6. Kết cấu của luận văn
2.2. Điều kiện phát triển du lịch nông thôn khu vực Đà Lạt
2.2.2. Cộng đồng với phát triển DLNT
Cộng đồng dân cư là cơ sở cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch, đồng thời tạo môi trường cho hoạt động du lịch phát triển.
Về trình độ lao động tại các nhà vườn, có thể thấy đa số là lao động phổ thông, tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ đại học - cao đẳng cũng khá cao, chiếm 21,9 %. Cá biệt, có 0.3% lao động tại các nhà vườn có trình độ trên đại học. Đây cũng là một điểm mạnh của các nhà vườn tại Đà Lạt khi nguồn nhân lực có trình độ khá cao, thuận tiện trong viêc ứng dụng các công nghệ mới hay giao tiếp với du khách, mở rộng kinh
Hình 2.8 Trình độ lao động nông thôn khu vực Đà Lạt (n=103)
Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả, 2017
Tuy nhiên, đa số lao động tại các nhà vườn đều chưa được đào tạo về du lịch. Có chăng là một số ít nhà vườn như nhà vườn Cà phê Chồn, Rừng Hoa Đà Lạt, Vĩnh Tiến thì có bộ phận du lịch riêng và tuyển mộ những người được đào tạo về du lịch hoặc cho nhân viên theo học các khóa đào tạo ngắn hạn về du lịch.
Số lượng lao động tại các nhà vườn khá khác biệt tùy theo quy mô diện tích. Những nhà vườn quy mô nhỏ chủ yếu có từ 2 - 6 lao động. Các nông, trang trại có số lượng lao động lớn hơn nhiều, có trang trại có đến 400 lao động. Đa số là lao động toàn thời gian, chiếm đến 82,2 %. Chỉ có 21,8% là lao động thời vụ. Việc sử dụng nguồn nhân lực này trong hoạt động du lịch nhìn chung là khó khăn.
Năm 2015, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 66% tổng lao động của tỉnh Lâm Đồng, con số này cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung tại Việt Nam là 46.8%. Tỉ lệ này đã được giữ nguyên từ 2011 đến 2015. Phần đông trong số đó là nông dân trực tiếp làm việc tại các nhà vườn, nông, trang trại. Một số ít trong số họ được đào tạo trong các ngành liên quan đến nông nghiệp. [18, tr 132]
73.4% 21.9% 0.3% 4.4% Lao động phổ thông Đaị học, cao đẳng Trên đại học Trung cấp
Vì hầu hết các nhà vườn đều thuộc sở hữu hộ cá thể nên nguồn lao động toàn thời gian chỉ từ 2 đến 6 người, trình độ lao động phổ thông là chủ yếu, đảm nhận các công việc liên quan đến trồng trọt thuần túy tại vườn. Đây cũng chính là một tiềm năng thu hút khách, vì chính sự chân chất và gần gũi của những người trong gia đình nhà vườn sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ gần cho du khách, hơn ai hết họ hiểu rõ về mảnh vườn nhà mình, về cách thức trồng trọt, chăm bón cây trồng để từ đó có thể giới thiệu đến du khách những thông tin gắn liền thực tế. Mặt khác, đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch nếu tổ chức đào tạo bài bản và có kế hoạch.
Đây là một giá trị nội tại, làm nên sự khác biệt riêng của du lịch nông thôn. Chính cuộc sống của người dân làm vườn cùng những giá trị văn hóa riêng biệt của họ khiến cho trải nghiệm của du khách tại các vùng nông thôn trở nên phong phú, đặc biệt hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân trong địa phương sản xuất nông nghiệp, có sự am hiểu về các loài cây, hoa, có thể được khai thác làm nguồn lực cho du lịch.