6. Kết cấu của luận văn
1.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch nông thôn trên thế
1.3.1. Mô hình phát triển DLNT tại thành phố Sagae, tỉnh Yamagata
Tỉnh Yamagata là khu vực nông nghiệp chủ yếu của Nhật, được biết đến là vùng sản xuất trái cây lớn thứ 2 Nhật Bản. Trong đó, thành phố Sagae là nơi khai sinh ra du lịch nông thôn tại Nhật với sản phẩm nông nghiệp là anh đào, lê, rau rừng. Tuy ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng kết quả của những nỗ lực cho sự phát triển du lịch nông thôn là số lượng khách du lịch vào những năm 1980 là 50
có 400 nông hộ du lịch thì thành phố Sagae chiếm đến 300 nông hộ kinh doanh du lịch nông nghiệp.[18, tr.211]
Cụ thể, trước đây Sagae chỉ có quả anh đào là nông sản chính, tuy nhiên hiện nay thành phố đã tăng sản xuất dâu tây, đào, nho, táo, gạo và các loại rau xanh.
Để xây dựng DLNT, thành phố Sagae đã hình thành tổ chức liên ngành mang tên « Hiệp hội xúc tiến du lịch Sagae». Tổ chức này có sự tham dự của cả chính quyền, người nông dân, các doanh nghiệp du lịch, thực phẩm, vận tải, nghỉ dưỡng. Các đơn vị tham gia liên kết nỗ lực trong công tác tiến hành mời đón khách đến với thành phố Sagae, tiếp nhận đặt phòng, lên kế hoạch du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ của vùng du lịch.[18, tr.211]
Bài học DLNT của Sagae có thể rút ra được chính là: Liên kết các nông hộ thành một thể thống nhất.
Chính quyền địa phương hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.
Tập hợp nguồn nhân lực chuyên môn cho cả nông nghiệp và du lịch.
1.3.2. Một số mô hình phát triển DLNT tại Việt Nam
Bảng 1.2. Một số điển hình phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam
Tên làng
Trước khi phát triển DLNT
Kết quả sau phát triển DLNT Lợi ích cho cộng đồng dân cư Đường Lâm, Hà Nội - Hoạt động du lịch tự phát của một vài hộ dân, không có ban quản lý du li ̣ch (BQL DL), không thống kê được số lượng du khách.
- Thành lập BQL DL Đường Lâm, kiểm soát và thống kê đầy đủ lượng khách. - Lập bản đồ du lịch, tuyến du lịch trong tờ rơi phát cho du khách - Lượng du khách tăng dần hàng năm, 2012:
- Phí tham quan được tái đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng.
- Thu nhập từ du lịch của các hộ dân làm du lịch tăng lên: có hộ tăng gấp đôi, có hộ tăng 10 lần. Vệ sinh môi trường được cải thiện.
- Du khách thiếu thông tin du lịch đầy đủ của cả làng. - Lượng du khách ít, lẻ tẻ. - Thu nhập từ du lịch không đáng kể. Vệ sinh môi trường không được chú ý. - Không thu phí tham quan.
- Nguy cơ không thể bảo tồn lối sống và các công trình kiến trúc cổ do người dân tự ý cải tạo
- Các sản phẩm đặc sản (chè Kho, chè Lam, kẹo Lạc, kẹo Dồi,…) không nhãn mác, không chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), sản xuất cầm chừng. trên 70 nghìn lượt đến 2013: trên 100 nghìn lượt - Thu nhập từ du lịch của các hộ dân làm du lịch tăng lên: có hộ tăng gấp đôi, có hộ tăng 10 lần. Vệ sinh môi trường được cải thiện.
- Thu phí tham quan
- Công tác trùng tu di sản thành công với sự hỗ trợ của các chuyên gia, 5 công trình trùng tu đạt giải bảo tồn Di sản Văn hóa Châu Á – Thái Bình Dương 2013. - Các sản phẩm hiện có nhãn mác, có bao bì sản phẩm đẹp, chứng nhận VSATTP, được in trên bản đồ du lịch, lượng sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh. - Người dân có nhà cổ được hỗ trợ cả kinh phí và kĩ thuật để trùng tu nhà cổ. - Hộ làm dịch vụ ăn uống được tập huấn về ẩm thực, vệ sinh, xếp hạng nhà hàng nông gia. - Qua cuộc thi Sản vật Đường Lâm, nâng cao ý thức người dân về thiết kế đóng gói và chất lượng sản phẩm. Thu nhập từ việc bán các đặc sản tăng, mở rộng thị trường tiêu thụ, dần xây dựng được thương hiệu trên thị trường.
- Có bãi đỗ xe, hạn chế phương tiện lưu thông trong làng, cải thiện môi trường làng.
Thừa Thiên Huế - Suy thoái cộng đồng nông thôn, lớp trẻ ly hương - Người dân ly hương bỏ nhà trống - Các công trình kiến trúc bị xuống cấp - Lớp trẻ tham gia dịch vụ du lịch tăng lên, sinh khí trở lại với làng. - Nhà cổ bỏ trống được đầu tư thành Trung tâm thông tin du lịch - Các công trình kiến trúc cổ được nâng cấp, trở thành điểm tham quan cho du khách lịch (năm 2012 đón 540 khách, tổng lợi nhuận sau thuế thu được hơn 100 triệu đồng).
- Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư: bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, đường đi lại giữa các điểm cung cấp dịch vụ du lịch
- Các hộ nông dân tham gia du lịch có thêm thu nhập, lợi nhuận từ du lịch được phân chia theo quy chế từ BQL DL Phước Tích Thanh Toàn, Thừa Thiên Huế - Đã có khách tham quan, chủ yếu là khách theo tour của các Responsible Travel Group (RTG), số lượng hạn chế - Chỉ một số hộ dân được chọn cung cấp dịch vụ ăn uống và homestay có lợi ích. - Các công ty du lịch đã xây dựng nhiều tour du lịch và bắt đầu gửi khách về. - Thành lập BQL DL, các nhóm dịch vụ du lịch. - Chính quyền và người dân địa phương chủ động phối hợp trong các hoạt động và dịch vụ du lịch
- Du lịch mang lại lợi nhuận cho nhiều người hơn, cụ thể là các hộ dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch.
- Người dân tham gia phát triển sản phẩm du lịch, cung cấp dịch vụ du lịch một cách chủ động
- Tài nguyên du lịch chưa được khai thác hết - Hạn chế thông tin dịch vụ du lịch cho khách du lịch đi lẻ. - Bản đồ Du lịch Thanh Toàn do BQL DL sử dụng quảng bá với các công ty du li ̣ch và phát cho khách tham quan
Đông Hòa Hiệp, Tiền Giang - Đã có khách đến tham quan nhà cổ - Chỉ một vài hộ dân trong làng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch. - Điểm tham quan giới hạn: nhà ông Kiệt, ông Ba Đức. - Chỉ một bộ phận người dân có lợi ích từ du lịch
- Hỗ trợ người dân khởi nghiệp dịch vụ du lịch: Đưa thêm nhiều nhà cổ vào khai thác, phục vụ du khách. - Xây dựng thành bản đồ du lịch, catalogue giới thiệu về làng cổ. - Tổ chức FAM tour dành cho các công ty du lịch Việt Nam và Nhật Bản. - Tổ chức lễ hội du lịch Cái Bè – Đông Hòa Hiệp góp phần quảng bá du lịch cho làng. - Cơ sở hạ tầng được nâng cấp giúp khách dễ dàng tiếp cận điểm đến: cầu du lịch, đường, bến thuyền, cầu tàu vào các nhà cổ.
- Môi trường thiên nhiên được cải thiện.
- Ý thức bảo vệ, xây dựng cảnh quan của người dân được nâng cao - Lợi ích từ du lịch, lợi nhuận về kinh tế phân chia cho nhiều người hơn
Nguồn: Tổng hợp từ “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam”
Quá trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng vùng nông thôn để phát triển du lịch cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố và nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng. Trong đó, cần tham khảo
chính quyền địa phương trong vấn đề quản lý, phát triển các hoạt động, dự án đầu tư, quản lý lượng khách đến địa phương khi hoạt động du lịch nông thôn bắt đầu được triển khai nhằm đảm bảo vấn đề an ninh, môi trường du lịch an toàn, bảo vệ môi trường vùng nông thôn trong dự án,…Ý kiến đóng góp, thái độ và mong muốn của chính cộng đồng cư dân vùng nông thôn sẽ tiến hành khai thác hoạt động du lịch. Đây chính là ba nhân tố quan trọng quyết định sự vận hành thành công của loại hình DLNT.
Cần tìm kiếm sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong vấn đề pháp lý, các cơ chế chính sách, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, đào tạo, xúc tiến du lịch, phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch. Sự hỗ trợ cần tạo ra cho các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh loại hình DLNT, cho cộng đồng cư dân và cho cả khách du lịch.
Những hạn chế cần khắc phục: Ở các quốc gia nông nghiệp tìm kiếm sự phát triển từ loại hình DLNT trong đó có Việt Nam vẫn còn tồn đọng các vấn đề về: hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch, các thiết bị, đồ dùng, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống nước sạch, điện, mạng lưới thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu du khách về số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ.
Sự xung đột văn hóa giữa cư dân bản địa và khách du lịch vẫn còn xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình xúc tiến DLNT. Hiện tượng suy giảm, xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống bản địa của cư dân, hiện tượng lai căn, dị biến của các lễ hội gây ảnh hưởng đến giá trị truyền thống của vùng nông thôn. Đi ngược lại với tiêu chí phát triển ban đầu khi tiến hành phát triển loại hình du lịch nông thôn tại các địa phương,… Nhận thức được các hạn chế, khuyết điểm cũng như các bài học kinh nghiệm phát triển DLNT trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ giúp loại hình DLNT khu vực Đà Lạt khắc phục các yếu kém, sai sót. Dần hoàn thiện loại hình du lịch mới này, mang lại hiệu quả và các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho các bên tham gia.
* Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 luận văn đã thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất đó là: hệ thống hóa và nêu lên một cách khái quát về cơ sở lý luận của DLNT, cơ sở lý luận về phát triển DLNT. Hệ thống cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng khoa học để luận văn tiến hành nghiên cứu thực tế tại địa phương.
Trong phần cơ sở lý luận về DLNT đã nêu ra các định nghĩa từ các nhà nghiên cứu DLNT trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó nhận biết được các đặc điểm riêng biệt cũng như hệ thống hóa các loại hình DLNT, những lợi ích từ hoạt động DLNT và đúc rút ra các tác động đến môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội của du lịch đến vùng nông thôn.
Trong phần cơ sở lý luận về phát triển DLNT tập trung xác định các điều kiện cần có cũng như các bên liên quan khi tham gia hoạt động DLNT bao gồm tài nguyên du lịch, công đồng dân cư, cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ chế chính sách của địa phương. Từ đó làm nền tảng và hướng phân tích nghiên cứu tiếp theo khi ứng dụng cơ sở lý luận về DLNT trong thực tiễn phát triển mô hình DLNT tại Đà Lạt.
Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày một cách khái quát về lịch sử hình thành, tiềm năng, sự cần thiết và các bài học kinh nghiệm về loại hình DLNT khi áp dụng tại Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. Làm kim chỉ nam để tác giả vận dụng phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển loại hình DLNT tại Đà Lạt.
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN KHU VỰC ĐÀ LẠT