Hoạt động du lịch tại Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về Đà Lạt và du lịch của Đà Lạt

2.1.3. Hoạt động du lịch tại Đà Lạt

2.1.3.1. Lượng khách du lịch và kết quả kinh doanh

Việc tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng diễn ra khá sôi động, đặc biệt là ở thành phố Đà Lạt. Có thể dễ dàng nhận thấy, du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng luôn thể hiện sự tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng về lượt khách đạt từ 6,25% đến trên 11%/năm. Trong đó, lượng khách nội địa liên tục tăng cao, từ năm 2011 là 3345,8 ngàn lượt khách đến năm 2016 đạt tới 5130

năm 2011 đã đạt 270 ngàn lượt vào năm 2016. Nhờ đó, doanh thu từ du lịch cũng đạt 9700 tỷ đồng trong năm 2016.

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 - 2016

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM

2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lượng khách Ngàn lượt 1560,9 3115 3527 3937 4300 4800 5100 5400 Khách quốc tế Ngàn lượt 100,6 163,5 181,2 200,6 228,5 249,7 220 270 Khách nội địa Ngàn lượt 1460,3 2951,5 3345,8 3736,4 4071,5 4550,3 4880 5130 Thời gian lưu

trú bình quân

Ngày 1,06 1,9 2,04 2,19 2,13 2,05 2,42 2,38 Doanh thu Tỷ đồng 1265 5050 6000 6690 7740 8640 9180 9700

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng 2016

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít; quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt là trật tự, vệ sinh môi trường các khu, điểm du lịch còn hạn chế.

Lượng khách quốc tế tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với khách nội địa. Năm 2016, lượng khách quốc tế là 270 ngàn lượt, chiếm 5% trong tổng lượng khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng. Trong khi đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 10.012.735 lượt khách. Tức là, lượng khách quốc tế đến Đà Lạt chỉ chiếm có 2,6% trong tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là tỉ lệ rất thấp nếu so sánh với các trung tâm du lịch tương đương tại Việt Nam. Ngày lưu trú bình quân tại Đà Lạt có xu hướng chững lại và giảm trong hai năm trở lại đây. Đây là dấu hiệu cho thấy du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng chưa có giải pháp bứt phá để níu chân du khách. Một trong những nguyên nhân là hệ thống sản phầm du lịch còn chưa phong phú, đặc biệt là những sản phẩm lữ hành, vui chơi giải trí, những sản phẩm sẽ giúp kéo dài thời gian lưu trú và gia tăng mức chi tiêu của du khách.

2.1.3.2. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch đang khai thác

Với nguồn tài nguyên phong phú, từ lâu Đà Lạt - Lâm Đồng đã trở thành một thương hiệu du lịch quen thuộc đối với du khách trong và ngoài nước.

Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng miền núi được xem là sản phẩm du lịch đặc thù và có sức hấp dẫn du khách lớn nhất khi đến với Đà Lạt - Lâm Đồng. Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đà Lạt - Lâm Đồng được xác định là một trong những trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quan trọng của cả nước. Đà Lạt là một cực du lịch quan trọng trong tam giác phát triển du lịch của vùng du lịch phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh - Ninh Chữ - Đà Lạt, Đà Lạt - Ninh Chữ - Nha Trang... trong đó, Đà Lạt nắm giữ vai trò là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng miền núi.

Các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tập trung chủ yếu tại các khu vực: Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà; khu vực Đankia – Đà Lạt; khu vực hồ Tuyền Lâm với các dịch vụ nghỉ dưỡng thông thường hoặc kết hợp như: dịch vụ nghỉ dưỡng chuyên sâu về trị liệu, điều dưỡng và chăm sóc, phục hồi sức khỏe và sắc đẹp, dịch vụ tham quan vườn, du lịch nghiên cứu động thực vật, thảm thực vật...

Du lịch gắn với rau và hoa: Tại hội thảo cấp cao ASEAN - Nhật Bản về du lịch gắn với hoa do Tổng cục Du lịch Việt Nam, Ban thư ký ASEAN và Cơ quan du lịch Nhật Bản (thuộc Bộ Lãnh thổ, Hạ tầng Giao thông Nhật bản) tổ chức tại Đà Lạt nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt 2005, Đà Lạt đã xác định cho mình du lịch gắn với rau và hoa là sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh cao.

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã có 25 khu, điểm tham quan (trên tổng số 35 khu, điểm tham quan du lịch toàn tỉnh Lâm Đồng) được đầu tư và khai thác kinh doanh. Trong số đó, có trên 10 khu, điểm du lịch xác định hoa là sản phẩm tham quan chủ đạo để phục vụ du khách như tại: công viên hoa Đà Lạt, vườn hoa Minh Tâm, Đồi Mộng Mơ, Thung lũng Tình yêu, hồ Than Thở, vườn sinh thái Thung

viên hoa Đà Lạt cũng chính là điểm tham quan thu hút khách nhiều nhất trong toàn tỉnh Lâm Đồng, với mỗi năm đón và phục vụ trên 500 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng lãm hoa Đà Lạt.

Từ năm 2006, ngành du lịch Lâm Đồng đã xây dựng đề án “khôi phục, nâng cấp môi trường cảnh quan thành phố Đà Lạt” mà nội dung chính là mang lại cho Đà Lạt hình ảnh thành phố hoa đúng nghĩa, với cảnh quan thiên nhiên hài hoà với sự phát triển của đô thị. Trên thực tế, nhiều giải pháp của đề án đã được thực thi và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận như việc chỉnh trang lại không gian quanh hồ Xuân Hương với định hướng chủ đạo là các công viên hoa, hình thành các con đường hoa như đường Mai Anh Đào, Mimoza, trồng hoa và cây xanh theo chủ đề trên các tuyến phố, tuyến giao thông quan trọng của Đà Lạt, tạo các tiểu cảnh và tiểu công viên trong nội ô thành phố nhằm hấp dẫn du khách.

Ngoài ra, tại Đà Lạt – Lâm Đồng cũng còn một số loại hình sản phẩm du lịch khác như: Du lịch văn hóa, lễ hội; Du lịch hội nghị hội thảo (MICE); Du lịch thể thao mạo hiểm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)