Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 75 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt

Qua quá trình điều tra, tìm hiểu, khảo sát và phân tích, học viên nhận thấy du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt có những thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển loại hình du lịch này.

Đối với tài nguyên DLNT, Đà Lạt nói chung và bốn làng hoa mà tác giả tập trung nghiên cứu nói riêng có rất nhiều lợi thế mà các địa phương khác không có chính là cảnh quan tự nhiên, các loại nông sản cũng như những giá trị văn hóa bản địa mang tính đặc thù của mỗi làng. Đây chính là những tiềm năng to lớn giúp cho Đà Lạt vươn lên trở thành một trong những trung tâm về DLNT trong cả nước nếu Đà Lạt biết khai thác thế mạnh riêng của mình.

Về phía cộng đồng dân cư, hiện tại, các hộ nông dân chỉ tham gia làm nông nghiệp mà chưa quan tâm nhiều đến hoạt động DLNT. Chưa có nhiều các khu, điểm du lịch nhà vườn mà trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vì đây chính là điều tạo nên giá trị thực chất của DLNT. Các khu, điểm du lịch hiện có đa số là mô phỏng hoạt động của các nhà vườn, chính vì thế chỉ mang tính bề mặt, thiếu chiều sâu trong các hoạt động, hoặc gần như chưa có sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với du lịch. Ngoài ra, người nông dân chưa nhìn thấy lợi ích của cộng đồng địa phương vì hầu hết các dịch vụ chỉ mang tính chất sơ khai và không có nguồn thu cho họ ngoài việc bán các nông sản trực tiếp cho du khách.

Kế tiếp phải kể đến, khả năng tiếp cận và cơ sở lưu trú tại các làng hoa khá thuận tiện dễ dàng về khoảng cách di chuyển cũng như điều kiện đường xá trong các làng hoa. Ngoài ra thì việc tận dụng hệ thống cơ sở lưu trú trong thành phố cũng là một trong những lợi thế giúp DLNT nơi đây níu chân du khách khi mà các cơ sở lưu trú tại nhà dân chưa hoàn thiện như hiên nay.

Các cơ chế chính sách, hoạt động xúc tiến quảng bá của chính quyền địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo đúng mức dẫn đến hoạt động DLNT mang tính tự phát, không có sự thống nhất về chất lượng, quy chuẩn các sản phẩm nông nghiệp lẫn du lịch. Thực trạng này đặt ra bài toán cho các nhà quản lý và khai thác DLNT vì nếu

không sẽ rất khó cho việc xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương, dẫn đến mất lòng tin nơi khách hàng.

Việc mở rô ̣ng, khai thác mối liên kết giữa các loa ̣i hình du li ̣ch của đi ̣a phương còn yếu. Các hoạt động DLNT ngoại trừ các trang trại dâu có tính trải nghiệm cao khi cho phép du khách trực tiếp hái và sử dụng tại chỗ các loại dâu, các điểm du lịch nông nghiệp khác chỉ là hình thức tham quan đơn thuần.

Đa số các hộ nông, trang trại có hoạt động du lịch theo kiểu tự phát, không hoặc ít được lập kế hoạch một cách bài bản. Sản phẩm chưa phong phú, chủ yếu là tham quan với thời gian ngắn và hiệu quả kinh tế vì thế còn rất thấp. Đó là lý do, du khách không có nhiều ấn tượng sau chuyến tham quan.

Tuy nhiên, phát triển du lịch hoa kết hợp với canh tác nông nghiệp sẽ là mô hình phát triển mới cho du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt như phát triển các tuyến du lịch sinh thái tham quan các làng hoa, trang trại hoa, vườn hoa; tổ chức các hoạt động du lịch canh nông cho du khách được tham gia vào các quy trình trồng và sản xuất hoa; sử dụng sản phẩm hoa cắt cành, hoa khô, hoa ép chân không làm quà lưu niệm cho du khách… sẽ làm phong phú và đa dạng hơn cho sản phẩm du lịch Đà Lạt, đồng thời phát huy được hết các lợi thế của du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là tạo cơ hội cho người nông dân có thêm hướng phát triển mới cho cây hoa dựa vào các hoạt động du lịch.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2, tác giả đã tìm hiểu, đánh giá về tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch nông thôn tại 4 làng hoa thuộc khu vực Đà Lạt. Từ những vấn đề thực tiễn và qua điều tra khảo sát 103 nông hộ và trang trại cũng như tham khảo ý kiến từ các công ty du lịch, các cán bộ của các sở ban ngành có liên quan, tác giả nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt là rất lớn, đặc biệt phải kể đến hình thức tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm những sản phẩm nông nghiệp tại các làng hoa truyền thống.

Tiềm năng là như vậy, nhưng thực trạng hoạt động du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt mà chủ yếu là tại các làng hoa cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của du khách. Qua những đánh giá về thực trạng khai thác, tác giả đã mạnh dạn đê xuất vài mô hình du lịch nông thôn có thể áp dụng tại các làng hoa khu vực Đà Lạt. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình đó vào hoạt động thì rất cần có sự đóng góp của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, các hộ nông dân cùng nhau tháo gỡ, đưa ra những giải pháp để xây dựng mô hình du lịch nông thôn ngày một hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN KHU VỰC ĐÀ LẠT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)