Tài nguyên du lịch phục vụ phát triển DLNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 49 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Điều kiện phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt

2.2.1. Tài nguyên du lịch phục vụ phát triển DLNT

Tháng 6 năm 1893, bác sĩ, “nông học gia uyên bác” Alexandre Yersin thám hiểm ra cao nguyên LangBian và ý tưởng xây dựng vùng đất này thành nơi nghỉ dưỡng cho người Pháp mà ngày nay chúng ta có tên Đà Lạt. Năm 1898, trạm nông nghiệp được thành lập với những khu vườn rau cải do ông Missigbrod chịu trách

người Pháp sinh sống tại cao nguyên LangBian.[35] Từ đó cho đến nay, các loại nông sản đã tăng lên và thay đổi rất nhiều, trở thành những làng nghề truyền thống được UBNN tỉnh Lâm Đồng công nhận.

Du lịch nông thôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện ở Đà Lạt, đó là hệ thống sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với các sản phẩm tiêu biểu là rau và hoa. Tuy nhiên, đối với phát triển DLNT, tài nguyên du lịch gắn với rau và hoa chính là hệ thống các làng nghề nông nghiệp.

Theo kết quả điều tra khảo sát của Ngành Nông nghiệp & PTNT phối hợp các phòng, ban các huyện, thành phố, các xã và các cơ sở ngành nghề, làng nghề tính đến tháng 9 năm 2016, toàn tỉnh Lâm Đồng có 29 làng nghề (18 làng nghề truyền thống; 11 làng nghề), thì Đà Lạt có 4 làng nghề truyền thống và đều là các làng hoa:

- Làng nghề truyền thống Làng hoa Thái phiên, phường 12, TP Đà Lạt. - Làng nghề truyền thống Làng hoa Hà Đông, phường 8, TP Đà Lạt. - Làng nghề truyền thống Làng hoa Vạn Thành, phường 5, TP Đà Lạt. - Làng nghề truyền thống Làng hoa Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt. Theo số liệu thống kê từ Hội Nông dân thành phố Đà Lạt, hàng năm, các làng hoa cung ứng cho thị trường trên 650 triệu cành. Giá trị thu hoạch bình quân từ trồng hoa của nông dân thành phố Đà Lạt đạt 800 triệu đồng/ha/năm. Việc ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy, phát triển các làng hoa. Một số mô hình canh tác hoa chất lượng cao đạt giá trị sản xuất từ 1 - 3 tỷ đồng/ha/năm. Tuy vậy, hiện nay, hàng năm các làng hoa mới chỉ đón khoảng 10.000 lượt du khách đến tham quan, học tập mô hình canh tác hoa. Con số này là không cao so với sự phát triển du lịch nói chung ở Đà Lạt.

2.2.1.1 Cảnh quan tự nhiên các làng nghề

Vị trí địa lý và địa hình của các làng hoa tại Đà Lạt là khác nhau cùng với việc cải tạo và quy hoạch khu vực canh tác cũng khác nhau dẫn đến cảnh quan tại các làng hoa mà cụ thể là các nông trang trại đều có nét riêng biệt, đa dạng và hấp dẫn. Các

canh tác theo triền dốc với ruộng bậc thang sẽ là những điểm nhấn trong các sản phẩm DLNT tại nhà vườn, tạo dấu ấn riêng và tính hấp dẫn khách.

Qua khảo sát thực địa, một số nhà vườn đã có ý thức đầu tư cải tạo cảnh quan để thu hút khách du lịch vừa tạo hình ảnh đẹp về nhà vườn. Ngoài cảnh chính thường thấy là các các nhà kính, nhà lưới với hệ thống rau hoa đa dạng bên trong thì có 2 công ty còn đào thêm hồ vừa chứa nước vừa tạo cảnh quan sinh động. Việc chọn lựa loại nhà kính, nhà lưới phù hợp, có thẩm mỹ cũng làm tăng thêm giá trị về mặt cảnh quan, tuy nhiên lại đòi hỏi một lượng vốn lớn, dẫn đến chỉ có các công ty lớn có sự đầu tư của nước ngoài mới đáp ứng được điều này.

Hình 2.3 Nhà kính rực rỡ về đêm tại làng hoa Thái Phiên

Hình 2.4 Trang trại hoa cúc tại làng hoa Xuân Thành

Nguồn: ảnh của Nguyễn Tất Thắng

Tuy nhiên không phải lúc nào du khách cũng có thể tiếp cận được các trang, nông trại này vì họ không mở cửa phục vụ khách tham quan mà mục đích chính là cung cấp hoa, rau và các loại nông sản cho thị trường trong và ngoài nước. Một điểm cần lưu ý nữa là hoa Đà Lạt chủ yếu cắt cành nên du khách hầu như hiếm có thể thấy được những nhà vườn rực rỡ hoa với số lượng lớn mà thường chỉ thấy hoa đang nụ hoặc các giai đoạn phát triển khác. Điều này cũng làm giảm khả năng khai thác du lịch của các nhà vườn trồng hoa nếu khách đến mà không có hoa. Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục nhược điểm này bằng nhiều hình thức như cho khách tham gia vào các hoạt động chăm sóc và chế biến hoa.

2.2.1.2. Các loại cây trồng tại các làng nghề

Ở 4 làng hoa mà tác giả khảo sát, các loại cây trồng ở đây khá phong phú và đa dạng. Trong đó, hoa chiếm tỉ lệ cao nhất với 71,9%. Hiện nay, các trang trại, nông

ty Dalat Hasfarm và Rừng Hoa Đà lạt đều ở phường 8, thuộc làng hoa Hà Đông; Vườn lan Ysa-orchid làng hoa Thái Phiên, Công ty TNHH Linh Ngọc thuộc làng hoa Xuân Thành…

Hình 2.5 Các loại cây trồng chính tại các trang trại (n=103)

Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả, 2017

Về rau, Đà Lạt trồng chủ yếu là các loại rau ôn đới chiếm đến 15% như các loại sa – lát, khoai tây, súp – lơ, cà –rốt, bắp cải, cải thảo, ớt ngọt, cà chua,… Một số loại rau đã trở thành thương hiệu như curon, khoai tây, cà rốt, cà chua, hành tây... rất được ưa chuộng trên thị trường trong nước và thường trở thành những sản phẩm du khách mua về làm quà vào cuối chuyến đi. Hiện nay có nhiều nhà vườn đang đi theo hướng trồng rau sạch và an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế và Việt nam như rau hữu cơ Organik, An Phú Lucue, Xuân Hương; rau theo tiêu chuẩn GlobalGap như Lang Biang Farm, Dalat Gap… Nhiều giống rau mới cũng được nhập về trồng tại các làng hoa này tạo thêm sức hút về rau quả ôn đới.

Đặc biệt, dâu tây là sản phẩm có sức hút cao với các trang, nông trại chiếm 7% và hiện nay đang được trồng nhiều tập trung tại làng hoa Hà Đông phường 8 với nhiều

71% 15%

7% 6%

1%

vườn chuyên trồng dâu đã đưa vào khai thác du lịch và mang lại hiệu quả cao như Biofresh, Hiệp Lực, Đa Phú, Bà Lan…

2.2.1.3. Các nông sản chế biến của nhà vườn tại các làng hoa

Nông sản tại các nhà vườn Đà Lạt rất đa dạng, phong phú và mang tính đặc trưng cao.

Hình 2.6 Sản phẩm qua chế biến tại các nhà vườn (n = 103)

Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả, 2017

Biểu đồ thể hiện hệ thống các sản phẩm chế biến tại nhà vườn. Đa số vẫn là các sản phẩm tươi đóng gói như rau, củ, quả tươi đóng gói, hoa tươi cắt cành và đóng gói. Sản phẩm này là sản phẩm chính của 84,3 % các nhà vườn khảo sát. Điều này cũng thể hiện công nghệ chế biến sau thu hoạch của Đà Lạt còn chưa cao. Chính vì vậy, các nông sản chế biến chưa thật phong phú và chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ từ 1,3 % đến 4,5 %. Đáng chú ý, Đà Lạt có một số đặc sản chế biến như các loại mứt dâu, nước ép, rượu vang, các loại trà thảo dược. Những sản phẩm này đã tạo dựng được thương hiệu riêng và có kênh phân phối khắp cả nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Tuy nhiên,

84.3 1.3 1.3 4.5 1.9 6.7 0 20 40 60 80 100

Rau, hoa quả tươi đóng gói Rau hoa quả sấy khô Các loại mứt, bánh, kẹo Các loại nước ép, rượu… Quà lưu niệm khác

điều này lại không tạo nên được yếu tố đặc thù trong du lịch khi mà du khách có thể dễ dàng vào siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh hay Hà nội để mua trà atiso.

Các sản phẩm chế biến tại nhà vườn có thể xếp thành các nhóm sau:

- Nhóm rau, củ quả: Rau, củ quả bán tươi; rau, củ, quả sấy khô; rau củ quả đông lạnh. Khách du lịch vẫn ưa chuộng rau, củ quả bán tươi. Có thể kể tên một số đặc sản như dâu tây, dâu tằm, hồng, rau curon, atiso, bông cải, khoai tây, cà rốt,... - Nhóm sản phẩm từ hoa: hoa cắt cành, hoa lan, hoa chậu, cây cảnh, giống hoa, gỗ

lũa, hoa tươi mãi mãi, các sản phẩm chế biến từ hoa như túi thơm, tranh hoa khô, tranh hoa tươi...

- Nhóm sản phẩm đồ uống: các loại nước cốt (dâu tằm, dâu tây, chanh dây,...); các loại rượu vang, rượu mùi (vang đỏ, vang trắng, ...), các loại rượu thuốc (rượu sâm, rượu nấm,...); sữa

- Các loại mứt, kẹo hoa quả: mứt khô, mứt ướt đóng hộp, ...

- Các loại sản phẩm thủ công, mỹ nghệ: tranh hoa khô, hoa khô, nước hoa ...

Đáng chú ý, tại Đà Lạt đã có hình thành những nhà vườn chú trọng chế biến các sản phẩm riêng của mình ví dụ như các loại trà, các loại rượu vang, rượu thuốc, các thực phẩm chức năng, đồ thủ công mỹ nghệ như tranh hoa khô, hoa khô, nước hoa. Quy trình chế biến cũng đã bước đầu được mô phỏng và giới thiệu cho du khách như những giá trị tăng thêm cho sản phẩm chế biến của nhà vườn. Đây là những tín hiệu đáng mừng của việc phát triển DLNT khi mà du khách sẽ có cơ hội tham gia nhiều hơn vào quá trình sản xuất và chế biến nông sản của địa phương.

Như vậy, có thể thấy nông sản tại các nhà vườn rất phong phú, đa dạng về chủng loại mùa nào thức ấy, đáp ứng nhu cầu mua sắm, thưởng thức của du khách và là một trong những điểm hấp dẫn quan trọng của du lịch nông thôn tại Đà Lạt.

2.2.1.4. Phương thức sản xuất

Sự hấp dẫn đặc biệt cho nông nghiệp Đà Lạt cũng đến từ sự đa dạng các hình thức canh tác, quy mô và sản phẩm nông nghiệp. Đà Lạt có lịch sử phát triển nông nghiệp chưa lâu nhưng với tốc độ rất nhanh. Trong những năm gần đây, đã có sự

chuyển dịch mạnh mẽ trong phương thức sản xuất và tập quán nông nghiệp. Đại đa số các nhà vườn đã chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao hoặc kết hợp giữa canh tác truyền thống và công nghệ cao.

Hình 2.7 Hình thức canh tác của các nhà vườn (n=103)

Nguồn Số liệu phân tích của tác giả, 2017

Mặc dù hầu hết các nhà vườn ở Đà Lạt theo hướng công nghệ cao chỉ dừng lại ở việc đầu tư nhà kính và tưới béc phun tự động cho cây trồng, thì vẫn có những nhà vườn áp dụng hình thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao thực sự với quy mô lớn, quy trình khép kín.

Chẳng hạn như với những vườn dâu, sự đa dạng về quy mô và hình thức canh tác rất rõ nét, canh tác theo kiểu truyền thống như những vườn dâu bên đường Thánh Mẫu (phường 8, làng hoa Hà Đông), Tô Vĩnh Diện và Phan Đình Giót gần chợ La Sơn Phu Tử (làng hoa Vạn Thành) ... canh tác theo hình thức nhà kính tưới béc phun tự động như một số vườn trên đường Phù Đổng Thiên Vương (cạnh khu du lịch Đồi Mộng Mơ và Thung Lũng Tình Yêu), hoặc các vườn dâu giá thể chất lượng cao như Biofresh thuộc làng hoa Thái Phiên, mới đây là vườn dâu siêu sạch ứng dụng công

11%

50% 39%

Truyền thống

Nông nghiệp công nghệ cao Kết hợp

nghệ cao có tư vấn chuyên gia nước ngoài rất bài bản và khoa học, đẹp mắt của trang trại Langbiang’s Farm.

Hiện Đà Lạt cũng đã có nhiều vườn rau, hoa công nghệ cao đạt chuẩn quốc tế như Global Gap ở Langbiang’s Farm, chuẩn Organic ở Organik Farm, An Phu Lacue…

Nông nghiệp công nghệ cao cũng đang là xu thế tất yếu, và Đà Lạt là một trong những nơi đi đầu trong cả nước áp dụng công nghệ chính xác vào nông nghiệp, đơn cử thời gian gần đây là 18 dự án chủ yếu tập trung vào phát triển nông nghiệp: rau, hoa, dược liệu, công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao được tài trợ thông qua chương trình « Đổi mới sáng tạo hướng tới người có thu nhập thấp » do World Bank triển khai trên toàn quốc với số vốn 55 triệu USD và kết thúc vào năm 2018. Những trang trại này sẽ tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ cho nông nghiệp hiện tại và tương lai, đặc biệt Đà Lạt hoàn toàn có thể phát triển những vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao để những người có nhu cầu có thể tham quan, học hỏi mô hình, phương pháp và được chuyển giao công nghệ tương đương các nước trong khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu của nông dân muốn đổi mới và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đà Lạt cũng có thể định hướng phát triển trở thành một trung tâm đào tạo về nông nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của cả nước, từ đó tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp cũng như thu hút du khách và người học về nông nghiệp.

Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng dễ dàng được đa dạng hóa nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường và chia đều sức tải cho các nhà vườn.

Sự đa dạng đang có tăng tính hấp dẫn của nhà vườn đến với du khách nhưng cũng đòi hỏi sự linh họat và phù hợp trong việc phát triển các sản phẩm du lịch nhằm khai thác tối ưu các mặt mạnh cũng như hạn chế tối đa các điểm yếu của từng hình thức canh tác.

Mặt khác, một điểm hấp dẫn của những mô hình nông nghiệp công nghệ cao là giá trị kinh tế, canh tác trên một diện tích đất nhất định nhưng năng suất và giá trị kinh tế mà nông nghiệp cao cao hơn việc canh tác theo phương pháp truyền thống nhiều lần. Đơn giản như dâu tây hái tại vườn ở những vườn canh tác truyền thống chỉ có giá 100 000 đ/kg ở thời điểm có mức giá cao nhất và không ổn định thì dâu tây cùng chủng loại được trồng trong nhà kính theo phương pháp thủy canh hoặc giá thể luôn ổn định ở mức giá 250 000 đ/kg.

Những mô hình nhà vườn mang lại giá trị kinh tế cao sẽ gợi sự tò mò ở du khách, muốn tìm hiểu, đặc biệt những người đang có tiền nhàn rỗi cần tìm chỗ đầu tư. Qua đó du lịch nông nghiệp trở thành cầu nối giữa nhà cung cấp - người tiêu dùng, địa phương và nhà đầu tư.

Dẫu vậy, nông nghiệp truyền thống vẫn có những nét riêng rất hấp dẫn du khách như các loại rau rất đặc trưng của địa phương cho chất lượng hàng đầu cả nước là các loại cải, sa lát, cà rốt, khoai tây, khoai lang, cà chua… trồng rải rác khắp Đà Lạt cũng là những mảng màu rất hấp dẫn nếu được đưa vào khai thác phát triển du lịch nông thôn.

2.2.1.5. Các giá trị văn hóa khác tại làng hoa khu vực Đà Lạt

Thái độ ứng xử

Phần lớn các hộ gia đình được hỏi cho biết đã từng đón khách tham quan, và hầu hết họ đều rất vui vẻ và không cảm thấy phiền toái với sự có mặt của du khách tham quan, thậm chí còn vừa trả lời những câu hỏi từ du khách trong khi tay vẫn bận việc. Đây là sự thuận lợi lớn cho việc phát triển DLNT tại các nông trang trại, cho thấy sự sẵn sàng mở cửa đón khách.

Ngoài ra cách ứng xử và lối sống của đại bộ phận nhà nông Đà Lạt cũng rất được lòng du khách, đa số các du khách đã đến tham quan đều hài lòng với sự mến khách của các chủ trang trại, chỉ một số ít trả lời ở mức độ rất không hài lòng. Đây cũng là một điểm rất mạnh của nhà vườn Đà Lạt, hơn nữa nét văn hóa trong cách

muốn được khám phá và trải nghiệm cùng người nông dân qua bữa cơm, buổi làm vườn, thậm chí sống cùng họ vài ngày.

Kiến trúc trang trại và việc bảo tồn kiến trúc và văn hóa địa phương.

Dù đại đa số các nhà vườn đều có kiến trúc chính là nhà ở thông thường, nhưng vẫn có những điểm nhấn ở các nhà vườn quan tâm việc bảo tồn kiến trúc, đồ thủ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn khu vực đà lạt (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)