6. Kết cấu của luận văn
2.2. Điều kiện phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt
2.2.4. Các cơ chế chính sách
Địa phương đã có nhiều chính sách phát triển sản phẩm du lịch gắn với hoa và rau. Xác định hoa là sản phẩm du lịch đặc trưng và có sức hút lớn đối với du khách đến Đà Lạt. Quy hoạch phát triển du lịch Đà Lạt đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cũng đã nêu rõ một trong những sản phẩm mục tiêu của ngành là phát triển du lịch sinh thái vườn, khai thác hợp lý các trang trại, vườn hoa tại Đà Lạt để phục vụ tham quan du lịch.
Trong thu hút đầu tư, ngành du lịch cũng ưu tiên thu hút những dự án du lịch khai thác được sức hấp dẫn của hoa Đà Lạt để thu hút du khách, đó là những dự án du lịch chuyên đề về hoa hoặc những dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có sản phẩm du lịch gắn với hoa.
Theo thống kê của ngành Du lịch Lâm Đồng, trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hút được trên 20 dự án du lịch khác có sản phẩm du lịch về hoa như xây dựng các công viên hoa chuyên đề, các dự án du lịch canh nông về hoa, xây dựng trang trại hoa chất lượng cao vừa phục vụ mục tiêu tham quan vừa cung cấp cho thị trường. Đa số các dự án này đều tập trung ở thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
Như vậy, có thể nói hoa là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành du lịch Đà Lạt không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tư chuyên
đề về du lịch gắn với hoa sẽ góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái tại Đà Lạt.
Tuy nhiên, những chính sách cho ưu tiên phát triển du lịch tại các làng hoa hầu như còn hạn chế. Số liệu thống kê của các làng nghề chủ yếu được thông tin từ phía Hiệp hội Nông nghiệp nông thôn.
Tuy vậy, bước đầu khuyến khích hoạt động DLNT, UBND tỉnh đã hợp tác với tổ chức Jica của Nhật Bản hỗ trợ đưa một số cán bộ cũng như một số các chủ nông trang trại đi tham quan mô hình DLNT tại Nhật Bản và Malaysia.