Bùa hộ mệnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG 2 : BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG

2.2. Bùa chú trong đời sống của ngƣời dân

2.2.2. Bùa hộ mệnh:

Bùa hộ mệnh (hộ thân): Đây là thứ bùa hộ mệnh cho cá nhân con người. Sử dụng để bảo vệ thân thể trước những yếu tố xâm nhập bên ngoài như bệnh tật, người xấu hãm hại, ma quỷ trêu ghẹo, … phổ biến bùa được dùng cho trẻ em, người già, người yếu bóng vía, trong những dịp đi xa, thường là những lá bùa nhỏ để trong ví, túi áo, đeo trên cổ. Trong quan niệm của người Việt họ tin rằng: Bùa chú có sức mạnh và quyền năng bảo vệ bản thân con người, giữ cho họ được bình an và mang lại may mắn.

Trong tín ngưỡng của người Việt từ xưa họ đã sử dụng bùa chú để hộ mệnh cho đứa trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Paul Giran, khi quan sát về các thực hành ma thuật của người Việt cũng đã mô tả:“Để bảo vệ cho đứa trẻ trong bụng mình và đảm bảo quá trình mang thai suôn sẻ, người phụ nữ phải đến gặp thầy phủ thủy, thầy sẽ cho người phụ nữ nuốt lá bùa “dưỡng thai”. Thầy viết chữ “viên” trên lá bùa, viên nghĩa là tròn, toàn vẹn...Nuốt lá bùa rồi người phụ nữ có thể yên tâm về đứa trẻ trong bụng, từ đây đứa bé sẽ được các vị thần trên trời và dưới đất bảo hộ”[72, tr.420]. L.Cadière cũng thốt lên rằng:“Việc dưỡng thai nhi theo thần bí ma thuật, ôi! Cũng có lắm chuyện để bàn luận. Người ta cố gắng bảo toàn mạng sống từ thai nhi vì nó sẽ là mồi cho hồn ma, quỷ dữ” [34,tr. 227]. Vì thế ngay “ngay sau khi mang thai, đặc biệt là nếu đã có nhiều lần sa sẩy, bà mẹ sẽ mang yếm vàng hoặc đỏ, có chữ phù phép kẻ màu sặc sỡ; hoặc mang trên cổ, trên áo nhiều túi bùa. Trong trường hợp bị sẩy thai thì thai nhi sẽ được chôn cất với nhiều nghi lễ phù phép nhằm cản trở chúng trở lại làm hại những lần thai nghén về sau [34,tr. 228]. Trong đời sống của người dân thường truyền tụng rất nhiều câu truyện đề cập đến việc họ phải sử dụng bùa để dưỡng thai nhi trong đó có đề cập tới nhân vật: Con Ranh, và Phạm Nhan là hai nhân vật chính đe dọa tới tính

mạng của hài nhi trong bụng mẹ. Con Ranh chính là:“Hồn những đứa trẻ chết đầu tiên, nó lại đầu thai trong trẻ kế tiếp rồi bắt trẻ này chết; và cứ tiếp tục như thế cho đến khi loạt yểu vong bằng cách này hay cách khác bị dán đoạn hẳn”[34,tr.228]. Còn “Phạm Nhan là một viên tướng ngoại lai xâm lược nước ta bị tướng Trần Hưng Đạo giết chết, nhưng trước khi chết hắn biến thành con đỉa chuyên đi hút máu bà đẻ”[35,tr.272]. Và trong những trường hợp mang thai bị xẩy như thế, người ta sẽ tìm đến các thầy cúng, thầy pháp, thầy phù thủy,cô đồng, hoặc vị sư…để nhờ họ giúp đỡ và cho bùa đeo để hộ mệnh.

Đối với những đứa trẻ mới sinh trong dân gian thường có tục:“Treo ở cổng nhiều bình vỡ, nhiều cành gai để xua đuổi những người vía xấu và các hồn ma ác dữ. Người ta đặt cho đứa bé một cái tên kỳ cục, tên súc vật hay tên tục tĩu để đánh lạc hướng và đánh lừa chúng (ma, quỷ) về bản thân đứa trẻ. Nhiều khi, trong lúc nói về đứa trẻ người ta dùng một ngôn ngữ quy ước, vẫn luôn với mục đích là lừa gạt ma quỷ. Họ đuổi lũ quỷ dữ đang ở trong nhà, bằng cách đặt trước cổng nhà những viên gạch hoặc những “viên” đã khắc chữ để yểm chúng về. Họ cho trẻ mang bùa hộ mệnh. Người ta còn mang con đến các thầy phù, thầy pháp để được ban cho những chiếc áo màu vàng, hoặc đỏ có mang chữ phù phép hoặc thích một hình chữ thập không xóa được trên chán của đứa trẻ để hiến dâng nó cho một vị cao hơn; hoặc đem bán nó cho thợ Rèn, đứa trẻ sẽ mang một vòng sắt ở chân, mang như vậy đến khi lớn. Nhiều khi họ dâng thằng bé cho một khối đá thiêng và đến khi khoảng 12 tuổi mới chuộc nó về. Trong nhà thì treo nhiều ra Rắn, nhiều vật bẩn thỉu để làm cho ma, quỷ kinh sợ. Rồi thì đi hành hương, dâng cúng đứa trẻ tại các chùa chiền, ngỏ lời kêu khấn với mọi thần thánh trong thiên nhiên, với chư thần đạo Lão, với hết thải chư Phật” [34, tr. 228). Dumoutier khi miêu tả về tín ngưỡng ở Việt Nam cũng có nhắc đến:“Họ cũng đặt tên tạm thời xấu xí cho đứa bé, bôi vết nhọ nồi bẩn lên chán trẻ quyệt nhọ nồi khi đi đường xa, cho trẻ đeo bùa để tránh ma quỷ quấy nhiễu” [35, tr.162].

Hộ mệnh cho đứa trẻ là một nhu cầu trong đời sống tín ngưỡng, thời xưa đã vậy, đã tồn tại rất nhiều phong tục liên quan đến việc hộ mệnh cho đứa trẻ: Từ những thứ bùa theo quan niệm dân gian, đến những lá bùa được làm ra từ các thầy bùa, thầy phù thủy, các ông đồng bà đồng, các nhà sư. Cho đến hiện nay, những thực hành tín ngưỡng dân gian để hộ mệnh cho đứa trẻ vẫn vô cùng phong phú và đa dạng. Với

người Việt ở đồng bằng sông Hồng thì thực hành tín ngưỡng này lại càng phong phú và đa dạng hơn. Đối với gia đình có người mới sinh, trên đầu giường của sản phụ thường để treo một cành Rứa dại để trừ ma quỷ hoặc vía xấu, hoặc người ta để một con dao, cái kéo ở đầu giường để trừ ma quỷ, cành dâu, hoặc củ tỏi và trấn những người vía xấu, vía nặng át vía đứa trẻ. Thậm trí có những người nặng vía đến thăm đứa trẻ, làm cho đứa trẻ khóc nhiều, người ta tiến hành “Đốt vía” cho đứa trẻ không quấy khóc. Hay xin bùa để hộ thân cho trẻ, khi cho trẻ đi xa thường “đánh dấu”cho trẻ bằng cách:“Quyệt nhọ nồi hoặc son lên chán đứa trẻ”, mang bên mình đứa trẻ một cây Đũa, hay một củ tỏi, để tránh bị ma quỷ trêu ghẹo.Thậm trí người ta còn sử dụng nhiều hình thức khác nhau để hộ thân cho đứa trẻ: Đeo bùa, mặc áo phật, bán khoán…”

Đối với những người yếu bóng vía thường hay ngủ mơ thấy ma, quỷ, thậm trí hay giật mình, hay gặp ác mộng, gặp rắn…được cho là những người yếu bóng vía họ cũng xin bùa để đeo. Hay những người đi chạy chợ, đi xa, họ cũng thường xin bùa để đeo, mong được bình an đến với bản thân và gia đình. Paul Giran, đã mô tả việc thực hành bùa chú hộ mệnh với những người yếu bóng vía trong tín ngưỡng của người Annam như sau:“Với mục đích ngăn không cho yêu tinh mang đến những cơn ác mộng quấy rầy giấc ngủ của ai đó, phải chuẩn bị một lá bùa để dưới gối tựa đầu trên giường của người đó. Vừa vẽ lá bùa, người ta vừa đọc câu thần chú dành cho Mãng Xà:“Trời và đất đã cho ông hình thù của một Bạch Xà có đầu người. Trời và đất cũng trao cho ông chức Bạch xà tướng và giao cho ông nhiệm vụ tiêu diệt những linh hồn xấu xa, những tà ma và cả những bệnh tật do ma quỷ gây ra. Vì thế tôi ủy thác cho ông, tướng Bạch Xà đi tiêu diệt và làm biến mất những con yêu tinh này”. Câu thần chú này phải được xướng lên ba lần”[72, tr.160].

Trong bối cảnh hiện nay, con người luôn phải đối mặt với những bất ổn về mọi mặt của đời sống xã hội: Bất ổn của kinh kế thị trường, thiên tai, bệnh tật, chiến tranh, tai nạn ...có thể đến bất cứ lúc nào thì bùa chú được con người tìm đến và sử dụng như một hình thức bảo hiểm vô hình của thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh để giúp họ vượt qua những bất trắc, rủi ro trong xã hội hiện đại. Và hộ mệnh là một trong những thứ bùa lớn tồn tại trong đời sống của người Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)