6. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn
Phát triển du lịch nông thôn cụ thể là các nhà vườn tại Đà Lạt là một hướng đi rất nhiều triển vọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong điều kiện nhiều loại hình du lịch khác tại Đà Lạt có xu hướng bão hòa. Dựa trên những quan điểm phát triển, chiến lược phát triển, định hướng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng kết hợp với quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, xâm nhập thực tế học viên xin đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt như sau:
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch tài nguyên DLNT
Du lịch nông thôn mà đặc biệt là nhà vườn đang là một trong những khuynh hướng quan trọng, hấp dẫn của thế giới. Đây là một loại hình du lịch hiện có nhiều tiềm năng và triển vọng để khai thác. Chính vì vậy, việc quy hoạch cụ thể các loại cây trồng chính tại các làng hoa để mỗi làng hoa sẽ có những đặc trưng riêng không bị trộn lẫn và tránh sự trùng lặp trong phát triển DLNT. Ngoài ra, việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch nông thôn theo hướng trải nghiệm cũng rất quan trọng:
Trải nghiệm nghỉ dưỡng gồm những hoạt động như cảm nhận những vất vả, trải nghiệm cuộc sống bình dị ở nông thôn, sự khác nhau về mùa vụ, cảnh vật, văn hóa, cũng tạo cho những hình ảnh cuộc sống nông trại, môi trường tự nhiên, cùng tham gia làm các sản phẩm của trang trại, nông trại, cùng tham gia trồng cây, hoa và lắng nghe người dân giải thích để khách không chỉ hiểu về cuộc sống của người nông dân mà còn hiểu về một số kiến thức làm vườn.
Trải nghiệm hương vị sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc địa phương trong việc chuẩn bị, tự tay trồng, hái và chế biến nông sản.
Khám phá kiến thức mới, du khách có thể cảm nhận thấy tâm lý cuộc sống của người chủ nông trại, về sự thoải mái và ấm cúng trong khi trú ngụ ở các ngôi nhà của họ. Nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp như giống, cách trồng, mùa vụ,…
Từ các trải nghiệm trên, học viên đề xuất các hoạt động trải nghiệm tại đó như sau: chụp ảnh, ngắm hoa, tham quan; tham gia cuốc đất, chọn giống, làm cỏ, bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành, thu hoạch hoa, bảo quản, đóng thùng. Du khách được tham gia như những người trồng hoa thực sự; du lịch homestay: sinh hoạt trong gia đình, cùng nấu ăn, cùng ở, cùng tham gia sản xuất, sinh hoạt trong không gian gia đình; cho thuê đất để trồng; chăm sóc, chẳng hạn phục vụ cho đối tượng khách là học sinh, sinh viên, gia đình, hoặc các công ty; tăng thêm giá trị sử dụng hoa như dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe từ hoa như đắp mặt nạ, tắm thư giãn trong bồn hoa, spa, sử dụng các tinh dầu từ hoa; tham gia thu hoạch và chế biến hoa khô, sáng tạo các sản phẩm làm từ hoa, nghệ thuật cắm hoa, hướng dẫn du khách cắm hoa; đi bộ trong làng hoa, chụp ảnh cưới; đạp xe đạp đôi quanh làng theo những cung đường quanh co, ngoằn ngèo; hít thở không khí đêm trong làng hoa với tiếng côn trùng rỉ rả; cắm trại...
Đề xuất hướng khai thác các tour, tuyến DLNT, vẫn duy trì các tour tuyến du lịch nông trại của nhà vườn theo các hướng mà đề tài đã nghiên cứu chỉ ra sau đây, bởi đây là hướng khai thác theo các trục giao thông chính của Đà Lạt với vùng phụ cận và liên vùng.
3.2.2. Giải pháp về phát triển cộng đồng dân cư
Phát triển DLNT phải gắn liền với lợi ích phát triển cộng đồng. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân và là đòn bẩy kinh tế nhằm khôi phục và phát triển các hoạt động sản xuất truyền thống của địa phương, kích thích kinh tế tăng trưởng.
Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng, là chủ thể của hoạt động DLNT tại địa phương nên phải chủ động trực tiếp cung ứng dịch vụ cho các hoạt động DLNT. Cần có chính sách du lịch ưu tiên, đưa về từng hộ nông trang trại. Điều này sẽ giúp cho du khách có những trải nghiệm thực sự thú vị với quan hệ sản xuất của địa phương mà không hề có sự gò bó cứng nhắc, mang lại không chỉ giá trị vật chất mà cả giá trị tài sản văn hóa vô hình.
3.2.3. Giải pháp về ban hành các cơ chế chính sách phát triển DLNT
- Đối với UBND tỉnh:
Phải có cơ chế chính sách đồng bộ khuyến khích việc khai thác tiềm năng DLNT. Điều này được thể hiện trong văn bản của ƯBND tỉnh, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và môi trường. Có thể tiến tới cấp giấy phép kinh doanh DLNT cho các trang trại và có quy định pháp lỹ rõ ràng về DLNT, tạo điều kiện tốt cho các nhà vườn cam kết về chất lượng với chính quyền địa phương và với khách hàng. Có như vậy thì DLNT sẽ tạo ra được sự bứt phá cho hoạt động du lịch nông nghiệp tại địa phương.
Đề xuất với UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các ngành địa phương trong việc cùng chung tay phát triển DLNT như:
Chỉ đạo Sở Văn hóa thông tin và truyền thông xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến quàng bá trong và ngoài nước đối với các nông trang trại du lịch. Ví dụ ngoài quảng bá trên các Website chính thức về du lịch, các báo, tạp chí địa phương thì cần mở rộng liên kết quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như tạp chí du lịch online, tạp chí Nhịp cầu doanh nghiệp kết nối với Singapore, các trang mạng xã hội như facebook, twister, youtube... bởi đây là các kênh thông tin được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Chỉ đạo Sở nông nghiệp và phát triền nông thôn tạo môi trường thuận lợi với những cơ chế cụ thể có tính khuyến khích để các hộ dân, các hợp tác xã (chẳng hạn
nghiệm, đào tạo). Điều này rất có ý nghĩa bời các hộ dân đã có đất đề sản xuất nông nghiệp nhưng sản xuất để hướng tới đáp ứng thị trường thì chưa thực hiện tốt được. Do đó cần công tác định hướng từ các cơ quan chủ quản để sự gắn kết giữa nông nghiệp và du lịch được bền vững. Sở cần hỗ trợ cho các hộ nông dân về giống, quy trình kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, định hướng cho các hộ tiếp cận các nguồn quỹ như quỹ khuyến nông,...
Chỉ đạo Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch trong việc tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các hộ nông trang trại. Đây là nội dung khá khả thi bởi hàng năm Sở đều thực hiện việc tập huấn nghiệp vụ đến các cơ sở cung ứng du lịch. Mở rộng đối tượng tập huấn để nâng cao chất lượng phục vụ cho ngành du lịch và rất cần thiết, đặc biệt đối với lao động nông thôn..
Cần tạo ra các diễn đàn hơp tác giữa ngành nông nghiệp và ngành du lịch để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các trang, nông trại với các công ty du lịch để cùng nhau phát triển các sản phẩm DLNT đặc sắc.
- Đối với địa phương chủ quản
Khuyến khích chủ các trang trại nông trại có quy mô diện tích sản xuất lớn tham gia vào phục vụ DLNT.
Các nông hộ tham gia hoạt động phục vụ du lịch sẽ được cơ quan quản lý chủ quản cấp giấy chứng nhận trên cơ sở đáp ứng được những tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp và du lịch. Các nông hộ sẽ được ký bản cam kết về sản xuất nông nghiệp và làm nông nghiệp - dịch vụ, cam kết bảo vệ môi trường tự nhiên. Nếu làm được điều này sẽ là cơ sở rất quan trọng mang lại lợi ích bền vững cho các chủ thể tham gia vào hoạt động DLNT.
Xây dựng những văn bản cụ thể hướng dẫn thực hiện giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
Có sự phối hợp trong tuyên truyền, quảng cáo, quản lý, kiểm soát chất lượng và xử lý vệ sinh môi trường giữa các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các nông hộ.
Thực hiện nghiêm chỉnh "Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành du lịch" được Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành tháng 7/2003 và điều 15,16 chương II Tài nguyên Du lịch cùa Luật du lịch Việt Nam
3.2.4. Giải pháp về xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu DLNT
Các nông hộ có thể liên kết thành lập một website chuyên về du lịch nhà vườn với các nội dung thông tin đầy đủ về: quy mô trang trại, lĩnh vực hoạt động sản xuất, các sản phẩm du lịch nông nghiệp, homestay, địa điểm, phong cách phục vụ. Hoặc các trang trại, nông trại có thể liên kết với các văn phòng du lịch, đại lý du lịch, các công ty lữ hành, nhà hàng — khách sạn trong và ngoài tỉnh để thu hút nguồn khách.
Quảng bá thông tin về du lịch nhà vườn trên các website của Lâm Đồng, Đà Lạt, đài truyền hình, tạp chí, báo, hội thảo, hội nghị. Đây là những phương pháp truyền thống, nhưng hiệu quả đã được chứng minh trong rất nhiều lĩnh vực.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần thiết kế xây dựng và phát hành brochure giới thiệu về du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt. Ngoài ra cần phát hành rộng rãi phim tư liệu về du lịch nông thôn đặc biệt là các nhà vườn. Những hình thức này cần được phổ biến ở tất cả các văn phòng, đại lý du lịch, các điểm tham quan, các khách sạn nhà hàng, điểm mua sắm, vui chơi giải trí. Tiến tới thành lập trung tâm du lịch nông dân Đà Lạt, đây sẽ là địa chỉ để du khách tiếp cận thông tin được nhanh chóng.
Thực hiện quảng bá trên youtube, hoặc dalat-easyrider.com.vn, hoặc các mạng xã hội khác có đông đảo lượng người dùng cập nhật. Chỉ cần nhấp chuột, youtube sẽ truyền tải thông tin về du lịch nông thôn rất sinh động và chân thực. Do đó cần chú trọng xây dựng nội dung quảng bá chân thực và sinh động.
vấn cho nhiều người khác tham gia vào du lịch nông thôn. Thực hiện quảng bá qua hướng dẫn của nhân viên nhà vườn, qua giá trị cây trồng và nông sản,...