làm việc xấu không, có sinh ra chán nản không, có kiên định không, cha mẹ phải thử thách rồi mới giao trách nhiệm cho họ làm “thầy”. Để trở thành người thầy của Đạo giáo họ phải qua nghi lễ “nhập đạo” [59, tr.411-412) và lễ cấp sắc. Khương chia sẻ về nghi lễ mình phải trải qua khi trở thành thầy cúng:

“Khi thành thầy phải đi lễ Chùa, lễ Đình, lễ thành Hoàng làng trong thôn mình ở mời các vị về điện nhà mình. Trước đây, còn phải mời ông tiên chỉ của làng đến nhà, xong mời cả trẻ con đến nhà. Có nghĩa là mời cả người già, người trẻ đủ các tầng lớp, sau đó làm cơm khao đãi tầng lớp đó. Bây giờ, các nghi lễ cũng đã cắt giảm nhiều, vẫn đi lễ và về nhà có cái lễ đến ông thầy. Lễ xong ông thầy sẽ giao cho một cái sắc dài cả nguyên một trường giấy: Trình bày nội dung đệ tử tên là gì, hôm nay cấp phó cho đệ tử tên là gì, bao nhiêu tuổi, canh là gì, thuộc sao gì, cung gì, mệnh gì, tên tự là gì, các hàng ngũ các quan các tướng chứng nghi là gì? Sau đó thầy đóng dấu ngày, tháng, năm vào đó, rồi ông áp chữ son vào đó như là chữ kỹ của ông thầy. Đệ tử sẽ giữ lại cái sắc và thờ như là thờ các quan các tướng. Sau đó, người được thụ sắc phải tuyên thệ: Sẽ không bao giờ được làm trái, không bao giờ được làm điều ác, không bao giờ phản thầy. Nếu như làm sai,vượt khỏi luôn thường đạo lý thì sẽ bị tội, thiên đình sẽ giáng tội, còn nếu như ông thầy biết ông thầy sẽ xóa bỏ cái sắc đó đi. Có nghĩa là làm một cái lệnh kể cả mình có giữ cái sắc đó nhưng cái sắc đó sẽ không còn giá trị nữa, từ nay có kêu cầu

gì cũng không bao giờ thấu được.Mỗi một lần cấp sắc tốn lắm, phải đi lễ các nơi, mời các cụ già trong làng ngoài họ, bạn bè, anh em thân tín đến dự để họ công nhận. Có như vậy, mới có sự chứng kiến và công nhận của cả âm và dương. Lễ thì to lắm độc Gà thôi thì cũng phải 10 con, mỗi lần cấp sắc tốn kém lắm”( phỏng vấn Khương tháng 3/2014 tại Thái Bình)

Sau nghi lễ đó người đệ tử trở thành thầy và họ có con dấu riêng, có lệnh bài, bản sắc, quân âm binh do Phật Thánh và tổ sư cấp. Tùy theo cấp bậc của người được cấp sắc mà họ được quy định làm những việc gì trong đời sống tâm linh. Và người thầy cúng có cấp bậc càng cao thì lá bùa họ làm ra càng “thiêng” và tính hiệu nhiệm của lá bùa càng cao.

Mỗi lần được cấp sắc là coi như một lần được thăng chức trong giới luật của đạo. Để được thăng cấp thì bản thân thầy cúng đó phải có những công trạng được quy định cụ thể trong giới luật của “đạo” phải cứu được bao nhiêu người, công đức được bao nhiêu thì mới được thăng cấp. Thầy Minh nói:

“Tôi là được cấp sắc 6 lần rồi, làm không sai một đám nào, không để xẩy ra việc gì của ai, thì được thăng cấp. Một năm mà cứu được 10 người đáng lẽ ra chết mà lại cứu sống được thì mới được thăng cấp. Đến bây giờ, tôi làm đâu được đấy. Có nghĩa là một năm làm không hỏng một ai, không ai phải làm lại. Độ người chết không sai một đám nào, không hỏng một đám nào, cứ làm đến đâu được đến đấy, chữa cho người ta cũng thế. Người ta gọi là giúp dân không hỏng một ai làm đâu là được đấy” (phỏng vấn thầy Minh, tháng 6/2014 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Như thầy Minh bây giờ muốn được thăng cấp là rất khó vì không còn tầng lớp trên để thăng cấp cho thầy Minh. Hoặc thầy Minh trong một năm phải có công trạng thật “hiển hách” là “một năm độ cho 500 người chết không sai phạm một đám nào, cứu chữa được thật nhiều người “hữu sinh vô dưỡng” chữa cho thật nhiều người bị bệnh khỏi”14 thì làm sớ lên để bề trên soi xét công trạng nếu làm không sai xót việc gì, làm đâu được đấy mới được xét phong chức. Khương đã được cấp sắc đến lần ba và trong giới luật của đạo cũng quy định rõ muốn được thăng cấp lên Khương phải cứu được bao nhiêu người, độ cho bao nhiêu người mất, làm được những công việc gì mới được thăng cấp. Trong giới luật của đạo cũng quy định rõ thầy không bao giờ được cấp sắc cho đệ tử cao hơn mình.

Thầy cúng phải kiêng kỵ nhiều thứ trong ăn uống và sinh hoạt vợ chồng. Mỗi trường phái tôn thờ những vị thần khác nhau, nên cũng có những kiêng kỵ riêng. Đạo giáo nhánh Cống Hiền người làm thầy phải tuân thủ những giới luật trong đạo như:

“Không được ăn thịt chó, mắm tôm, tỏi, quanh năm chỉ có ăn thịt lợn, thịt gà, còn cá và đồ tanh không ăn. Đặc biệt, không được ăn thịt Trâu vì Trâu đại diện cho âm binh. Và tay chân của ông thầy không được động vào những thứ uế tạp như đồ thải của cơ thể, thậm trí cả bộ phận sinh dục của mình cũng không bao giờ được cầm vào. Tay trái của ông thầy là tay Ấn, tay Quyết sẽ đại diện cho sức mạnh của thần linh bởi vậy tay này không bao giờ được uế tạp”(phỏng vấn Khương tháng 12/2013 tại Hà Nội).

Thầy cúng của đạo giáo đa phần có điện (Tĩnh) riêng để thờ thần và nuôi quân âm binh. Tùy theo pháp môn của từng nhà mà họ cung phụng những vị thần khác nhau. Điện của thầy Minh được để lại từ đời các Pháp sư trước.Trong điện của thầy Minh thờ các vị thánh của đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân vị tổ sư của đạo giáo, Tề Thiên Đại Thánh, và các vị Thần Độc Cước; thánh Tam Danh, Trần Hưng Đạo những vị tổ sư của đạo giáo ở Việt nam, các vị quan Ngũ Hổ, quan Bạch Xà, thờ Phật, sau đến các quan, các tướng15. Điểm đặc biệt, trong điện của thầy Minh có tượng Phật bà Quan Âm được đặt ở vị trí trên cùng tôn nghiêm và cao nhất, sau đó mới tới các vị thánh của đạo giáo. Khi chúng tôi thắc mắc về điều này thì được thầy Minh có giải thích:

“Làm bùa này phải thờ Phật, có nghĩa là có bề trên cai quản. Các thầy pháp đều là những người biết nhiều thứ, có nhiều phép và thuật, mà người càng có tâm pháp càng cao người ta càng kiêu căng và ngạo mạn, có tư tưởng khinh đời, vì thế phải lấy phật làm gốc để tiêu trừ những cái than sân siu ở trong lòng họ đi, để trấn áp lòng kiêu căng ngạo mạn của họ lại. Đồng thời, thờ Phật để tăng tính nhân đạo và vị tha ở trong mỗi lá bùa”(phỏng vấn thầy Minh, tháng 6/2014 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Thầy cúng họ thường luyện và nuôi quân âm binh trong điện của họ. Họ luyện và nuôi quân âm binh để bảo vệ cửa điện, bảo vệ thầy cúng, làm bùa cũng như thực hiện các công việc của thầy cúng. Để có được quân âm binh các thầy cúng phải đi lấy từ bãi tha ma16, từ ngoài đồng về. Đi lấy quân âm binh họ phải đi vào đêm khuya thanh vắng, và họ kỵ nhất là gặp người, nếu gặp vía người coi như là hỏng họ lại phải luyện tập và làm lại từ đầu. Họ phải xây dựng căn cứ và luyện quân âm binh ngoài đồng, sau

đó đến ngày đến giờ thầy cúng mới chuyển quân âm binh từ ngoài đồng về cửa điện có nghĩa là chuyển từ tầng lớp vong người chết thành quân âm binh. Trong 100 ngày luyện quân đó thầy cúng đều phải cung phụng Cháo, lả, hương hoa đầy đủ và trời bắt đầu chập choạng tối mặt trời lặn mới bắt đầu luyện vì lúc này bắt đầu thuộc về âm. Nuôi quân âm binh thầy cúng thường xuyên cúng cháo trắng, hoặc là hạt thóc bung lên. Thầy Minh chia sẻ:

“Trước đây, khi chưa có điều kiện nhà nuôi nhiều quân âm binh cứ một, hai tuần lại cho quân đi chợ để âm binh kiếm ăn, phải cho các ông đi chợ để kiếm ăn không để các ông đói thì các ông quấy mình. Mình đi chợ thì các ông ấy đi theo, đi đến hàng nào thì hàng ấy ế, và những đồ đó bị thiu, ươn, thịt thì cứ giớt ra, bánh trái cứ chảy nước ra. Chỉ có mỗi hàng thịt là các ông không đến thôi, vì sợ hàng thịt hàng thịt có dao có dùi đâm chết. Các ông ấy chỉ Kinh tanh không giám ăn thôi, ăn xong thì gọi các ông ấy về. Bây giờ điều kiện nó khác với ngày xưa nên các thầy cũng cung phụng được. Như ở điện đây hầu như ngày nào cũng có người lễ bái thì các ông no đủ rồi không cần phải đưa đi ăn nữa, nếu để ông đói thì ông quấy cho chết”(tư liệu thực địa tháng 7/2014 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Và số âm binh nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tuổi của ông thầy bởi vậy trong một nghiên cứu, Vũ Hồng Thuật [55] đã đề cập các ông thầy cúng thường không nói thật năm sinh của mình vì sợ đối phương sẽ biết được mình có bao nhiêu âm binh. Theo thầy Minh số quân âm binh nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cái tuổi của ông thầy và không phải cứ có nhiều quân mới là thầy giỏi. Tuổi của Thầy Minh chỉ có mấy vạn quân âm binh nhưng thầy Minh cho rằng:“Quân của thầy tuy không nhiều nhưng giỏi, một người đánh 100 người”17. Và không phải lúc nào các thầy cúng cũng mang quân âm binh đi theo, chỉ khi nào lập đàn, bắt tà ma, kiều hồn, hoặc trấn trạch cho đất bị tà xâm nhập các thầy cúng mới mang theo quân âm binh. Đến đất nhà ai có âm binh mạnh thì “bản thân mình cảm thấy nôn nao, người cứ thấp tha thấp thỏm”18

. Khi nào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 73 - 90)