Bùa chú được sản xuất ra từ các hình thức khác trong cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 95 - 98)

CHƢƠNG 3 : BÙA CHÚ, THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH

3.1. Quá trình sản xuất ra bùa chú

3.1.3. Bùa chú được sản xuất ra từ các hình thức khác trong cộng đồng

Qua quá trình thực địa chúng tôi nhận thấy: Bên cạnh loại bùa chú được sản xuất bởi các thầy cúng đạo giáo, đạo tứ phủ, còn tồn nhiều loại bùa khác được người dân trong cộng đồng sử dụng đó là bùa được làm ra bởi các thầy cúng dân gian, và tồn tại loại bùa được sản xuất hàng loạt.

Bùa chú được làm ra bởi thầy cúng dân gian

Sở dĩ chúng tôi gọi như vậy, bởi chúng tôi không xác định được nguồn gốc những lá bùa họ làm ra. Bản thân thầy cúng cũng không biết được những lá bùa do chính mình làm thuộc trường phái nào, họ chỉ biết thực hành theo cách tổ tiên họ để lại, họ cũng không có điện thờ nhưng lá bùa họ làm ra lại được người dân rất “tín nhiệm” nhiều người tìm đến họ xin loại bùa đó.

Cô Chúc39 được người dân trên địa bàn xã Ngũ Kiên nhắc đến là người có “hèm”40

chữa cho trẻ con quấy khóc và làm nhiều loại bùa”. Cô Chúc học được cách làm bùa từ ông ngoại của mình. Trước đây, ông ngoại của cô Chúc vốn là một thầy cúng nổi tiếng trong vùng, cụ biết làm nhiều loại bùa khác nhau. Theo lời của cô Chúc, ông ngoại của cô học được cách làm bùa của “người dân tộc”41 còn của dân tộc nào thì chính cô cũng không biết. Cô sống với ông ngoại từ khi lên 8 tuổi được xem cụ làm bùa, cô học làm theo, đến khi 14 tuổi thì cô đã biết làm bùa:“Cụ cho cô làm thử. Khi cô niệm thần chú thấy ăn nhậm thần chú nên cụ cho cô làm, những lúc cụ bận cô vẫn làm bùa”42. Đến năm cô 21 tuổi ông ngoại cô mất, nhiều người trong vùng vẫn đến gặp cô để xin bùa, nhưng trước khi mất cụ căn dặn đến 25 tuổi mới được làm. Cô Chúc làm được nhiều loại bùa như: Hộ mệnh, trấn trạch, trấn trùng tang, bắt ma, chữa cho người hay đẻ xẩy. Nhưng hiện nay, mọi người dân trong vùng chỉ biết đến cô nổi tiếng “làm bùa hộ mệnh cho trẻ” và họ cũng chỉ tìm đến cô khi cần loại bùa này.

Người đến xin bùa của cô Chúc thường phải ghi cụ thể giờ sinh tháng đẻ của trẻ cần xin bùa, tên bố mẹ của đứa trẻ, địa chỉ đang ở và cô hẹn họ một ngày sau đến lấy bùa. Nguyên liệu cô Chúc sử dụng để làm bùa hộ mệnh cho trẻ bao gồm: Giấy, bút mực, Chỉ ngũ sắc, và Rêu giếng khơi. Giấy được cô Chúc sử dụng để viết bùa là loại giấy có độ dai tốt. Rêu được sử dụng làm “thang” trong lá bùa của cô Chúc. Cũng có những quy định bắt buộc khi đi lấy nguyên liệu này:“Khi đi lấy vật dụng làm bùa như Rêu không được gặp người, và lấy được Rêu theo hướng mặc trời mọc “hướng đông” là tốt nhất. Nhưng giờ hiếm giếng khơi lắm nên bây giờ hướng nào cũng lấy”43. Chỉ ngũ sắc và giấy được cô mua tại các hàng Mã bán ngoài chợ.

Theo lời cô Chúc vẽ bùa và niệm chú là hai bước quan trọng nhất khi làm bùa hộ mệnh cho trẻ. Các nghi thức thực hiện khi viết bùa của cô Chúc thường rất đơn giản, cô thường ngồi ở giữa cửa, lấy một bao tải kê quyển vở lên trên và đặt giấy viết bùa vào viết. Cô bắt đầu viết và phác họa hình dáng của lá bùa trên một tờ giấy A4 gấp đôi theo chiều dọc. Sau khi phác họa chữ và các ký tự trên lá bùa cô bắt đầu lấy Rêu

39Cách gọi của người dân địa phương: Gọi là cô nhưng cô đã 60 tuổi cô vẫn độc thân, tính tình lập dị, khó tính. Bản thân cô cũng chỉ thích gọi mình như vậy để thấy mình còn trẻ

40“Hèm” là chữ dùng của người dân địa phương. 41 Đây là cách gọi của cô Chúc

giếng đã được phơi khô rắc vào giữa lá bùa theo chiều dọc từ trên xuống. Sau đó, cô trâm một nén hương, tay phải cầm hương, miệng đọc chú, tay trái cô làm các động tác mà chúng tôi cảm nhận đó là cô đang làm các “quyết” giống như các thầy cúng của đạo giáo khi làm bùa. Nhưng khi chúng tôi có hỏi thì được cô giải thích: “Cô bấm tay như vậy để đếm số lần đọc chú không sợ nhầm. Nếu là con trai phải đọc 7 lần chú, con gái 9 lần”44. Tiếp đến, cô gập nhỏ lá bùa theo chiều dọc rồi vẳn con bùa lại theo hình vỏ đỗ đến khi không vẳn được nữa thì thôi, rồi cô lấy chỉ ngũ sắc mỗi màu một sợi quấn vào con bùa đã được vẳn. Hoàn tất công đoạn chế tác và làm thiêng cho lá bùa, cô uống lá bùa thành hình chữ “U” rồi cho lá bùa đã được làm xong vào một túi bóng nhỏ và bịt kín miệng túi. Lá bùa đã được hoàn thiện, cô viết một bài cúng cho người đến xin bùa trong đó có ghi rõ ràng: Các lễ vật phải chuẩn bị, lời cúng như thế nào để gia đình họ về làm đúng theo như thế. Cô Chúc, có giải thích với chúng tôi: “Phải có mâm cơm cúng tiễn người ta đi, trước khi đuổi người ta đi phải cho người ta ăn một bữa, sau đó mới lấy bùa đeo cho đứa trẻ mới thiêng”45. Để làm bùa cô sử dụng 6 phép: “Chóc, học, thu, sát, hãm, dã. Còn niệm chú là thu các hồn vía của ông coi giờ, ma đói ma khát lang thang ngoài đường vào lá bùa”46. Cô cũng không ngần ngại chia sẻ với chúng tôi những chữ được viết trong lá bùa là: Thượng, Thiên, địa rồi đến các chữ tên của những ma quỷ hay trêu ghẹo trẻ con, tên của bộ quan sát và quan coi giờ.

Khi giao lá bùa cho khách hàng cô cũng căn dặn họ làm về cách đeo lá bùa và giữ lá bùa không bị ướt, thông thường một lá bùa của cô cứ 3 tháng phải đến cô đổi bùa một lần, và đeo cho đứa trẻ đến khi được tuổi rưỡi hoặc hai tuổi thì không phải đeo nữa. Đồng thời, cô cũng dặn họ nếu không dùng nữa thì phải hóa lá bùa đi cho “mát mẻ”. Người đến xin bùa của cô chúc cũng không phải chuẩn bị bất cứ lễ vật gì, họ phải trả cô 100.000 nghìn đồng khi đến lấy lá bùa.

Khi chúng tôi hỏi cô về tính linh nhiệm của lá bùa cô chúc cho rằng:

“Bùa của tôi nhìn thì đơn giản thế thôi, nhưng “phép” của tôi nhiệm lắm đấy. Mấy xã lân cận đây, đứa nào quấy khóc chẳng đến tôi”(phỏng vấn cô Chúc, tháng 3/2014 tại Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Bên cạnh đó, qua nghiên cứu thực địa, chúng tôi nhận thấy: Còn tồn tại loại bùa được sản xuất hàng loại cũng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, đó là hình thức: Bùa được phân phối từ các ngôi chùa và trường hợp bùa được phân phối bởi các của hàng. Tuy nhiên, trong phần này chúng tôi chưa đề cập đến hình thức phân phố bùa này, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi tìm hiểu về thị trường bùa chú. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng muốn nhắc đến hình thức này để có thể hình dung được trong cộng đồng còn tồn tại “hình thức bùa được sản xuất hàng loạt”.

Như vậy thông qua nghiên cứu quá trình sản xuất ra bùa chú chúng ta nhận thấy: Người sản xuất ra bùa họ là các pháp sư, thầy phù thủy của đạo giáo, thầy cúng, thầy đồng của đạo tứ phủ hay một thầy cúng trong dân gian, nhà sư của đạo phật. Mỗi trường phái tôn giáo họ có cách thức sản xuất bùa riêng, có quy trình chế tác làm thiêng bùa khác nhau, và họ có những bí quyết nhà nghề riêng mà thông thường họ thường giữ kín để hành nghề. Bùa chú của từng trường phái được chế tác khác nhau nhưng tất cả các bùa chú đều hướng tới một kết quả nhất định là thực hiện những mong muốn của con người. Đồng thời qua đó chúng ta cũng thấy được bước tranh tín ngưỡng đa dạng của người Việt.Trong đời sống tín ngưỡng của người Việt nói chung họ không chỉ sử dụng bùa chú của riêng trường phái nào. Trong một gia đình có thể họ sử dụng rất nhiều loại bùa của các trường phái khác nhau, và cả loại bùa được sản xuất hàng loạt. Tùy theo từng mục đích mà họ lựa chọn tìm đến thầy cúng khác nhau để xin bùa. Qua đó, chúng ta thấy được tính chất đa dạng của các hình thức trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong đời sống của cộng đồng có thể còn rất nhiều hình thức làm bùa khác nữa mà trong nghiên cứu này chúng tôi chưa thể tìm hiểu được hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)