Các điều kiện phát triển du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 28 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn

1.2.3. Các điều kiện phát triển du lịch nông thôn

Điều kiện phát triển DLNT trước hết phải là những điều kiện chung cho phát triển du lịch tại một điểm đến. Đó là an ninh chính trị, an toàn xã hội; kinh tế; văn hóa; đường lối phát triển du lịch. Tuy nhiên, với DLNT, cần có thêm các yếu tố khác thể hiện nét đặc trưng riêng của du lịch nông thôn.

Sau đây, luận văn xin trình bày những điều kiện cơ bản cho sự phát triển DLNT, bao gồm tài nguyên du lịch, cộng đồng dân cư, cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ chế

1.2.3.1. Tài nguyên du lịch phục vụ phát triển DLNT

Hoạt động DLNT được hình thành và phát triển gắn liền với các tài nguyên, đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Nguồn tài nguyên này được chia thành ba nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất chính là cảnh quan: cảnh quan thôn xóm gắn với thiên nhiên,

bao gồm các yếu tố nhân văn như kiến trúc, kết cấu, các yếu tố đặc trưng làng xã cùng với các yếu tố tự nhiên sẵn có, các sản phẩm nội tại của hoạt động sản xuất, canh tác của người nông dân.

Trong cảnh quan, chúng ta có thể chia cụ thể ra làm ba dạng bao gồm cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan ngư nghiệp, cảnh quan lâm nghiệp.

Dạng cảnh quan nông nghiệp là cánh đồng lúa hay hoa màu, hoặc trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó có thể kể đến cảnh quan làng xã với hình ảnh quen thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình… với lối kiến trúc truyền thống.

Cảnh quan ngư nghiệp là làng chài, với công cụ đi biển như: thuyền ghe, thúng mủng, lưới… hoặc các trang trại nuôi trồng hải sản như: bè cá, ruông tôm,…

Cảnh quan lâm nghiệp: là cảnh quan rừng, tại các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển tại một vùng nông thôn nào đó. Nguồn tài nguyên tự nhiên ở đây rất phong phú như các loại động thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu… Đây chính là yếu tố thu hút khách du lịch đến với nơi có tài nguyên.

Nhóm thứ hai là phong tục tập quán: Phong tục tập quán có thể được gọi là

nhóm tài nguyên nhân văn, bao gồm các lễ hội, phương thức và không gian sống, đặc điểm sinh hoạt, văn hóa ẩm thực của vùng nông thôn sản xuất nông, ngư hay lâm nghiệp… Đối với nhóm tài nguyên này, khách du lịch dường như được thu hút cực kỳ mạnh mẽ với với những giá trị còn bảo tồn nguyên vẹn trong các gia đình nông dân được truyền từ đời này sang đời khác.

Nhóm cuối cùng được kể đến chính là hoạt động canh tác, thu hoạch. Đây chính là cách thức trồng cấy, chăm sóc, thu hoạch những sản vật nông nghiệp cũng như hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản;

hoạt động tại các vùng nông thôn mà chủ yếu là hoạt động canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Các hoạt động này có giá trị cho việc tạo cho du khách có được trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và tò mò của du khách trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất tại các làng quê.

1.2.3.2. Cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch chính là sự tham gia, tác động của cộng đồng vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.

Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định, vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của các hoạt động tốt hơn, vì chính người dân hiểu rõ nhất họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng. Ngoài ra, sự nhất trí tham gia của cộng đồng dân cư chính là thể hiện sự cam kết giúp cho mọi hoạt động du lịch đem lại hiệu quả cao.

Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi, giúp đảm bảo cho công việc sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Tăng tính hiệu quả của các công việc thông qua việc trao đổi ý kiến.

Thứ nhất, người dân bản địa có được những kinh nghiệm truyền thống rất quý báu về tự nhiên, về nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và đang sống. Những kinh nghiệm và kiến thức mang tính truyền thống này được đúc kết từ bao đời, thậm chí phải trải qua những hy sinh, tranh đấu để tồn tại trong quá trình lao động, khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên mới có được.

Thứ hai, kiến thức về thiên nhiên của người dân địa phương có lợi và mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các nhà khoa học, hướng dẫn viên làm việc trong các công ty lữ hành, những người làm công tác bảo vệ rừng quốc gia và ngay cả những tổ chức,

cá nhân triển khai các dự án kinh tế nói chung và du lịch nói riêng tại một địa bàn nhất đinh.

Thứ ba, khi người dân bản địa được hưởng lợi ích trực tiếp từ các di sản do thiên nhiên ban cho và tổ tiên để lại thì họ không coi đó nó như di sản và coi đó là tài sản. Điều này có nghĩa là trong nhận thức, tư duy, hành động và thái độ của họ luôn được khuyến khích để đóng góp những kiến thức truyền thống đó vào kho tàng kiến thức của nhân loại.

Thứ tư, khi mà cuộc sống của họ trở nên tốt hay xấu là tùy thuộc vào việc gìn giữ và bảo tồn bền vững các tài nguyên tự nhiên, nhân văn mà họ đang có thì họ sẵn sàng tích cực tham gia đóng góp vào các dự án phát triển du lịch tại địa phương.

Bên cạnh làm nông nghiệp, bà con làm thêm du lịch để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển văn hóa, góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống, tăng cường giao lưu, hiểu biết… Đây cũng chính là nhu cầu chính đáng cần được cổ vũ, nhân rộng.

1.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ…

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…

Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước hết là các vấn đề trang bị tiện nghi ở nơi du lịch, việc xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để đảm bảo khách du lịch có thể lưu trú.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cămping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:

- Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch. Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.

Có thể kể đến như: Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú. Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch như: Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, Thông tin liên lạc, Các công trình cung cấp điện, nước,....

1.2.3.4. Các cơ chế chính sách

Một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không có những chủ trương chính sách hỗ trợ thì các hoạt động du lịch cũng thể phát triển được.

Hoạt động của DLNT cũng tương tự. Một vùng quê vẫn còn giữ được nét truyền thống cả về cảnh quan và văn hóa truyền thống, nếu được sự quan tâm của các cấp chính quyền và hiểu đúng đắn về giá trị bảo tồn sẽ là điều kiện tốt để phát triển hoạt động du lịch. Ngược lại nếu không có sự quan tâm và đầu tư cũng như định hướng phát triển đúng đắn thì ngoài việc không thể phát triển được mà còn làm mai một những giá trị truyền thống cần bảo tồn.

Cơ chế chính sách đúng đắn, không chỉ hỗ trợ cộng đồng địa phương phát huy được tiềm năng vốn có mà còn giúp cho các công ty du lịch tiếp cận được người nông dân, đưa được hoạt động du lịch đến nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Đối với loại hình DLNT, các cấp quản lý cần nghiên cứu kỹ các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, từ đó định hướng quy hoạch rõ ràng, phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách, hỗ trợ các công ty du lịch cũng như người dân địa phương phát triển DLNT bền vững.

Mục tiêu chung: nhằm xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng thế mạnh, cơ hội đưa hoạt động DLNT đạt các chỉ tiêu đề ra.

Đối với mục tiêu cụ thể, cần xác định được: Lượng khách tham gia du lịch nông thôn Mức thu nhập từ hoạt động du lịch nông thôn

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nông thôn: điều tra, lập quy hoạch và đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương, đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách.

Xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến du lịch nông thôn.

Những điều kiện kể trên chỉ là tiền đề cho sự hình thành của DLNT. Để DLNT phát triển, chúng phải được đảm bảo các nguyên tắc đã nêu ở phần 1.2.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)