CHƢƠNG 2 : BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG
2.2. Bùa chú trong đời sống của ngƣời dân
2.2.3. Bùa, phù độ tử (độ cho người chết)
Bùa độ tử (độ cho người chết): Sử dụng để độ cho người chết giúp họ sớm được siêu thoát đặc biệt đối với những người chết phải giờ xấu, ngày xấu, như ngày trùng tang, trùng phùng …bởi theo tục xưa tin rằng:“nhà nào có người chết phải ngày xấu như ngày trùng tang trùng phùng thì thường bị nhiều người chết luôn, mà thường cứ mỗi năm đúng ngày ấy lại có người chết luôn, người ta tin rằng ngày ấy có hung thần hay hung sát làm hại”[1, tr. 199] và trong trường hợp người chết phải ngày xấu “họ phải mời thầy phù thủy về làm phép bỏ bùa vào quan tài và yểm bùa ở cửa để cho hung sát sợ phép mà không giám làm hại [1,tr199].
Trong đời sống tâm linh của người Việt từ xưa đã tồn tại những quan niệm về sự tồn tại của: Hồn, vía, ma, quỷ, thần, thánh. Theo những quan niệm ấy,“con người chết chưa phải là hết” mà người chết luôn có mối liên hệ với người sống với các thành viên trong gia đình của họ, họ có thể “phù hộ, che trở” cho con cháu nhưng cũng có thể tác động làm cho cuộc sống của người sống gặp nhiều chắc trở. Đặc biệt, đối với người chết phải ngày xấu, ngày trùng còn đe dọa tới tính mạng của các thành viên khác trong gia đình và dòng họ.Vì thế, với người Việt, tang ma là việc rất quan trọng. Khi gia đình có người mất đều nhờ các thầy cúng, thầy tự, thầy pháp xem ngày giờ để biết người chết được giờ lành hay gặp phải giờ dữ, có bị hung thần tra khảo, hay quỷ tinh ám ảnh gây hậu quả tai ương cho con cháu không. Nếu người quá cố chết phải giờ dữ, tang chủ phải nhờ thầy phù thủy trấn yểm cho bùa để tống thần trùng, đuổi quỷ tinh. Nếu “muốn trừ hung cát một cách chắc chắn thì phải mời Pháp sư lập đàn làm chay và thờ thần Phật cứu độ cho vong linh. Khi có người chết oan hoặc chết bất đắc kỳ tử hoặc khi vì tang lễ làm không đủ nghi lễ hoặc động mồ động mả thì cũng phải làm chay để siêu độ cho vong”[1,tr.199].
Paul Giran [72] khi quan sát thực hành ma thuật trong tang ma của người Annam đã miêu tả như sau: “Người ta biết rằng xác chết là trung tâm của tất cả thế lực xấu xa nên những người sống cần phải tìm cách để rũ bỏ những thế lực xấu đó ra khỏi xác chết. Vì mục đích như vậy, người ra rèn ra một con ngựa nhỏ bằng sắt, sau đó sẽ làm hai lá bùa, gắn một cái lên lưng, một cái lên bụng con ngựa. Lá bùa thứ nhất phải viết trên giấy vàng, mực đỏ; lá thứ hai trên giấy trắng, mực đen. Tất cả sẽ được đặt trên quan tài và chôn cũng với quan tài. Vào thời điểm buổi lễ hoàn tất, thầy phù thủy
sẽ xướng một câu thần chú để xua đuổi những linh hồn xấu xa ra khỏi xác chết. Thầy phù thủy đọc:“Tôi yêu cầu Niên trùng tang, Nguyệt trùng tang, Nhật trùng tang, vv hãy biến đi; Ngũ đao tam vương trùng tang… hãy rời đi. Niên kiến, Nguyệt kiến, vv… hãy thoát khỏi tử thi. Đương Niên và Đương Canh của năm hiện thời phụ trách thực hiện những mệnh lệnh này”[72, 430].
Trong trường hợp người chết phải giờ xấu:“Khi một người qua đời,là nạn nhân của hung thần, người ta phải làm trong sạch tâm hồn của người ấy bằng cách xua đuổi linh hồn xấu xa đang làm đau đớn con người ấy.Người ta chế ra một tượng con bằng sắt, với một sợi chỉ tơ, người ta sẽ gắn một lá bùa đặc biệt trên đó dùng một hình người dành cho người chết và có ghi tên của hung thần; lá bùa gập lại, gói 10 cái kim hoặc 10 cái ghim. Tượng nhỏ đã chuẩn bị được đặt trong một quan tài nhỏ bằng gỗ vàng gọi là: hoàng bá. Tất cả được đặt trên bụng của tử thi.Lúc bấy giờ, thầy phù thủy cầu khấn toàn bộ uy quyền của Lục Giáp hãy đến bắt và giam hãm những linh hồn xấu xa. Để ngăn không cho xác chết bốc mùi hôi thối, người ta đặt một lưỡi cày hoặc một mảnh sắt lên bụng của người chết. [72,tr.425].
Có thể thấy từ xưa, trong các nghi lễ và thực hành ma thuật tang ma của người Việt bùa chú là vật không thể thiếu được.Tùy theo từng trường hợp mà các thầy cúng sử dụng các loại bùa chú phù hợp với công năng.Lê Văn Lân, khi viết về tang ma của người Việt cũng đã nhắc đến:“Khi khâm liệm cho người chết thì mặc cho người chết một thứ “áo bùa” gọi là áo “Lục phù hải hội” như là thứ áo hộ thân cho người chết trong hành trình vãng sinh... Khi đưa tang ma tới huyệt, tang gia làm lễ cúng Thổ thần để xin phép an táng người chết rồi dán lá bùa Phá thổ, cúng xong là làm lễ Hạ huyệt[36, tr.106].
Trong đời sống tín ngưỡng của người Việt hiện nay bùa độ cho người chết là một trong những thứ bùa được người dân quan tâm nhất. Và đây cũng chính là hai thứ bùa lớn nhất trong đời sống của người nông dân vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Qua thực địa chúng tôi nhận thấy: Hầu hết gia đình nào có người mất họ đều tới nhà thầy cúng xem ngày giờ chết, ngày giờ nhập quan, và nếu chết phải giờ xấu họ xin
bùa của thầy cúng về để yểm.Thông thường ở những “người dân tín”10 họ thường mời thầy cúng về nhà thực hiện các nghi lễ cho người chết “làm lễ phu si, độ niệm và yểm bùa ở mộ cho người chết. Và đời sống của vật chất của người dân càng được nâng cao họ lại càng quan tâm và cẩn trọng hơn trong các nghi lễ tang ma với mong muốn cho người quá cố sớm được siêu thoát, và phù trợ cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, tránh những ảnh hưởng xấu tới con cháu và người thân.