Các loại bùa khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 2 : BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG

2.2. Bùa chú trong đời sống của ngƣời dân

2.2.5. Các loại bùa khác

Ngoài bốn nhóm bùa chú mà chúng tôi vừa đề cập đến ở trên là những nhóm thường xuyên được sử dụng trong đời sống của người Việt, bên cạnh đó còn rất nhiều loại bùa chú khác nhưng do tính chất thông dụng và mức độ sử dụng trong đời sống mà chúng tôi nhóm vào trong nhóm các loại bùa chú khác.

Trước hết, phải đề cập đến bùa dùng trong chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh buôn bán (nói chung làm kinh tế): Bùa dùng trong chăn nuôi là một thứ bùa phổ biến, với cư dân nông nghiệp ngoài nghề trồng lúa chính người dân châu Thổ đồng bằng Sông Hồng trước đây còn chăn nuôi rất nhiều. Hầu như nhà nào cũng chăn nuôi một vài con vật. Mặc dù, tính chất chăn nuôi, mang tính nhỏ lẻ quy mô từng hộ gia đình là chính nhưng do điều kiện khí hậu, thời tiết nóng ẩm của Việt Nam làm cho các cây trồng vật nuôi thường bị dịch bệnh và chết nhiều, nhất là khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì người dân lại càng không hiểu được nguyên nhân. Và trong đời sống của người Việt Nam xưa con Trâu, con Bò, con Lợn, đàn Chó….là tài sản lớn nhất với gia đình họ bởi vậy người ta tìm đến bùa chú không chỉ với mục đích là bảo vệ sức khỏe cho bản thân con người mà người ta đã tìm đến và sử dụng bùa chú để tống trừ dịch bệnh, để mang lại may mắn, bảo vệ cây trồng vật nuôi cho họ, bảo vệ tài sản của họ, giúp họ chăn nuôi thuận buồm, xuôi gió, sinh xôi nảy nở. Dân Việt thường có tục “Vào đầu mùa xuân, các làng thi nhau trừ tà dịch bệnh, đuổi quỷ ma ra khỏi địa giới của làng”[34, tr115].

Và “Người ra dùng bùa chú vì mục đích cầu tài lộc” [72]. Cho đến hiện nay, xin bùa với mục đích cầu tài lộc là một trong những nhu cầu lớn trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ngoài những lá bùa “chiêu tài, cầu tài lộc” được làm từ các thầy cúng làm bùa thì hiện nay “lá Ấn đền Trần” được cho là một thứ bùa “may mắn và mang lại tài lộc trong kinh doanh buôn bán, thăng quan tiến chức” được sử dụng khá nhiều trong đời sống của người Việt.

Bên cạnh đó còn rất nhiều loại bùa khác như: Bùa yêu, bùa hại,...cũng được sử dụng trong đời sống của người Việt. Để chiếm được tình cảm của người yêu, để giữ gìn hạnh phúc gia đình họ thường tìm đến các ông thầy cúng cao tay để xin bùa. Hai

người, hai gia đình có mâu thuẫn với nhau họ cũng có thể xin bùa làm hại đối phương...

Có thể nói bùa chú là hiện vật “thiêng” được sử dụng khá phổ biến trong đời sống của người Việt: Tùy vào mục đích sử dụng mà có những loại bùa khác nhau và cách tạo ra bùa thay đổi theo mục đích sử dụng.

Tiểu kết chƣơng 2

Có thể thấy rằng, bùa chú là hiện vật tôn giáo tín ngưỡng vô cùng phong phú và đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện ngay từ các vật liệu sử dụng để làm bùa, trường phái tạo ra bùa, cách thức làm bùa, và mục đích làm bùa. Chúng tôi nhận thấy, để phân loại bùa chú thường dựa trên các tiêu chí: Vật liệu, trường phái làm bùa, cách thức sử dụng bùa,mục đích (công năng) của lá bùa.

Theo vật liệu tạo ra bùa chúng tôi nhận thấy có 7 loại vật liệu chính được sử dụng để làm bùa: Thảo mộc và dược liệu; Động vật; Kim loại; Vải; Giấy; cơ thể con người.

Theo tiêu chí trường phái tạo ra bùa: Người Việt thường sử dụng bùa chú được làm ra bởi các thầy cúng của Đạo giáo, Nhà sư của Đạo Phật, và sử dụng cả bùa chú của Công giáo. Theo tiêu chí về cách sử dụng có các loại bùa: bùa đeo, bùa dán, bùa đốt, bùa uống, bùa bôi, bùa trôn, bùa mộc dục, bùa ấn. Theo mục đích sử dụng có các loại bùa: Trấn trạch, hộ mệnh, độ tử, chữa bệnh, và các loại bùa khác.

Và mục đích cao nhất của bùa chú là mục đích sử dụng vì thế chúng tôi dựa vào tiêu chí mục đích để phân loại bùa chú: Bùa trấn trạch: Sử dụng để bảo vệ vùng đất (thổ trạch) mà ngôi nhà xây dựng trên đó. Công lực chính là bảo vệ cho đất khỏi tà ma, quỷ quái quấy nhiễu, xua đuổi kẻ trộm mang lại cầu bình an, cát lợi cho gia chủ. Bùa hộ mệnh (hộ thân): Sử dụng để bảo vệ thân thể trước những yếu tố xâm nhập bên ngoài như bệnh tật, người xấu hãm hại, ma quỷ trêu ghẹo. Bùa độ tử (độ cho người chết): Sử dụng để độ cho người Chết giúp họ sớm được siêu thoát đặc biệt đối với những vong chết phải giờ xấu, giờ trùng. Bùa chữa bệnh: Sử dụng với mục đích chữa những căn bệnh từ thông thường đến nan y và thậm chí là cả bệnh dịch. Các loại bùa khác: Ngoài các loại bùa trên ta còn có thể liệt kê ra một số loại bùa có công dụng đặc thù và không phổ biến như: Bùa yêu, bùa hại, bùa đòi nợ, bùa chăn nuôi,....

Như vậy có thể thấy, bùa chú tồn tại trong mọi biến cố của đời sống con người: Sinh, lão, bệnh tử, trong sản xuất làm ăn, trong giải quyết các mối quan hệ xã hội. Và trong mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có sự hiện diện của hiện vật tôn giáo tín ngưỡng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)