Vốn xã hội trong việc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao năng lực, trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 81 - 87)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3.Vốn xã hội trong việc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao năng lực, trình

3.1. Vốn xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến, nâng

3.1.3.Vốn xã hội trong việc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao năng lực, trình

Bên cạnh việc tạo cơ hội giúp nguồn nhân lực trẻ có thể tiếp cận với công việc, phát triển năng lực làm việc tạo bƣớc nhảy trên con đƣờng thăng tiến sự nghiệp, vốn xã hội còn có vai trò trong quá trình bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cùng kĩ năng làm việc.

Biểu đồ 3.4: Mức độ chú trọng vào các yếu tố để có cơ hội đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn

Đơn vị: %

Biểu đồ cho thấy, nguồn nhân lực trẻ đánh giá khá cao mối quan hệ với các đồng nghiệp cùng cơ quan và cấp trên – hai yếu tố cốt lõi mà cá nhân rất

chú trọng khi muốn có đƣợc cơ hội tham gia các lớp bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cũng nhƣ kĩ năng làm việc. Tỷ lệ này dao động từ 79,4% đến 84,2%. Các yếu tố về mối quan hệ với đồng nghiệp ngoài cơ quan hay bạn bè chiếm tỷ lệ ít hơn, lần lƣợt là 49,4% và 41,4%. Trong khi đó, mối quan hệ trong gia đình/họ hàng khi đề cập đến cơ hội đƣợc đào tạo, nâng cao năng lực cũng đƣợc nguồn nhân lực trẻ khá chú trọng, chiếm trên ½ trong tổng số ngƣời tham gia khảo sát nghiên cứu (62%).

Bảng 3.1: Tỷ lệ tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực

Các lớp đào tạo, bồi dƣỡng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Khóa tập huấn về chuyên môn/nghiệp vụ 342 68,4

Học đến trình độ cao hơn 193 38,6

Khóa tập huấn về kỹ năng quản lý 150 30,0

Lớp bồi dƣỡng ngoại ngữ 130 26,0

Lớp bồi dƣỡng kỹ năng tin học 173 34,6

Khóa tập huấn về kỹ năng mềm 140 28,0

Lớp bồi dƣỡng chính trị 281 56,2

Khác 8 1,6

Tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực, trình độ bao gồm việc tham gia các lớp học chuyên môn, các khóa đào tạo về trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm hay các lớp bồi dƣỡng chính trị. Mục tiêu cao nhất của các khóa học nhằm nâng cao hiệu quả và kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực trẻ nhằm vụ vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Nhìn chung, tỷ lệ tham gia các lớp học đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ khá cao và có sự khác nhau ở mỗi khóa học cụ thể. Tỷ lệ lớp có số ngƣời từng tham gia đông nhất là khóa học về chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tới 68,4%, ít nhất là lớp bồi dƣỡng ngoại ngữ, chiếm 26% (không kể các khóa học nhỏ lẻ khác). Thời gian diễn ra các khóa học này cũng khác

nhau, ngắn hạn và dài hạn do tính chất và đặc trƣng mỗi khóa học. Cũng cần nói thêm rằng có sự khác biệt ở nữ giới và nam giới khi tham gia các khóa học tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao năng lực này.

Bảng 3.2: Tỷ lệ tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực phân theo giới tính

Giới tính Tập huấn chuyên môn Học cao hơn TH Kỹ năng quản lý Bồi dƣỡng Ngoại ngữ Bồi dƣỡng Tin học TH Kỹ năng mềm Bồi dƣỡng chính trị Khác Nam (211) Số lƣợng 148 82 64 51 71 52 129 3 Tỷ lệ (%) 70,1 38,9 30,3 24,2 33,6 24,6 61,1 1,4 Nữ (289) Số lƣợng 194 111 86 79 102 88 152 5 Tỷ lệ (%) 67,1 38,4 29,8 27,3 35,3 30,4 52,6 1,7

Theo kết quả bảng số liệu, tỷ lệ nữ giới tham gia vào các lớp đào tạo, khóa tập huấn cao hơn nam giới và ở mỗi một khóa tập huấn tỷ lệ này thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu giới tính của những ngƣời tham gia phỏng vấn ta thấy tỷ lệ nữ giới cũng cao hơn nam giới. Cụ thể, trong mẫu khảo sát, có đến 57,8% là nữ giới và 42,2% là nam giới, do đó sự chênh lêch về tỷ lệ nữ giới và nam giới khi tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn phần nào đƣợc lý giải.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các khóa tập huấn về chuyên môn/nghiệp vụ và các lớp bồi dƣỡng chính trị có tỷ lệ ngƣời tham gia nhiều nhất. Đây thƣờng là hai khóa tập huấn nhiều và phổ biến nhất trong khung chƣơng trình đạo tạo, bồi dƣỡng dành cho các cán bộ tại các cơ quan hành

chính sự nghiệp nhà nƣớc. Đối với các khóa tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, có 70,1% số ngƣời tham gia là nữ giới và 67,1% là nam giới. Sự chênh lệch ở đây không cao, đặc biệt khi nhìn vào sự chênh lệch trong cơ cấu giới tính của những ngƣời đƣợc trƣng cầu ý kiến. Tiếp theo, đối với các lớp bồi dƣỡng chính trị, tỷ lệ nữ giới tham gia là 52,6% và nam giới là 61,1%. Nhìn cơ học ta thấy tỷ lệ nam giới tham gia nhiều hơn nữ giới nhƣng số lƣợng nữ giới tham gia lại nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, tỷ lệ số ngƣời học cao lên ở nam giới và nữ giới cũng có sự khác biệt mặc dù không nhiều, lần lƣợt ở nam giới là 38,9% và nữ giới là 38,4%. Đối với các lớp/khóa tập huấn, đào tạo còn lại là khóa tập huấn về kỹ năng quản lý, lớp bồi dƣỡng ngoại ngữ, lớp bồi dƣỡng kỹ năng tin học, khóa tập huấn về kỹ năng mềm đều có sự tham gia của nam giới và nữ giới, và tỷ lệ số ngƣời tham gia ở những lớp đào tạo này không có sự chênh lệch nhiều.

Bên cạnh sự khác biệt phân theo giới tính, cũng có sự khác biệt về tỷ lệ số ngƣời tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực phân theo trình độ học vấn.

Bảng 3.3: Tỷ lệ tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực phân theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Tập huấn chuyên môn (P=0,018) Học trình độ cao hơn (P=0,042) Bồi dƣỡng chính trị (P=0,00) Phổ thông trung học Số lƣợng 21 16 21 Tỷ lệ (%) 87,5 66,7 87,5 Trung cấp nghề Số lƣợng 33 17 19 Tỷ lệ (%) 61,1 31,5 35,2 Cao đẳng/Đại học Số lƣợng 264 145 218 Tỷ lệ (%) 68,0 37,4 56,2 Sau đại học Số lƣợng 18 11 16 Tỷ lệ (%) 75 45,8 66,7

Đa số những ngƣời tham gia khảo sát có trình độ cao đẳng/đại học, chiếm 77,6%, còn lại là những ngƣời có trình độ học vấn trung cấp nghề (10,8%), phổ thông trung học, sau đại học (đều bằng 4,8%). Nhìn trên bảng số liệu ta thấy có sự khác biệt phân theo trình độ học vấn của các cá nhân khi tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn. Số ngƣời có trình độ học vấn cao đẳng/đại học tham gia nhiều nhất vào các khóa đào tạo, tập huấn và tỷ lệ tham gia ở mỗi khóa đào tạo là khác nhau. Cụ thể, có 68% số ngƣời tham gia vào các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, 37,4% số ngƣời tiếp tục các chƣơng trình học lên cao và 56,2% đã từng tham gia vào các lớp bồi dƣỡng chính trị. Tƣơng tự, ở những ngƣời có trình độ học vấn phổ thông trung học, trung cấp nghề, sau đại học cũng có tham gia vào các khóa tập huấn khác nhau và tỷ lệ tham gia cũng khác nhau.

Nhìn chung, nguồn nhân lực trẻ hai phƣờng Tự An và Thắng Lợi đều đã từng có cơ hội tham gia ít nhất một khóa tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, nguồn thông tin về các khóa tập huấn, đào tạo mà nguồn nhân lực trẻ biết đƣợc lại rất đa dạng, từ ngƣời thân, họ hàng, đồng nghiệp, thậm chí là hàng xóm.

Bảng 3.4: Nguồn cung cấp thông tin về các khóa tập huấn

Nguồn cung cấp thông tin Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Bản thân tự tìm hiểu 131 26,2 Gia đình 22 4,4 Họ hàng 10 2,0 Bạn bè 61 12,2 Đồng nghiệp 234 46,8 Những ngƣời quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc 240 48,0 Hàng xóm 9 1,8 Khác 16 3,2

Trong quá trình tuyển dụng, tìm kiếm việc làm các mạng lƣới xã hội thân thuộc nhƣ họ hàng, gia đình có vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông

tin, hỗ trợ cá nhân tham gia thi, xét tuyển. Tuy nhiên, đối với các thông tin về các khóa tập huấn sau đó thì đây không phải là những ngƣời cung cấp thông tin chính cho các cá nhân mà phải là đồng nghiệp, những ngƣời làm cũng lĩnh vực nghề nghiệp với cá nhân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nguồn nhân lực trẻ hai phƣờng chủ yếu biết thông tin về các khóa tập huấn từ đồng nghiệp (46,8%) và những ngƣời quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc (48%) là chủ yếu. Điều này là đúng so với thực tế bởi họ là những ngƣời làm cũng trong một lĩnh vực, họ hiểu và biết đƣợc các công việc của nhau, do đó khả năng nắm bắt thông tin về các khóa tập huấn, đào tạo bao giờ cũng nhanh và chính xác nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm đáng lƣu ý khác là tỷ lệ số ngƣời tự tìm hiểu thông tin về các khoá tập huấn, tỷ lệ này chiếm 26,2% - tuy không nhiều nhƣng con số này cũng cho thấy đƣợc ý thức mong muốn nâng cao, bồi dƣỡng năng lực cũng nhƣ kỹ năng làm việc của các cá nhân. Trong khi đó, số ngƣời biết đến các khóa tập huấn thông qua bạn bè là 12,2%, tiếp đến là gia đình 4,4%, họ hàng 2,0%, thậm chí là hàng xóm mặc dù tỷ lệ này rất ít 1,8%.

Tóm lại, vốn xã hội có vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, là bàn đạp trên con đường thăng tiến sự nghiệp của mỗi cá nhân. Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng và sự cần thiết của bằng cấp chuyên môn, năng lực làm việc trong quá trình tuyển dụng hay trong môi trường làm việc nhưng rõ ràng mạng lưới xã hội càng rộng thì cơ hội việc làm càng dễ hơn với mỗi cá nhân. Bản thân nguồn nhân lực trẻ cũng nhận thức như vậy và đánh giá cao tầm quan trọng trong các mối quan hệ với gia đình/họ hàng và bạn bè khi tìm kiếm việc làm. Khi muốn được cân nhắc vào một vị trí tốt hơn họ cũng rất chú trọng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên và những người thân trong gia đình, họ hàng. Đồng nghiệp và những người làm cùng lĩnh vực công việc cũng là những người cung cấp thông tin chủ yếu về các khóa tập huấn, lớp đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực trẻ. Ngoài ra, có sự khác biệt về số người

tham gia vào các khóa tập huấn, đào tạo phân theo giới tính cũng như trình độ học vấn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Dưới góc độ xã hội học, Halpern nhìn nhận vốn xã hội như một yếu tố để có thể đạt được những mục tiêu cụ thể mà nếu không có vốn xã hội thì không thể đạt được (Halpern, 2005). Điều này là đúng khi đánh giá vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ nói chung và vốn xã hội trong quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và là nấc thang trên con đường thăng tiến nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 81 - 87)