Bùa chú được làm ra từ các pháp sư, thầy cúng của đạo Tứ Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 90 - 95)

CHƢƠNG 3 : BÙA CHÚ, THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH

3.1. Quá trình sản xuất ra bùa chú

3.1.2. Bùa chú được làm ra từ các pháp sư, thầy cúng của đạo Tứ Phủ

Để tìm hiểu về cách làm bùa của các thầy cúng đạo Tứ Phủ, chúng tôi tìm đến thầy Hải, một pháp sư đồng thầy của đạo tứ phủ biết làm bùa. Thầy Hải được người dân trong xã Ngũ Kiên và các xã lân cận tìm đến cậy nhờ công việc về tâm linh cũng

như xin bùa33.Thầy Hải là người biết làm nhiều đạo bùa: Từ trấn trạch; hộ mệnh; trấn trừ trùng; bùa kinh doanh; chữa bệnh; bắt tà; bùa yêu....

Thầy Hải có “căn số” trở thành thầy. Trước khi trở thành thầy cúng, thầy Hải cũng phải chịu những thử thách mà “cha mẹ, phật thánh”34 đầy ải. Theo thầy Hải đối với một người được chọn làm Thầy ngoài cái “căn số” ra, người đó còn phải có cái đức, cái phúc lộc của tổ tiên để lại mới được “Phật, Thánh cho ăn lộc”. Và chỉ có tầng lớp “pháp sư” mới có thể làm được bùa. Thầy Hải cho biết để làm được bùa điều kiện tiên quyết là phải viết được chữ Hán. Bùa là phải viết bằng chữ Hán. Thầy Hải chia sẻ với chúng tôi:

“Trước đây, khi chưa được ăn lộc thầy đi làm ăn ở tỉnh Lai Châu, có ở nhờ nhà một người thầy làm thuốc Bắc gốc là người Hoa nên thầy cũng đã học được chút ít chữ Hán. Sau này, được ăn lộc thầy lại càng muốn tìm hiểu học về chữ Hán hơn (Tư liệu thực địa tháng 4/2014 tại xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Trong đạo tứ phủ các thầy cúng biết làm bùa thường phải đạt tới hàng pháp sư, và họ thường là nam giới. Là một đồng thầy “tự nổi” nên hầu hết các công việc thầy Hải làm đa số thầy Hải đều được bề trên “chỉ bảo” thông qua “giấc mơ” và qua “quân bài”. Theo thầy:“Tôi cứ chuẩn bị làm việc gì tôi lại lên nhang xin phật, thánh, cha mẹ chỉ bảo rồi tôi lại xem quân bài xem cha mẹ dạy ra sao. Một số việc đêm nằm ngủ cha mẹ về dạy tôi”(Tư liệu điền dã tháng 1/2014 xã Ngũ Kiên, Vĩnh Tường Vĩnh Phúc)

Tuy nhiên, thầy cũng không phủ nhận việc được một thầy cúng cao tay bên Sơn Tây bốc bát nhang, lập điện cho thầy và truyền dạy cho thầy làm các công việc vào buổi đầu khi mới được ăn lộc. Được ăn lộc thầy Hải đã lập điện thờ, trong điện của thầy Hải thờ: Tam tòa Phật tổ (phật Bồ Đề, phật Di Đà, phật Thích ca); Đức Thánh Trần Hưng Đạo; thờ Mẫu ( tam tòa thánh Mẫu: Mẫu Đệ nhất, Đệ nhị, và Mẫu đệ tam). Trong cung phủ của thầy Hải còn thờ cả Ngũ vị Tôn ông, hội đồng Quan lớn (trong đó có 5 ông quan); thờ về tứ cửa nhà Chầu (từ Chầu đệ nhất cho đến Chầu bé; ngoài ra trong điện của thầy Hải còn thờ Tứ phủ nhà cô (tức là các cô nhà Trần); Tứ Phủ Quan Hoàng (Hoàng Cả, Hoàng Bơ; Hoàng Bảy; Hoàng Mười); thờ các cô; tứ phủ nhà Cậu.

Bùa chú được làm ra bởi các pháp sư của đạo Tứ phủ không giống với bùa chú của các thầy phù thủy. Tuy nhiên, dù khác nhau nhưng để một lá bùa trở nên linh nhiệm đều phải tuân thủ 4 bước đi: Từ một vật chất – qua quá trình chế tác – tạo tính thiêng – quá trình làm cho tính thiêng phát huy tác dụng. Qua quá trình thực địa, chúng tôi thấy rằng:“Thầy Hải và người dân tại địa bàn họ thường gọi bùa là “Dấu”, thường là “Đạo dấu trấn trạch”; “dấu bình an”; dấu trừ tà; dấu tĩnh tâm; dấu trấn trùng tang;...khi chúng tôi thắc mắc về điều này thầy Hải giải thích:“Dùng từ bùa nghe nó “nặng nề” và người ta thường liên tưởng đến bùa ngải hay bùa của đạo giáo. Trong đạo Tứ phủ này chúng tôi gọi là “Dấu” vì đa phần các bùa chúng tôi làm ra đều sử dụng dấu của Phật, Thánh”35.

Thầy Hải cho chúng tôi biết, không phải ai cứ đến xin “dấu” thầy đều cho mà thầy phải bắt đúng bệnh phải dùng dấu thì mới cho, còn nếu không thầy sẽ giúp họ hóa giải bằng những cách khác. Thầy nói “Tôi không khác gì như một anh bác sỹ, phải bắt đúng bệnh, cho đúng thuốc mới khỏi được bệnh, chứ không phải ai cũng đè ra để mổ, hay để cho dấu”36. Theo thầy Hải trường hợp phải dùng tới dấu, cũng tùy theo bệnh mà thầy sẽ dấu.

Thầy Hải cho chúng tôi biết thầy có thể làm rất nhiều loại dấu khác nhau, mỗi loại dấu đều đảm nhận những công năng khác nhau. Tuy nhiên,dựa vào tính chất cũng như số lượng các loại dấu mà chúng tôi tạm thời phân ra các loại như sau: Dấu hộ mệnh; dấu trấn trạch; dấu trừ trùng; dấu trấn chăn nuôi; các loại dấu khác. Tùy theo từng loại dấu mà thầy Hải sử dụng những vật liệu khác nhau để làm bùa.

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: Các vật liệu được sử dụng để làm bùa của thầy Hải khá phong phúc và đa dạng. Tùy theo từng loại bùa mà thầy hải sử dụng những vật liệu khác nhau để làm dấu:

Bảng 3.2. Vật liệu sử dụng làm bùa (dấu) của Thầy Hải xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc

Stt Các loại

dấu Vật liệu sử dụng để làm dấu

1

Dấu hộ mệnh cá nhân

- Vải phin (màu đỏ, vàng) phải là vải áo Phật, Thánh đã từng mặc (thường ngày 8/4 ngày tắm phật các thầy cúng thường đến xin áo cũ của phật về để làm dấu, còn nhà thầy Hải có điện nên sau khi thay áo cho Phật Thánh hàng năm thầy Hải giữa áo đó lại để làm dấu).

- Son (dấu hộ mệnh phải viết hoàn toàn bằng son)

- Dấu: Phật, Thánh (Với dấu hộ mệnh cho trẻ nhỏ và người chưa đến tuổi lên chùa dùng dấu Thánh; còn các cụ dùng dấu Phật)

2 Dấu trấn trạch

Vải lụa vàng, giấy, kim chỉ ngũ sắc, gương bát quái - Sử dụng cả mực đen và son khi làm loại dấu này

- Dấu: Dấu Thánh, Dấu trừ tà, Dấu Phật (tùy theo mức độ nặng nhẹ của khách hàng mà thầy Hải lựa chọn sử dụng các loại dấu cũng như màu mực để làm dấu trấn)

3 Dấu trừ trùng

Giấy trắng, viết bằng mực đen. Mỗi lá bùa trấn trùng đóng hai dấu: Dấu trừ tà, Dấu của Thánh.

4 Dấu trấn

chăn nuôi - Gạo (ở ban ngũ Hổ), tiền, dấu của Phật Thánh

5 Dấu chữa bệnh

- Xin nước Thánh (nước lã và tàn nhang nước thải, có cánh hoa hồng); hoặc miếng Trầu (Miếng Trầu này phải là trầu do Thánh ban.Khi hầu đồng đến giá các Chầu, họ ăn Trầu rồi ban cho một miếng); giấy vàng.

- Chữa cho phụ nữ mất sữa: 9 búp tre; 9 lá đa

6 Các loại dấu khác

Bùa yêu

- Đối tượng khó lấy chồng: Giấy bản, viết bằng son, 5 con chỉ ngũ sắc (tượng trưng cho dây tơ hồng); nón mới; khăn tay, đóng dấu của Thánh

- Hai người yêu nhau mà chưa lấy được nhau: Tóc trên đỉnh đầu (trai 7, gái 9), nón mới

- Đã có gia đình nhưng hai vợ chồng xung khắc: Giấy vàng, hoặc chỉ ngũ sắc, đóng dấu của phật

( Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 1; 4/2014 tại xã Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)

Trên đây mới chỉ là những nguyên vật liệu được sử dụng để làm các loại dấu cơ bản mà người dân nơi đây thường xuyên đến xin thầy Hải giúp. Bên cạnh đó, còn nhiều loại dấu mà thầy Hải có đề cập với chúng tôi nhưng mức độ làm các loại bùa dấu đó rất ít nên chúng tôi cũng không đề cập ở đây.

Quá trình chế tác là làm thiêng bùa: Tùy theo công năng của từng loại dấu mà thầy Hải sẽ viết các chữ khác nhau lên lá Dấu, cũng như sử dụng các “phép, hèm” khác nhau; các câu “thần chú” khác nhau. Khi viết dấu thầy Hải thường ngồi tại điện của mình để viết, viết xong thầy đọc một câu gì đó mà thầy Hải nói đó là “phép, hèm” riêng của thầy nên chúng tôi cũng không tò mò vì nghĩ đó là bí mật nghề nghiệp mà thầy không muốn chia sẻ cho người ngoài biết. Sau khi hoàn tất xong phần “xác” của lá dấu, tùy theo công năng của từng lá bùa mà thầy Hải lựa chọn “triện” để đóng vào bản “Dấu”. Tiếp đến, thầy đặt “Dấu” vào một cái đĩa để “trình Phật Thánh và làm thiêng”37 cho dấu. Nếu khách hàng có mang lễ vật tới thầy Hải sẽ đặt lên cùng. Khi làm thiêng lá Dấu thầy “thỉnh” tới tất cả các vị thần trong điện từ cao xuống thấp, rồi đọc tên tuổi, địa chỉ của người đến “xin dấu”, và xin Thánh nhập vào “bản dấu” bằng cách “lấy 3 nén nhanh” “thư qua thư lại” trên lá dấu. Kết thúc quá trình này thầy Hải thường xin các vị Thánh trứng cho một “ đài âm dương”. Sau đó thầy Hải mang dấu đưa cho Khách hàng của mình và căn dặn rõ ràng về cách sử dụng dấu. Thông thường, thầy Hải chỉ mất thời gian 1h để hoàn tất một đạo dấu.

Qua việc chứng kiến thầy Hải làm Dấu chúng tôi thấy: Về hình dáng các lá bùa do thầy Hải làm thường rất đơn giản: Trên bề mặt của lá dấu thường chỉ có: Một chữ, hai chữ, ba chữ. Ví dụ như: Trên dấu hộ mệnh thầy Hải chỉ viết:“Bình yên”, “an”;“cầu bình an”; hoặc “Trấn bình an” viết bằng chữ Hán. Chúng tôi cũng không thấy thầy Hải đề cập đến việc chọn hướng khi viết Dấu. Đặc biệt, với “Đạo dấu trấn trạch” thầy chỉ viết bản chính lần đầu rồi cho đi in sẵn để dùng cho cả năm, đến khi có khách hàng tới thầy làm lễ đóng dấu “triện, và ghi thêm ngày,tháng, năm”, nhưng chỉ duy nhất “đạo

dấu trấn trạch” thầy Hải làm sẵn, còn các loại dấu khác chỉ khi nào có người xin thầy mới viết. Khi chúng tôi thắc mắc về tính thiêng của “đạo dấu trấn” này thầy Hải nói “lúc viết không quan trọng lắm, quan trọng ở đấy có “triện” của phật thánh, và lúc trình “bản dấu” lên của điện để “Phật, Thánh” chứng cho mới là quan trọng. Nếu không có dấu “triện” và không trình bản dấu lên của điện thì bản dấu đó cũng không có ý nghĩa.

Ngoài ra, thầy Hải cũng nhấn mạnh muốn“bản dấu”đó phát huy được tác dụng người dùng phải phải “nhất nhất tuân chỉ theo” hướng dẫn của thầy Hải. Tùy theo công năng của từng bản dấu mà thầy có những hướng dẫn sử dụng khác nhau, hoặc với một số bản dấu thầy Hải phải tự tay dán cho nhà các khách hàng của mình.

Chúng tôi thấy rằng, bùa chú được làm ra bởi các thầy đồng của đạo Tứ phủ thường đơn giản hơn các bùa chú của đạo giáo:Từ cách chế tác, đến tạo tính thiêng. Tuy nhiên, về tính linh nhiệm của đạo bùa thì thầy Hải khẳng định “đạo dấu do mình làm ra rất linh nhiệm”38. Thầy đã kể ra rất nhiều bằng trứng về những người đã xin dấu của thầy đều đã đạt được nguyện vọng. Và hiện nay, thầy Hải ngày càng được nhiều người dân trong vùng tìm đến nhờ thầy giúp các công việc và lấy dấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)