6. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan về Đà Lạt và du lịch của Đà Lạt
2.1.2. Dân cư và nguồn nhân lực
Dân cư
Bảng 2.1 Dân số thành phố Đà Lạt
Năm 2010 2013 2014 2015 Ước 2016
Tổng số dân 209.173 215.330 217.720 219.858 223.935 Nông dân 20.314 20.426 21.554 22.587 23.065
Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng 2016
Từ năm 1990 đến nay, dân số Đà Lạt tăng khá nhanh. Năm 2016, Đà Lạt có khoảng 223.935 người trong đó dân số sống ở khu vực thành thị là 89,7%, sống ở các khu vực nông thôn là 10,3%. Mặt bằng dân trí trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn khoảng cách nhất định giữa cư dân sống ở khu vực thành thị và nông thôn.
Ngoài số lượng lao động trực tiếp làm việc trong ngành, Đà Lạt còn có nguồn cung khá dồi dào về nguồn nhân lực du lịch. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 6 trường đào tạo ngành du lịch từ bậc công nhân lành nghề đến đại học. Hàng năm, các trường cung cấp hơn 2.000 lao động qua đào tạo cho ngành du lịch địa phương và các vùng lân cận ở các trình độ. Đặc biệt, trường Cao đẳng du lịch Đà Lạt trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch là trường chuyên về du lịch cung cấp đội ngũ lao động du lịch có tay nghề chuẩn và được đánh giá cao trong thị trường lao động du lịch của tỉnh.
Nguồn nhân lực du lịch
Có thể thấy rằng, Đà Lạt có một đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch ổn định và có xu hướng chuyên môn hóa cao. Lực lượng này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch không chỉ tại các làng hoa khu vực Đà Lạt mà còn nhân rộng trong toàn tỉnh.
Hình 2.2 Tổng quan nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng
Nguồn: Bản niêm giám thống kê Lâm Đồng 2016
Nhìn vào bảng, có thể nhận thấy rõ, lực lượng lao động trong ngành du lịch trong các năm qua có tăng lên từ năm 2012 là 3.422 lao động đã tăng lên 4.297 lao động trong năm 2015. Tuy nhiên, số lao động chủ yếu vẫn là làm về mảng dịch vụ lưu trú. Điều đó cho thấy, các hoạt động du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng vẫn thiên về nghỉ dưỡng. Còn lại các hoạt động vui chơi ăn uống, chiếm tỉ lệ lao động khá khiêm tốn.