Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 65 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động du lịch phục vụ phát triển DLNT của Đà Lạt

2.3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Bảng 2.3. Tổng quát 4 làng hoa Làng hoa Vị trí Quy mô Lịch sử hình thành Sản phẩm nổi bật Hà Đông Phường 8 TP. Đà Lạt Diện tích 52 ha với khoảng hơn 400 hộ dân canh tác Cuối những năm 1930. Được công nhận làng hoa truyền thống năm 2010 Dâu tây, cẩm chướng, cát tường, cúc, địa lan Vạn Thành Phường 5, cách TP. Đà Lạt 3km Diện tích khoảng 200 ha với trên 800 hộ dân canh tác.

Cư dân tỉnh Hà Nam đã di cư vào Đà Lạt lập nên làng hoa.

Được công nhận làng hoa truyền thống năm 2012

Hoa hồng, hoa ly và các loại rau màu

Thái Phiên Phường 12, cách TP. Đà Lạt khoảng 10km Diện tích khoảng 350 ha nhà kính với hơn 1.000 hộ canh tác Thành lập từ năm 1953, với ban đầu 10 hộ việt kiều gốc Con Cuông ở Lào về Việt Nam.

Hoa cúc các loại, cát tường, cẩm chướng,

Được công nhận năm 2009

lyly… và các loại rau màu. Xuân Thành Xã Xuân Thọ, cách Đà Lạt khoảng 20km Diện tích 1.344 ha, với khoảng 500 hộ dân canh tác.

Được công nhận ngày 2 tháng 1 năm 2016.

Hoa lay ơn, ly ly, hoa huệ, cà rốt và rau màu các loại.

Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả, 2017

Làng nghề đầu tiên phải kể đến đó làng hoa Hà Đông mà trước kia cư dân vẫn quen gọi với cái tên giản dị là ấp Hà Đông.

Cuối thập niên 30 của thế kỷ XX, những cư dân đầu tiên từ Quảng Bá, Nghi Tàm ngoại thành thành phố Hà Nội đến lập nên ấp Hà Đông – Đà Lạt, nay là phường 8 thành phố Đà Lạt, ngành sản xuất rau hoa Đà Lạt bắt đầu hình thành từ thời điểm đó với 12 ha canh tác ban đầu là dâu tây và rau cải là chính. Cụ Phan Hữu Giản - một người con của Hà Nội đã gắn bó cả cuộc đời với vùng đất phía Nam Tây Nguyên và hiện đang sống tại ấp Hà Đông (phường 8 - Đà Lạt) đã chia sẻ: Thoắt mới đã hơn 70 năm; từ lúc những người con Hà Nội đặt bước chân đầu tiên lên cao nguyên Lâm Viên, hình thành ấp Hà Đông, trồng hoa để bây giờ người ta biết đến là làng hoa Hà Đông lâu đời nhất và nổi tiếng của Đà Lạt…[35].

Theo địa chí Đà Lạt và theo những nhân chứng sống tại ấp Hà Đông kể lại: “Chủ trương di dân lập ấp Hà Đông tại Đà Lạt bắt nguồn từ sáng kiến của Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu, Quản đạo Đà Lạt Trần Văn Lý và Thương tá canh nông Hà Đông Lê Văn Định đã đứng ra trực tiếp thực hiện nhằm đưa lao động có tay nghề từ các làng hoa ven Hồ Tây thuộc tỉnh Hà Đông (cũ) vào Đà Lạt khai hoang, mở rộng sản xuất, cung cấp thực phẩm cho người Pháp, du khách và cư dân Đà Lạt…”. …[35]. Suốt trong từng ấy năm trồng trọt, cải tiến kỹ thuật cùng những kinh nghiệm các đời truyền lại thì năm 2010, Làng hoa Hà Đông được UBND tỉnh Lâm Đồng công

hơn 400 hộ dân với diện tích 52 ha đến từ nhiều vùng miền trong cả nước. Trong số đó khoảng hơn 90% hộ dân là trồng hoa và rau màu. Các sản phẩm hoa ở đây chủ yếu là cẩm chướng, cát tường, cúc cũng như địa lan. Thông tin từ Chi cục phát triển nông thôn thuộc sở nông nghiệp và PPNT Lâm Đồng.

Kế đến là làng hoa Vạn Thành.

Làng hoa Vạn Thành cách trung tâm thành phố Đà Lạt 3km, được biết đến là làng hoa lớn nhất Đà Lạt. Từ hàng chục năm trước, những cư dân tỉnh Hà Nam đã di cư vào Đà Lạt, lập nên làng hoa Vạn Thành ngày nay. Mặc dù địa hình đồi núi dốc, theo dạng bậc thang, nhưng đây vẫn là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho Đà Lạt, đặc biệt là hoa hồng. Hoa hồng Vạn Thành phần nhiều được ghép từ thân những cây hồng dại. Với chồi hoa hồng giống mới được nhập từ Hà Lan, người làng Vạn Thành đã tạo ra nhiều loại hồng có màu sắc khác nhau như hồng nhung, hồng cánh sen, hồng phấn, hồng vàng ánh trăng, hồng song tỉ…

Đặc trưng là hoa hồng, đất tơi xốp, đất đỏ bazan thuận lợi trồng hoa quanh năm. Ông Nguyễn Đức Học, chủ tịch hội nông dân phường 5, cũng là người đại diện cho làng hoa Vạn Thành cho biết: người nông dân không chỉ sống được nhờ nghề trồng hoa, mà còn có thể làm giàu và phát triển được thương hiệu làng hoa Vạn Thành trong cả nước. Hàng năm, làng hoa Vạn Thành thu hoạch đạt trên 72 triệu cành, cung cấp hơn 75% sản lượng hoa của cả Đà Lạt. Tại làng hoa Vạn Thành, các hộ nông dân đã đầu tư được 5 kho lạnh quy mô nhỏ và vừa, mỗi kho đạt 250 mét khối. Các loại củ giống hoa sau khi được nhập từ Hà Lan, Pháp, sẽ được bảo quản trong phòng lạnh để làm gián đoạn giai đoạn ngủ đông của chúng, từ đó giúp bà con chủ động trong việc gieo trồng, canh đúng thời vụ. Ngoài ra, các hộ nông dân chịu khó đầu tư hệ thống nhà kính cũng như thay đổi cách tưới tiêu truyền thống bằng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Với những thành công trên đã giúp tạo nên thương hiệu làng hoa Vạn Thành và trở thành một trong những làng hoa được nhiều du khách ghé thăm nhất. Năm 2012,

UBND thành phố Đà Lạt đã quyết định công nhận làng hoa Vạn Thành đạt chuẩn làng nghề truyền thống. …[35].

Diện tích đất canh tác là 200 ha, tuy nhiên đang bị quy hoạch một phần diện tích.

Làng hoa Thái Phiên thuộc phường 12, thành phố Đà Lạt được UBND tỉnh

Lâm Đồng công nhận là “Làng nghề truyền thống” vào năm 2009. Đây là làng hoa đầu tiên được công nhận là làng nghề truyền thống dù rằng làng hoa Thái Phiên được thành lập muộn hơn các làng hoa khác. Làng hoa Thái Phiên được thành lập từ năm 1953, với 10 hộ việt kiều gốc Con Cuông ở Lào về Việt Nam, được phép định cư tại đây. Vùng đất này xưa kia vốn hoang vu là nơi sắn bắn của người Pháp và vua Bảo Đại rồi dần thành một làng hoa với nhiều cộng đồng dân cư từ khắp mọi nơi.

Ông Hồ Ngọc Dinh, chủ tịch hội nông dân phường 12 khẳng định: “Làng hoa Thái Phiên, hiện có hơn một nghìn hộ canh tác hoa, trên diện tích khoảng 350 hanhà kính, trong đó chủ yếu là hoa cúc các loại, sản lượng mỗi năm đạt hơn 600 triệu cành. Ngoài hoa cúc các loại, Thái Phiên còn trồng các loại hoa khác như cát tường, cẩm chướng, lyly…” …[35].

Làng hoa Xuân Thành – Xuân Thọ là làng hoa có vị trí xa nhất, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km, cũng vừa mới được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận làng nghề truyền thống vào ngày 2 tháng 1 năm 2016. Xã Xuân Thọ là 1 trong 3 xã ngoại thành của TP. Đà Lạt, với tổng diện tích tự nhiên 6.300ha. Dân số trên 5.500 người. Nơi đây, phát triển kinh tế với thế mạnh là nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và chế biến nông sản. Những năm qua xã Xuân Thọ đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng kinh tế hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung vào những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như cà phê, rau hoa các loại, atisô, cây ăn quả...

Hiện nay, xã Xuân Thọ có trên 100 ha diện tích trồng hoa, riêng hoa lay ơn chiếm 50%. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 25 triệu cành với

nhiều loại hoa lay ơn, ly ly, hoa huệ... Hoa lay ơn "bông đô” Xuân Thành có thương hiệu ở trong và ngoài nước đang được trồng tập trung ở làng Xuân Thành (thuộc xã Xuân Thọ) có chất lượng khá cao về màu sắc và trọng lượng. Vì thế mà người ta xem Xuân Thành là làng hoa lay ơn.

Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ cho biết, xã có gần 5.630 ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.344 ha, số còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và lâu năm. Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp tổng thể tăng 2 lần so với năm 2010. Riêng trong năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn xã đạt trên 230 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 18 triệu đồng/người/năm. Những năm qua, diện tích nhà kính phục vụ trồng rau, hoa công nghệ cao của xã đã tăng gấp 4 lần (từ 40 ha năm 2010 lên 149 ha năm 2015, trong đó, 117/149 ha hoa trong nhà kính). Với 248 nông hộ chuyên trồng hoa (trồng theo thời vụ là 500 hộ), các hộ trồng hoa tiêu biểu ở xã Xuân Thọ như hộ ông Đặng Lanh, Lê Minh, Nguyễn Hữu Trí,Trần Ngà... là những người trồng hoa tiêu biểu. Xuân Thọ còn là nơi có kinh nghiệm trồng chuyên canh cà rốt với khoảng 70 ha tại thôn Lộc Quý và Đa Quý có nhiều hiệu quả.

Cho đến nay, trải qua gần 100 năm, Đà Lạt – Lâm Đồng đã trở thành một vùng nông nghiệp đặc thù của cả nước, là trung tâm cung cấp những sản phẩm rau hoa ôn đới duy nhất của khu vực phía Nam cho thị trường tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu hoa của Đà Lạt chiếm 80% thị phần xuất khẩu hoa của cả nước, nhưng sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 11% so với thị trường tiêu thụ nội địa.

Quy mô nhà vườn

Như được đề cập bên trên, Lâm Đồng đang phát triển mô hình du lịch mới – du lịch nông thôn gắn với sản phẩm đa dạng từ hoa, rau, trà, cà phê đến lụa tơ tằm. Tuy nhiên mô hình hoạt động này vẫn còn hạn chế do mới phát triển và quy mô còn nhỏ lẻ.

Bảng 2.4 Thông tin tổng hợp về hệ thống cơ sở tại 4 làng hoa Tiêu chí Kết quả khảo sát bảng hỏi n = 103

Hình thức sở hữu

Hộ cá thể: 88,3% Hợp tác xã: 1% Liên doanh: 1,9%

Doanh nghiệp tư nhân: 4,9% Trách nhiệm hữu hạn: 1,9% Cổ phần:1,9%

Diện tích Từ 0,1 ha đến 40 ha Khoảng cách từ

trung tâm Đà Lạt Từ 2,5 km đến 20km

Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả, 2017

Đa phần, các làng hoa khu vực Đà Lạt hoạt động theo hình thức sở hữu hộ cá thể (chiếm trên 80%) nên diện tích dưới 2 ha chiếm 88% tổng thể, diện tích lớn nhất 40 ha thuộc sở hữu của hợp tác xã và nhỏ nhất là 0,1 ha thuộc sở hữu hộ cá thể. Gần 100% nhà vườn dành toàn bộ quỹ đất cho canh tác các sản phẩm nông nghiệp. Sự đa dạng về quy mô của các hộ gia đình, trang trại là điểm mạnh trong khai thác du lịch nông trại, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của thị trường, đồng thời là tiềm năng để phát triển đa dạng các loại hình trong phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt.

Hình 2.9 Quy mô diện tích trang trại tại các làng hoa khu vực Đà Lạt (n=103)

88% 8%

4%

Với những mô hình trang trại nhỏ có thể phát triển theo ý tưởng cá nhân của chủ vườn, tạo nên những điểm khác biệt, với những trang trại quy mô lớn thuộc các doanh nghiệp và hợp tác xã có thể tạo ra những loại hình du lịch tổng hợp như tham quan, mua sắm, nghỉ dưỡng, trải nghiệm các hoạt động của người nông dân...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)