Cơ sở định hướng phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 78 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Cơ sở định hướng phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt

3.1.1. Các quan điểm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành du lịch trong tình hình mới, những quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như sau:

- Phát huy triệt để nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch của địa phương;

- Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trường du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo;

- Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược lại.

Phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt cũng là một hướng xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao, giúp vừa phát triển về kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm cho người dân và nâng cao đời sống cho họ đồng thời tạo thêm giá trị gia tăng từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 673/QĐ-UBND. Theo đó, các giải pháp thực hiện

- Đa dạng hóa sản phẩm; - Đầu tư và thu hút đầu tư;

- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến; - Phát triển nguồn nhân lực;

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch.

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch nông thôn tại khu vực Đà Lạt Định hướng về quy hoạch: Định hướng về quy hoạch:

Quy hoạch du lịch nông nghiệp theo khu vực sản xuất, quy hoạch các khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quy họach chi tiết các tuyến, điểm du lịch nông nghiệp theo khu vực sản xuất để tránh tình trạng trùng lắp và tận dụng được lợi thế của các loại hình nông trại với nhiều quy mô khác nhau để đa dạng hóa sản phẩm và quy hoạch về phát triển du lịch nông thôn Đà Lạt theo hướng du lịch bền vững bảo vệ được cảnh quan môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa truyền thống, phát huy truyền thống hiếu khách của người dân, tạo ra tầng lớp nông dân làm du lịch nông thôn tại Đà Lạt.

Định hướng về sản phẩm:

Du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt phải đưa sản phẩm chính về nhà vườn, về các nông, trang trại có các nông sản và hoạt động sản xuất công nghệ cao, xây dựng điểm du lịch nhà vườn, xây dựng tuyến, tour du lịch chuyên đề và kết hợp, kết hợp DLNT và các loại hình du lịch khác.

Định hướng về thị trường khách:

Cần sự hỗ trợ trực tiếp từ UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch, Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư du lịch phối hợp thực hiện và đặc biệt cần sự vào cuộc của các công ty lữ hành trong việc khảo sát, đánh giá, thực hiện các tour du lịch nông thôn. Việc định hướng phải dựa trên phân tích, nghiên cứu và đánh giá thị trường khách tiềm năng và hiện tại để việc quy hoạch nguồn khách đáp ứng được nhu cầu sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt.

Như vậy, quan điểm về định hướng phát triển kinh tế nông thôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp - dịch vụ. Du lịch nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy cho việc thực hiện phong trào nông thôn mới với tốc độ vừa nhanh vừa bền vững do không những tham gia tích cực vào việc chuyên đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu ra của sản phẩm mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa gốc của nông thôn hoặc giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc thù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)