Giá cả một số loại bùa do thầy Hải làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 110 - 113)

Các loại bùa Giá tiền (VNĐ)

Trấn trạch 30.000 – 100.000 nghìn

Hộ mệnh cho trẻ 50.000 – 100.000 nghìn

Hộ mệnh cho người già, người yếu bóng vía 50.000 – 100.000 nghìn Bùa độ cho người chết, trùng (tùy thuộc vào số hộ) 30.000 nghìn đồng/1 lá bùa

Bùa chăn nuôi 50.000 – 100.000 nghìn

Bùa đòi nợ 100.000 – 300.000 nghìn

Bùa kinh doanh 100.000 – 300.000 nghìn

(Nguồn: Tư liệu thực địa 3/2014 tại Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)

Với mỗi đạo bùa xin của thầy Hải “giá” cho mỗi đạo bùa có vẻ hợp lý và phù hợp với mức sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, do là một thầy đồng nên ngoài phần bùa người đến nhờ thầy Hải giúp công việc họ còn phải chuẩn bị và sắm thêm phần lễ “vàng mã” để cúng cho người “âm” mà thầy Hải cũng làm vàng mã nên đa phần họ thường mua luôn của thầy Hải. Chúng tôi nhận thấy: Thầy Hải đã có sự tính toán, về lợi ích kinh tế rõ ràng và thầy cũng có những chiếm lược riêng của mình:

“Tôi không như các ông thầy khác, thấy có người đến là chặt chém, mà tôi làm cái gì tôi cũng lấy ít hơn các thầy khác, làm về lâu về dài, tôi lấy ít nhưng ngược lại nhiều người đến với tôi” (Phỏng vấn sâu Thầy Hải, Ngũ Kiên, Vĩnh Tường tháng 4/2014).

Còn Cô Chúc, đa phần mọi người tìm đến cô chỉ để xin bùa hộ mệnh cho trẻ nhỏ, thông thường một lá bùa hộ mệnh cho trẻ nhỏ do cô làm trước đây chỉ có giá 50.000 nghìn đồng nhưng từ đầu năm 2014 cô Chúc bắt đầu lấy 100.000 nghìn đồng một lá. Cô Chúc có nói với chúng tôi rằng:

“Giờ giấy bút, chỉ cái gì cũng tăng giá nên từ đầu năm 2014 tôi đã tăng giá lên 100.000/lá bùa”(Tư liệu thực địa tháng 4/2014 tại Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)

Theo tính toán của chúng tôi, chi phí để sản xuất một lá bùa của các thầy cúng thường rất ít chỉ từ 2000 nghìn đến 15.000 nghìn. Đa phần những nguyên vật liệu các thầy cúng sử dụng làm bùa thường là: Giấy, bút, mực, chu sa, một vài dược liệu. Còn những nguyên vật liệu khác được sử dụng khi làm bùa thông thường các thầy cúng đều yêu cầu người xin bùa chuẩn bị và mang tới cho thầy. Nếu người nào không chuẩn bị

đó. Như vậy, ở đây chúng tôi nhận thấy lợi nhuận kinh tế rất lớn từ những lá bùa mang lại cho các thầy cúng làm bùa. Làm một phép tính nhỏ thôi chúng tôi đã nhận thấy: Với mỗi lá bùa lợi nhuận mang lại cho thầy cúng ít nhất từ 30.000 nghìn đồng. Còn đối với những lá bùa có trị giá lên đến tiền triệu thì lợi nhuận là không thể tính được. Tuy nhiên, các thầy cúng cho rằng: Họ phải mất nhiều công, tổn hao sức khỏe mới làm ra đạo bùa, và giá trị mà lá bùa mang lại thì cái giá như vậy “còn thấp”50.

Các thầy cúng làm bùa hiện nay cũng trở thành một nghề như các nghề nghiệp khác: Cũng có khách hàng là người đến xin bùa, và người bán hàng là các thầy cúng làm bùa. Vì vậy, cũng sẽ chịu sự tác động của quy luật thị trường, quy luật cung cầu. Các thầy cúng làm bùa cũng sẽ có những chiêu bài, thủ thuật, cách thức để thu hút khách.

Thầy Minh cho rằng:

“Bùa của chúng tôi có giá cao, nhưng so công làm ra đạo bùa thì không cao chút nào. Chúng tôi, còn phải chịu trách nhiệm với công việc mình làm ra, nếu gia chủ họ nhờ cậy mà việc nhà họ vẫn chưa giải quyết được chúng tôi phải làm đền. Bùa do chúng tôi làm ra có bảo đảm có cam kết đàng hoàng, đã làm là được việc, đã chữa là phải chữa khỏi. Thế nên người ta mới đến tôi chứ. Tôi làm chẳng hết việc. Đấy cứ những ca khó đi bao nhiêu thầy bè chữa không được, họ lại tìm đến tôi tôi lại chữa cho, thế tôi mới có giá chứ. Còn cái anh bùa vớ vẩn in sẵn rồi khấn khứa lung tung, được thì được mà không được cũng chớ thì giá nó phải khác chứ? Cái gì nó cũng có giá của nó”(Tư liệu thực địa tháng 6/2014, Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Rồi thầy kể dẫn chứng cho chúng tôi rất nhiều trường hợp trùng tang, chữa xẩy, xin con, quan chức, tà nhập… được thầy cho bùa khỏi. Mục đích quan trọng nhất là để khuyếch chương năng lực của bản thân thầy. Những người đến xin bùa dù ở bất cứ đâu, cũng ít nhiều được nghe thầy kể về lịch sử gia đình có 12 đời làm pháp sư, nổi tiếng cả vùng, cũng như năng lực của chính bản thân thầy. Bên cạnh đó, thầy còn hứa hẹn với người đến xin bùa “nếu không được đến thầy đền”51. Khách hàng tìm đến xin bùa của thầy Minh thường họ có công việc “nặng” và phân bố trên không gian rộng. Bùa chú do thầy Hải và cô Chúc làm thường có giá cả hợp lý và phù hợp với mức sống của người dân tại địa phương chính vì vậy khách hàng chính của họ cũng chính là

người dân tại địa bàn và vùng lân cận biết tiếng mà tìm tới. Thầy Hải cũng như cô Chúc ai cũng có những cách thức riêng của mình để thu hút khách, ai cũng đảm bảo đúng bệnh, đúng thuốc sẽ khỏi. Đặc biệt, giữa các thầy cúng có cùng địa bàn như thầy Hải và cô Chúc giữa họ luôn có sự cạnh tranh ngầm mục đích là để hạ thấp uy tín của đối phương và lôi kéo khách hàng về phía mình. Cô Chúc trước kia cũng nhiều người nhờ cúng và làm các loại bùa khác, nhưng từ khi thầy Hải được “lộc” thì hầu như những người xin bùa và nhờ cô Chúc các công việc chuyển sang nhờ thầy Hải các công việc khác vì:

“Thầy Hải cúng cáo mạch lạc, cúng hay, hơn nữa lại “thạo chữ nho và có cửa điện đàng hoàng” (Phỏng vấn: Chị Nguyễn Thị T, 35 tuổi, thôn xám xã Ngũ Kiên tháng 4/2014).

Trước đây, khi thầy Hải chưa được ăn lộc mọi người cũng tìm đến cô Chúc để nhờ cô các công việc từ xem ngày giờ tốt, động thổ, trấn trạch, trấn trừ trùng…nhưng giờ hầu như mọi người trong vùng thường tìm đến cô Chúc để xin bùa hộ mệnh cho trẻ, và rất ít gia đình nhờ các công việc khác. Tuy nhiên, người dân địa phương cũng đánh giá:

“Cái nghề của cô cũng êm lắm, cô viết chữ gì vào trong từ giấy bản sau đó cô vẩn lại với chỉ ngũ sắc. Mua mấy cái đó chẳng là bao: Trước cô lấy 50.000 nghìn lá, giờ lên 100.000 nghìn/lá, mà cái bùa cô làm hiệu nhiệm lắm. Các nơi họ đến đông lắm thi nhau người ta hỏi thăm đấy. Có ngày có 7-8 người đến xin đấy” (phỏng vấn Trương Thị N, xóm Xám, Ngũ Kiên, Vĩnh Tường tháng 1/2014)

Chúng tôi nhận thấy: Những lá bùa sản xuất hàng loạt và bán đại trà trên thị trường được sử dụng chủ yếu là những lá bùa: May mắn, bùa hộ mệnh. Hiện nay số lượng người sử dụng loại bùa này cũng ngày càng tăng, đặc biệt vào dịp đầu xuân năm mới. Còn nếu bản thân và gia đình họ có nhu cầu dùng bùa thực sự họ vẫn thường tìm đến các thầy làm bùa để xin bùa.

Các thầy làm bùa thường cho rằng: “Mình làm phúc cho mọi người là chính” nhưng thực chất luôn bao hàm các lợi ích kinh tế. Các thầy làm cúng thường coi đó là một nghề để mưu sinh, họ sống bằng nghề cúng bái và làm bùa. Cùng với việc làm bùa các thầy còn xem bói, cúng bái, gọi hồn, tìm mồ mả...Thu nhập của các thầy làm bùa hiện nay thường khá cao. Thu nhập trung bình của thầy Minh từ 8 – 15 triệu/tháng. Còn thầy Hải từ 7 -12 triệu/tháng. Cô Chúc chỉ được người dân tìm đến xin bùa hộ mệnh cho trẻ nên số lượng khách hàng cũng ít hơn thu nhập cũng không bằng các thầy cúng khác, trung bình một tháng cô Chúc làm từ 10 đến 15 lá bùa hộ mệnh cho trẻ.

Như chúng tôi nhận thấy tính “thương mại” không chỉ tồn tại ở trong các lá bùa được sản xuất đại trà bán trên thị trường mà ngày càng thâm nhập vào trong những lá bùa được làm “chính thống” các thầy cúng coi đây như là một nghề để mưu sinh, các thầy làm bùa đã tính toán đến lợi nhuận kinh tế, đến chi phí sản xuất, công xá trong mỗi lá, và có “cạnh tranh” giữa các trường phái bùa khác nhau, bản thân các thầy làm bùa cũng có những “chiêu thức” để thu hút “khách hàng” về phía mình.

3.3. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng bùa chú

Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc sử dụng bùa chú chính là tìm hiểu nguyên nhân, động cơ để họ tìm đến và sử dụng bùa chú trong đời sống. Qua khảo sát và nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả trước đã cho thấy bùa chú là một hiện vật của tín ngưỡng tôn giáo đang được sử dụng khá phổ biến trong đời sống của người Việt nói chung, và người dân nông thôn nói riêng. Một câu hỏi đặt ra tại sao “Trong xã hội hiện đại con người tưởng chừng như có thể làm chủ được mọi thứ, thì một hiện vật mang đầy sự huyền bí như bùa chú lại được sử dụng phổ biến trong đời sống tín ngưỡng của người dân”. Để trả lời câu hỏi này,chúng tôi khảo sát các quan niệm và thái độ của người dân về lá bùa và thu được kết quả:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)